Phần hướng dẫn giải bài tập Hình học 11 Chương 1 Bài 2 Phép tịnh tiến sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Hình học 11 Cơ bản và Nâng cao.
-
Bài tập 1 trang 7 SGK Hình học 11
Chứng minh rằng: \(M'=T_{\vec{v}}(M) \Leftrightarrow M = (M')\)
-
Bài tập 2 trang 7 SGK Hình học 11
Cho tam giác ABC có G là trọng tâm. Xác định ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow{AG}.\) Xác định điểm D sao cho phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow{AG}\) biến D thành A.
-
Bài tập 3 trang 7 SGK Hình học 11
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ \(\vec v = ( -1;2),\) hai điểm \(A(3;5), B( -1; 1)\) và đường thẳng d có phương trình \(x-2y+3=0\).
a. Tìm tọa độ của các điểm A', B' theo thứ tự là ảnh của A, B qua phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v \).
b. Tìm tọa độ của điểm C sao cho A là ảnh của C qua phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v \).
c. Tìm phương trình của đường thẳng d' là ảnh của d qua phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v \).
-
Bài tập 4 trang 7 SGK Hình học 11
Cho hai đường thẳng a và b song song với nhau. Hãy chỉ ra một phép tịnh tiến biến a thành b. Có bao nhiêu phép tịnh tiến như thế?
-
Bài tập 1.1 trang 10 SBT Hình học 11
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho \(\overrightarrow v = \left( {2; - 1} \right)\), điểm M(3;2). Tìm tọa độ của các điểm A sao cho :
a) \(A = {T_{\overrightarrow v }}(M)\);
b) \(M = {T_{\overrightarrow v }}(A)\).
-
Bài tập 1.2 trang 10 SBT Hình học 11
Trong mặt phẳng Oxy cho \(\overrightarrow v = \left( { - 2;1} \right)\), đường thẳng d có phương trình 2x−3y+3 = 0, đường thẳng d1 có phương trình 2x−3y−5 = 0.
a) Viết phương trình của đường thẳng d′ là ảnh của d qua \({T_{\overrightarrow v }}\).
b) Tìm tọa độ của \(\overrightarrow w\) có giá vuông góc với đường thẳng d để d1 là ảnh của d qua \({T_{\overrightarrow w }}\).
-
Bài tập 1.3 trang 10 SBT Hình học 11
Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 3x−y−9 = 0. Tìm phép tịnh tiến theo vectơ có phương song song với trục Ox biến d thành đường thẳng d′ đi qua gốc tọa độ và viết phương trình đường thẳng d′.
-
Bài tập 1.4 trang 10 SBT Hình học 11
Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình x2+y2−2x+4y−4 = 0. Tìm ảnh của (C) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = ( - 2;5)\).
-
Bài tập 1.5 trang 10 SBT Hình học 11
Cho đoạn thẳng AB và đường tròn (C) tâm O, bán kính r nằm về một phía của đường thẳng AB. Lấy điểm M trên (C), rồi dựng hình bình hành ABMM′. Tìm tập hợp các điểm M′ khi M di động trên (C).
-
Bài tập 1 trang 9 SGK Hình học 11 NC
Qua phép tịnh tiến T theo vecto đường thẳng d biến thành đường thẳng d’. Trong trường hợp nào thì : d trùng d’ ? d song song với d’ ? d cắt d’ ?
-
Bài tập 2 trang 9 SGK Hình học 11 NC
Cho hai đường thẳng song song a và a’. Tìm tất cả những phép tịnh tiến biến a thành a’.
-
Bài tập 3 trang 9 SGK Hình học 11 NC
Cho hai phép tịnh tiến \({T_{\overrightarrow u }}\) và \({T_{\overrightarrow v }}\) với điểm M bất kì, \({T_{\overrightarrow u }}\) biến M thành điểm M’,\({T_{\overrightarrow v }}\) biến M’ thành điểm M”. Chứng tỏ rằng phép tịnh tiến biến M thành M” là một phép tịnh tiến.
-
Bài tập 4 trang 9 SGK Hình học 11 NC
Cho đường tròn (O) và hai điểm A, B. Một điểm M thay đổi trên đường tròn (O). Tìm quỹ tích điểm M’ sao cho \(\overrightarrow {MM'} + \overrightarrow {MA} = \overrightarrow {MB} \)
-
Bài tập 5 trang 9 SGK Hình học 11 NC
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , với α, a, b là những số cho trước, xét phép biến hình F biến mỗi điểm M(x; y) thành điểm M′(x′;y), trong đó
\(\left\{ \begin{array}{l}
x\prime = xcos\alpha - ysin\alpha + a\\
y\prime = xsin\alpha + ycos\alpha + b
\end{array} \right.\)a. Cho hai điểm M(x1; y1), N(x2; y2) và gọi M', N' lần lượt là ảnh của M,N qua phép F. Hãy tìm tọa độ của M' và N'
b. Tính khoảng cách d giữa M và N; khoảng cách d' giữa M' và N'
c. Phép F có phải là phép dời hình hay không ?
d. Khi α = 0, chứng tỏ rằng F là phép tịnh tiến
-
Bài tập 6 trang 9 SGK Hình học 11 NC
Trong mặt phẳng tọa độ , xét các phép biến hình sau đây:
- Phép biến hình F1 biến mỗi điểm M(x; y) thành điểm M′(y; −x)
- Phép biến hình F2 biến mỗi điểm M(x; y) thành điểm M′(2x; y)
Trong hai phép biến hình trên, phép nào là phép dời hình ?