Qua nội dung bài giảng Thực hành: Lên men môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu tiến hành thực hành: Lên men ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: nói nấu, lọ đựng sữa chua, muỗng, dao, thùng xốp, vại, bình thuỷ tinh, lò nướng.
- Nguyên liệu: muối ăn, đường trắng, vitamin C (hoặc giấm gạo, nước cốt chanh), bơ.
- Mẫu vật: sữa đặc hoặc sữa tươi, hộp sữa chua làm men giống, bột mì, một số loại rau cải, các loại củ (cà rốt, cải, hành, kiệu,...), các loại quả để làm dưa chua (cả pháo, dưa chuột, vả, sung, mít,...) và trái cây (nho, dâu, táo, ổi, nhãn, xoài, mơ, mận,...).
1.2. Cách tiến hành
a. Tạo tình huống
Em đã từng sử dụng sữa chua, dưa cải, cà pháo muối chua,... nhưng chưa tự tay làm nó. Khi học môn Sinh học 10, giáo viên yêu cầu em phải tự mình thực hiện các sản phẩm này theo quy trình và phải quay phim lại toàn bộ quá trình làm để thể hiện chính năng lực của em. Vậy em cần thực hiện như thế nào để tạo được các sản phẩm này đạt chất lượng ngay từ lần làm đầu tiên?
b. Xác định vấn đề
- Thảo luận các câu hỏi sau: Sữa chua, dưa chua... được tạo ra bằng cách nào? Những nguyên liệu nào có thể sử dụng để tạo ra sản phẩm lên men? Nguyên lí chung của việc lên men các sản phẩm trong đời sống hàng ngày là gì? Đôi khi làm sữa chua, dưa chua, không thành công (sữa chua không chua hoặc bị thổi, dưa chua bị hỏi,..). Hãy giải thích nguyên nhân.
- Xác định vấn đề cần giải quyết: Nguyên lí chung của việc lên men; Quy trình thực hiện lên men một số sản phẩm (sữa chua, dưa chua, rượu, nước trái cây lên men, bánh mì,...).
- Nêu các thác mác, muốn biết về quá trình tạo ra sản phẩm lên men trong đời sống hàng ngày.
- Thảo luận về tiêu chí đánh giá sản phẩm lên men (quy trình thực hiện; lựa chọn nguyên liệu đảm bảo an toàn, rẻ, dễ kiếm; chất lượng sản phẩm; hình thức đẹp; tính sáng tạo;..).
c. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
Tìm hiểu quy trình lên men một số sản phẩm trong đời sống hằng ngày
Quy trình làm sữa chua
- Bước 1: Tạo nguyên liệu để lên men.
+ Pha một hộp sữa đặc có đường 380 mL với khoảng 1000 mL nước sôi sao cho sữa ngọt vừa uống (có thể dùng sữa tươi có đường đun nóng lên).
- Bước 2: Cây giống và lên men tạo sữa chua.
+ Để nguội sữa khoảng 40 °C và cho một hộp sữa chua làm men giống vào và khuấy đều.
+ Rót hỗn hợp sữa nguyên liệu đã cấy giống vào dụng cụ đựng (lọ, hộp,..) đậy kín nắp, đặt vào thùng xốp có chứa nước ấm khoảng 40 °C (nước ngập 2/3 lọ sữa) và ủ trong khoảng thời gian 6 – 8 giờ.
Thực hành làm sữa chua
Chú ý 1. Tiệt trùng tất cả dụng cụ làm sữa chua bằng nước sôi trong khoảng 2 – 3 phút. 2. Có thể cho thêm sữa tươi không đường vào sữa nguyên liệu. 3. Khuấy sữa nguyên liệu theo một chiều nhất định để tránh tạo bọt. |
- Bước 3: Thu nhận và bảo quản sữa chua.
+ Kiểm tra sữa chua thành phẩm (sữa chua có màu trắng sữa, mịn, sệt, có mùi thơm của sữa và vị chua nhẹ).
+ Bảo quản sữa chua ở nhiệt độ từ 2 – 8 °C (cho vào ngăn mát tủ lạnh)
Quy trình muối chua rau, củ, quả
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.
+ Có thể sử dụng các loại rau cải, củ, quả để làm dưa chua. Rửa sạch nguyên liệu, sơ chế (cắt rau cải thành đoạn ngắn; gọt vỏ củ, quả và cắt thành lát mỏng, ngắn).
- Bước 2: Lên men.
+ Cho nguyên liệu đã xử lí vào vại, hũ sành hoặc lọ thuỷ tinh, đồ ngập dung dịch nước muối 5 – 6 % (đun sôi để ẩm), nên kì khi. chặt, đậy kín và đặt ở nơi ẩm, nhiệt độ khoảng 28 – 30 °C. Bước 3: Thu nhận và bảo quản.
+ Sau khoảng thời gian 2 – 3 ngày, kiểm tra sản phẩm (ăn có vị chua, giòn, có mùi thơm, rau có màu vàng đặc trưng...), loại bớt nước và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Thực hành làm dưa chua
Chú ý 1. Tiệt trùng tất cả dụng cụ làm dưa chua bằng nước sôi trong thời gian 2 – 3 phút. 2. Có thể phơi hẻo nguyên liệu để làm mất nước, dưa chua sẽ giòn hơn. 3. Cần nên chặt để đưa cái không nổi lên mặt nước nhằm đảm bảo quá trình lên men Có thể tăng nồng độ muối để hạn chế quá trình lên men, tăng thời gian bảo quản ở nhiệt độ thưởng. |
Quy trình lên men trái cây (nho, ổi, nhãn, xoài,..)
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.
+ Rửa sạch trái cây bằng nước muối loãng, cắt nhỏ, bỏ cuống, hạt. Trộn trái cây với đường theo tỉ lệ khoảng 3 phần trái : 1 phần đường
Chú ý Có thể ép lấy dịch nước trái cây và bổ sung đường để để lên men. Không nên đậy nắp qu kín khi ủ, nên để cho khí CO, thoát ra ngoài. |
- Bước 2: Lên men.
+ Cho hỗn hợp vào bình thuỷ tinh, đậy kín và đặt nơi thoáng mát. Trong vài tuần, vi khuẩn sẽ lên men rượu. Tiếp tục ủ khoảng 3 – 4 tháng để quá trình lên men được triệt để. Bước 3: Thu nhận và bảo quản.
+ Khi dịch lên men có màu trong và mùi thơm nồng đặc trưng thì lọc vào chai, bỏ phần cặn bã và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Quy trình sản xuất bánh mì thủ công
- Bước 1: Nhào bột.
+ Trộn bột mì với nước và các chất phụ gia theo tỉ lệ so với bột khô: nước (65 – 75 %), muối (1–1,5 %), vitamin C (0,3 – 0,5 %). Nhào bột cho đều với các chất phụ gia và thấm nước, tạo thành khối bột đồng nhất.
+ Cho men (1 – 1,5 %), dầu ăn hoặc bơ (1 – 1,5 %) vào khối bột và nhồi kĩ cho men tr
Bước 2: Chia bột và về tròn.
+ Chia khối bột dẻo thành các phần bằng nhau.
+ Về tròn theo các hình khối tuỳ thích.
Chú ý 1. Không để muốn tiếp xúc với men, sẽ làm men hồng 2. Có thể sử dụng giấm gạo hoặc nước cốt chanh để 3. Có thể ù khối bột khoảng 40 phút, sau đó khi chia, vê tròn và tiếp tục ủ khoảng 20 phút. 4. Có thể để khay nước ở trong lò nướng hoặc phun nước lên bánh để tạo độ ẩm. Dùng dao để rạch bánh mì trước khi nướng để bánh nữ dễ hơn. |
- Bước 3: Lên men.
+ Ủ các phần bột bánh mì đã về tròn và tạo hình ở thay cho vitamin C. nhiệt độ khoảng 30 – 35 °C trong thời gian khoảng 1 giờ.
- Bước 4: Nướng bánh mì.
+ Cho khối bột đã định hình vào lò nướng với nhiệt độ khoảng 200 – 280 °C.
+ Quan sát và lấy bánh mì ra khi đã chín vàng
Đề xuất giải pháp
Thảo luận và đề xuất giải pháp.
Từ các gợi ý trên, hãy đề xuất quy trình phù hợp nhất để tạo ra sản phẩm lên men đáp ứng các tiêu chí đã đề ra:
Chọn nguyên liệu: Sử dụng nguyên liệu nào và sử dụng như thế nào? Chọn quá trình lên men: Cần điều kiện nào để vi sinh vật lên men? Kích thước dụng cụ ủ và cách
bảo quản sản phẩm như thế nào? Thiết kế quy trình lên men phù hợp với điều kiện thực tiễn.
d. Lựa chọn giải pháp
- Trình bày và giải thích quy trình lên men đã đề xuất.
- Góp ý, nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bản thiết kế.
e. Thực hành tạo sản phẩm và đánh giá
- Thực hành tạo sản phẩm lên men theo quy trình đã thiết kế.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm lên men.
- Đánh giá sản phẩm: Dựa vào bảng các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã thống nhất ở mục 2. Xác định vấn đề. chính ng tạo
f. Viết báo cáo, chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
- Hãy viết và trình bày báo cáo theo mẫu.
- Nội dung cần điều chỉnh và đề xuất phương án điều chỉnh.
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH Thứ ... ngày ... tháng...năm ... Nhóm: ... Lớp:... Tên sản phẩm lên men. ... 1. Chuẩn bị 2. Bản thiết kế quy trình lên men 4. Kết quả sản phẩm lên men 5. Tự đánh giá 6. Rút kinh nghiệm |
Bài tập minh họa
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Thứ ... ngày ... tháng ... năm...
Nhóm: ... Lớp: ... Họ và tên thành viên: ...
Tên sản phẩm lên men: Sữa chua
1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: nồi nấu, lọ đựng sữa chua, muỗng, thùng xốp, bình thuỷ tinh.
- Nguyên liệu: muối ăn, đường trắng.
- Mẫu vật: sữa đặc hoặc sữa tươi, hộp sữa chua làm men giống.
2. Bản thiết kế quy trình lên men
- Bước 1: Tạo nguyên liệu để lên men.
+ Pha một hộp sữa đặc có đường 380ml với khoảng 1000 ml nước sôi sao cho sữa ngọt vừa uống (có thể dùng sữa tươi có đường đun nóng lên).
- Bước 2: Cấy giống và lên men tạo sữa chua.
+ Để nguội sữa khoảng 40°C và cho một hộp sữa chua làm men giống vào và khuấy đều.
+ Rót hỗn hợp sữa nguyên liệu đã cấy giống vào dụng cụ đựng (lọ, hộp...) đậy kín nắp, đặt vào thùng xốp có chứa nước ấm khoảng 40 °C (nước ngập 2/3 lọ sữa) và ủ trong khoảng thời gian 6 – 8 giờ.
- Bước 3: Thu nhận và bảo quản sữa chua.
+ Kiểm tra sữa chua thành phẩm (sữa chua có màu trắng sữa, chua nhẹ).
Bảo quản sữa chua ở nhiệt độ từ 2 - 8 °C (cho vào ngăn mát)
4. Kết quả sản phẩm lên men
- Sữa chua có màu trắng sữa, có mùi thơm đặc trưng và có vị ngọt và chua nhẹ.
5. Tự đánh giá
- Tự đánh giá sản phẩm: Đạt
6. Rút kinh nghiệm
- Ủ sữa chua trong thời gian quy định 8h sẽ thu được hương vị sữa ngon nhất.
- Sữa chua ngon hơn sau khi bảo quản lạnh.
Luyện tập Bài 28 Sinh học 10 CTST
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Tạo ra được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì,...).
- Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong lên men (sữa chua, dưa chua, bánh mì,...).
3.1. Trắc nghiệm Bài 28 Sinh học 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 1-3 ngày
- B. 3-5 ngày
- C. 5-7 ngày
- D. 7-11 ngày
-
Câu 2:
Men rượu thì?
- A. nhạy cảm với oxit lưu huỳnh
- B. có khả năng chống lại oxit lưu huỳnh
- C. cho thấy sản xuất enzyme tăng cường với sự hiện diện của oxit lưu huỳnh
- D. không có cái nào ở trên
-
- A. 10-21 ° C
- B. 21-30 ° C
- C. 30-35 ° C
- D. 15-25 ° C
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 28 Sinh học 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Báo cáo kết quả thực hành trang 137 Sinh học 10 SGK Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.1 trang 85 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.2 trang 85 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.3 trang 85 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.4 trang 85 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.5 trang 86 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.6 trang 86 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.7 trang 86 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.8 trang 86 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.9 trang 86 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.10 trang 87 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.11 trang 87 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.12 trang 87 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.13 trang 87 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.14 trang 87 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.15 trang 87 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.18 trang 87 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.19 trang 87 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 28.20 trang 87 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 28 Sinh học 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 10 HỌC247