YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 16: Hỗn hợp các chất


HOC247 xin chia sẻ với các bạn Bài 16: Hỗn hợp các chất. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chất tinh khiết và hỗn hợp

- Chất tinh khiết

+ Là vật thể chỉ chứa 1 chất duy nhất và có những tính chất xác định

Ví dụ: Bình khí oxygen chỉ chưa một chất là oxygen. Oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC

- Hỗn hợp

+ Là vật thể chứa 2 hay nhiều chất khác nhau, tính chất của hỗn hợp thay đổi tùy thuộc vào thành phần các chất có trong hỗn hợp

Ví dụ: Cốc nước đường, ngoài nước còn có đường. Có ít đường thì sẽ ngọt thanh, nhiều đường thì sẽ ngọt sắc

1.2. Dung dịch

- Là 1 hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

Ví dụ: khi hòa tan đường vào trong nước, sau khi khuấy đều chúng tạo thành hỗn hợp đồng nhất chứa nước và đường. Trong đó

+ Đường là chất tan

+ Nước là dung môi

+ Nước đường là dung dịch

1.3. Huyền phù và nhũ tương

- Huyền phù: gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng.

Ví dụ: nước phù sa, nước bột màu…

- Nhũ tương:  gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác

Ví dụ: hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn)

- Huyền phù và nhũ tương là những hỗn hợp không đồng nhất, thường không trong suốt

1.4. Sự hòa tan các chất

1.4.1. Khả năng tan của các chất

- Các chất rắn, lỏng, khí đều có thể bị hòa tan để tạo thành dung dịch. Tuy nhiên, với cùng một dung môi, có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan

Ví dụ: đường tan nhiều, đá vôi hầu như không tan

1.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự hòa tan

- Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng và các chất khí thì ngược lại

- Ngoài ra quá trình hòa tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn

Bài tập minh họa

Câu 1. Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì có gọi là huyền phù không?

Hướng dẫn giải

Theo định nghĩa về huyền phù, là gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng.

→ Khi hòa tan muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết sẽ bị lắng xuống đáy chứ không lơ lửng trong lòng chất lỏng nên không phải là huyền phù.

Câu 2. Lấy ví dụ trong thực tế cho thấy chất rắn, chất lỏng, chất khí tan trong nước?

Hướng dẫn giải

Chất rắn: gia vị, mì chính… Chất lỏng: giấm, rượu…Chất khí: khí oxygen…

Câu 3. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?

Hướng dẫn giải

Tăng nhiệt độ, nghiền nhỏ, khuấy đều.

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Học sinh nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.
  • Học sinh thực hiện một số thí nghiệm để nhận ra dung môi, dung dịch, chất tan và chất không tan.
  • Học sinh phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất, dung dịch và huyền phù, nhũ tương qua quan sát.
  • Học sinh nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước. Lấy được ví dụ về sự hòa tan của các chất trong nước.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. có tính chất khó xác định.
    • B. có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần.
    • C. chỉ có một chất duy nhất.
    • D. chứa từ hai chất trở lên.
    • A. Thép, nước đường, muối.
    • B. Đinh sắt, oxygen, nước tính khiết.
    • C. Nước chanh, gang, thép.
    • D. Nước cam, thìa bạc, không khí.
    • A. Hỗn hợp nước và bột mì.
    • B. Hỗn hợp nước và đường.
    • C. Hỗn hợp nước và cát.
    • D. Hỗn hợp nước và dầu ăn.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 56 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 56 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Hoạt động mục 2 trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Hoạt động mục 3 trang 57 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 4 trang 58 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời hoạt động mục 4 trang 58 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 4 trang 59 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi Em có thể trang 59 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.1 trang 27 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.2 trang 27 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.3 trang 27 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.4 trang 27 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.5 trang 27 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.6 trang 27 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.7 trang 28 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.8 trang 28 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.9 trang 28 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16.10 trang 29 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 16 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON