YOMEDIA
NONE

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 23: TH: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật


Qua nội dung bài giảng TH: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về Khái quát về vi sinh vật ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

a. Mẫu vật

- Một số chủng vi sinh vật: Dịch nuôi cấy hoặc môi trường lỏng chứa chủng vi sinh vật cần phân tích.

- Một số dung dịch chỉ định nuôi cấy vi khuẩn đã được đồng nhất.

+ Dung dịch nuôi cấy bề mặt là môi trường rắn: dung dịch mẫu chứa thạch (từ 1,5 – 2 %) trong ống thạch nghiêng hay trong đĩa petri.

+ Dung dịch nuôi cấy sâu trong môi trường rần: dung dịch mẫu trong ống nghiệm thạch sâu chứa thach mém (0,5-0,7%).

Hình 23.1. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm

b. Dụng cụ cấy

- Que cấy thẳng: Que cấy kim loại có đầu nhọn, dùng để cấy vi khuẩn có tạo khuẩn ti.

- Que cấy móc: Đây là que cây có đầu vuông góc, dùng để cấy vi khuẩn có tạo khuẩn ti.

- Que cấy vòng: Là que cấy kim loại đầu có vòng tròn, dùng cấy chủng từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng.

- Que cấy trang: Là que bằng kim loại hay thuỷ tinh, đầu hình tam giác, rán. Sự hội tụi dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rán.

Hinh 23.2. Các loại que cấy

- Ống hút thuỷ tinh: Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn cần thiết lên bề mặt môi trường rắn hoặc vào môi trường lỏng.

- Đầu tăm bông vô trùng: Dùng để cấy giống từ môi trường lỏng lên bề mặt của môi trường rắn. Hoá chất:

- Môi trường nuôi cấy vi sinh vật có sẵn: thạch đĩa, thạch đứng, thạch nghiêng hoặc môi trường lỏng.

1.2. Các phương pháp phân lập, nuôi cấy vi khuẩn

a. Kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri

Bước 1: Dùng que cấy vòng thao tác vô trùng nhúng vào dịch mẫu để có các vi khuẩn muốn phản lập (xem thao tác (1), (2) ở Hình 23.3).

Bước 2: Ria các đường trên đĩa petri có chứa môi trường thạch thích hợp. Sau mỗi đường ria liên tục, đốt khử trùng que cấy và làm nguội trước khi thực hiện thao tác tiếp theo (xem thao tác (3), (4), (5), (6) ở Hình 23.3).

Bước 3: Lật ngược đĩa và ủ ở nhiệt độ, thời gian thích hợp trong tủ ấm (xem thao tác (7), (8) ở Hình 23.3).

Hình 23.3. Các bước thao tác trong kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri

b. Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống nghiệm chứa môi trường lỏng

Bước 1: Vô trùng que cấy.

- Đốt nóng đỏ đầu que cấy trên ngọn lửa đèn cồn, hơ nhẹ phần cản, rồi cầm thẳng đứng que cấy cho que cấy nóng đều.

- Tay thuận cấm que cấy và làm nguội que cấy lập đầu que cấy vào thành ống nghiệm cho nguội).

Bước 2: Lấy sinh khối ra khỏi ống dịch mẫu.

- Tay không thuận cầm ống nghiệm chứa dịch mẫu. Dùng ngón út của tay thuận xoay nhẹ để mở nút bông, sau khi mở nút bông, xoay miệng ống nghiệm qua ngọn lửa đèn cồn và đưa que cấy đã khử trùng vào bên trong ống nghiệm.

- Nhúng que cấy vào môi trường lỏng, rút thẳng que cấy ra (không để dính vào thành và miệng ống nghiệm) để thu sinh khối. Hơ nóng miệng ống nghiệm và đậy nút bông lại rồi đặt ống nghiệm vào giá đỡ.

Bước 3: Cây giống vi khuẩn vào môi trường lỏng mới. • Đầu quế cây vi khuẩn được giữ ở vùng không khí vô trùng gần ngọn đèn cồn.

- Dùng tay không thuận lấy ống nghiệm chứa môi trường mới rồi mở nút bông và khử trùng miệng ống nghiệm.

- Đưa đầu que cấy vào bên trong môi trường, nhúng và khuấy nhẹ nhàng que cấy trong dịch môi trường để tách sinh khối ra khỏi đầu que cấy.

- Rút thẳng đầu que cấy ra. Khử trùng que cấy ngay sau khi cấy xong.

- Khử trùng miệng ống nghiệm và đậy nút bông lại.

c. Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống thạch nghiêng

Phương pháp này tiến hành tương tự như trên, nhưng có khác biệt ở BƯỚC 3:

- Trên bề mặt thạch nghiêng đặt nhẹ đầu que cấy từ đáy ống nghiệm, cấy theo hình chữ chỉ lên đến đấu trên ống nghiệm.

Hình 23.4. Kĩ thuật cấy trên ống thạch nghiêng

d. Kĩ thuật cấy trang

Hình 23.5. Kĩ thuật cây trang

Là kĩ thuật chuyển 0,1 mL dịch canh khuẩn lên trên bề mặt môi trường thạch trong đĩa petri bằng micropipette.

Bước 1: Vô trùng thanh gạt (que cấy trang).

- Những đầu thanh gạt vào cồn và hơ qua ngọn lửa đèn cồn để khử trùng.

- Để đầu thanh gạt nguội trong không gian vô trùng của ngọn lửa.

Bước 2: Lấy vi sinh vật trong dịch mẫu bằng micropipette (xem trong kĩ thuật cấy bằng micropipette).

- Mở đĩa petri, bơm dịch vi khuẩn từ micropipette lên mặt thạch.

- Nhẹ nhàng đặt thanh gạt lên bề mặt thạch của đĩa petri. Dùng đầu thanh gạt trải đều dịch vi khuẩn lên trên bề mặt thạch. Trong quá trình thực hiện trải vì sinh vật nên xoay đĩa một vài lần, mỗi lần khoảng nửa chu vi đĩa để tạo điều kiện cho thanh gạt trải dịch vi khuẩn đều khắp bề mặt môi trường.

Hình 23.6. Thao tác trải vi sinh vật

Bước 3: Ủ vi sinh vật.

- Lật ngược đĩa và ủ ở nhiệt độ, thời gian thích hợp trong tủ ổn nhiệt.

e. Cây giống từ môi trường lỏng bằng micropipette đầu rời

Ưu điểm: Micropipette đầu rời cho phép thao tác chính xác với những dung tích nhỏ và tiện dụng khi thao tác trong môi trường vô trùng.

Yêu cầu kĩ thuật:

- Khi sử dụng micropipette đầu rời đề cấy chuyển dịch giống thì cần phải tiến hành trong không gian vô trùng của ngọn lửa đèn cồn trong tủ cấy.

- Mỗi micropipette đầu rời đều có giới hạn dung tích thao tác cho phép nhất định nên cần chọn micropipette đầu rời thích hợp cho phạm vi thao tác.

- Mỗi micropipette đầu rời có hai nấc: Nắc 1 sử dụng khi hút dung dịch; nấc 2 (vượt quá nắc 1) dùng để bơm dung dịch ra khỏi đầu tip.

Thao tác cấy vi khuẩn:

Bước 1: Chuẩn bị micropipette.

- Tay thuận cầm micropipette đầu rời, tay không thuận mở hộp chứa đầu tip vô trùng. Sau đó, cầm đầu micropipette vào đầu tip.

- Đầu micropipette và đầu tip cần phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối để tránh nhiễm khuẩn.

Hình 23.7. Micropipette đầu rời cho phép thao tác chính xác với những dung tích nhỏ

Bước 2: Lấy vi khuẩn trong dịch mẫu.

- Dùng tay trái giữ ống nghiệm hay bình chứa dịch giống vi sinh vật.

- Dùng ngón út, áp út của tay thuận đang giữ micropipette để kẹp giữ và mở nút bông, sau đó hơ nóng khử trùng miệng ống nghiệm hoặc bình chứa.

- Đưa đầu tip vô trùng vào bên trong dịch giống rồi hút lấy dung tích cần thiết.

- Sau đó, rút đầu tip ra khỏi miệng bình chứa, khử trùng miệng bình chứa và đậy nút bông lại (nút bông vẫn đang được giữ ở ngón út và áp út tay thuận).

Hình 23.8. Kĩ thuật micropipette

Bước 3: Cây vi khuẩn vào dịch mới.

- Đầu tip có chứa vi sinh vật cần được giữ ở vùng không khí vô trùng gần ngọn đèn cồn.

- Dùng tay không thuận lấy ống nghiệm hoặc bình chứa môi trường mới, dùng ngón út và áp út của tay thuận kẹp và mở nút bông, khử trùng miệng bình chứa.

- Đưa đầu tip vào bên trong môi trường rồi bơm dịch giống vào môi trường.

- Rút đầu tip ra khỏi miệng binh chứa, khử trùng miệng binh và đậy nút bông lại.

Nguyên tắc đảm bảo kết quả tối ưu cho nuôi cấy vi sinh vật: Để đảm bảo sự phát triển của vi khuẩn, sau khi cấy vi khuẩn xong phải quan tâm đến các điều kiện môi trường nuôi vi khuẩn như:

- Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của mỗi loài vi khuẩn và duy trì ổn định nhiệt độ này.

– Độ ẩm tối ưu trong quá trình nuôi ủ và cần đảm bảo đủ lượng nước duy trì độ ẩm.

– Khi oxy cần thiết đối với vi sinh vật hiểu khi nên môi trường nuôi cấy cần có độ dày vừa phải để oxy không khí có thể thấm vào.

1.3. Báo cáo kết quả thực hành

Học sinh viết và trình bày báo cáo theo mẫu:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT

Thứ … ngày … tháng ….. năm ...

Nhóm: ...

Lop:...

Các phương pháp phân lập, nuôi cấy vi khuẩn

1. Tiến trình thực hiện:

- Dụng cụ: ...

– Mẫu vật. ...

2. Kết quả thu được:

Môi trường nuôi cấy Kĩ thuật nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Quan sát kết quả (Hình dạng, màu sắc khuẩn lạc,...)
     

Bài tập minh họa

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT

Thứ XX ngày XX tháng XX năm 20XX

Nhóm: Hoa cúc             Lớp: 10A8                            Họ và tên thành viên: ..

Các phương pháp phân lập, nuôi cấy vi khuẩn

1. Tiến trình thực hiện:

Mẫu vật: 

- Một số chủng vi sinh vật:

+ Dịch nuôi cấy hoặc môi trường lỏng chứa chủng vi sinh vật cần phân tích. Chủng vi khuẩn

- Một số dung dịch chỉ định nuôi cấy vi khuẩn đã Que cấy vòng màu được đồng nhất.

+ Dung dịch nuôi cấy bề mặt là môi trường rắn: dung dịch mẫu chứa thạch (từ 1,5 – 2 %) trong ống thạch nghiêng hay trong đĩa petri.

+ Dung dịch nuôi cấy sâu trong môi trường rắn: dung dịch mẫu trong ống nghiệm thạch sâu chứa thạch mềm (0,5 – 0,7 %).

- Dụng cụ cấy:

+ Que cấy thẳng: Que cấy kim loại có đầu nhọn, dùng để cấy vi khuẩn có tạo khuẩn ti. •Que cấy móc: Đây là que cấy có đầu vuông góc, dùng để cấy vi khuẩn có tạo khuẩn ti.

+ Que cấy vòng: Là que cấy kim loại đầu có vòng tròn, dùng cây chủng từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng.

+ Que cấy trang: Là que bằng kim loại hay thuỷ tinh, đầu hình tam giác, dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.

+ Ống hút thuỷ tinh: Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn cần thiết lên bề mặt môi trường rắn hoặc vào môi trường lỏng.

+ Đầu tăm bông vô trùng: Dùng để cấy giống từ môi trường lỏng lên bề mặt của môi trường rắn.

Hoá chất:

- Môi trường nuôi cấy vi sinh vật có sẵn: thạch đĩa, thạch đứng, thạch nghiêng hoặc môi trường lỏng.

2. Kết quả thu được:

Môi trường nuôi cấy Kĩ thuật nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Quan sát kết quả (Hình dạng, màu sắc khuẩn lạc,...)
Môi trường lỏng trong ống nghiệm Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống nghiệm chứa môi trường lỏng

Dung dịch nuôi bị vẩn đục do số lượng tế bào vi sinh vật tăng lên.

Môi trường lỏng trong ống nghiệm Cấy giống từ môi trường lỏng bằng micropipette đầu rời Dung dịch nuôi bị vẩn đục do số lượng tế bào vi sinh vật tăng lên.
Môi trường thạch trong đĩa petri Kĩ thuật cấy trang

Vi sinh vật phân bố đều trên đĩa thạch, khuẩn lạc tròn to.

Môi trường thạch trong đĩa petri Kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri

Khuẩn lạc mọc theo hình dạng di chuyển của đầu | que cấy, nồng độ vi khuẩn càng cao thì đường ria càng liền mạch, nồng độ vi khuẩn thấp sẽ tạo ra các nét đứt do khuẩn lạc mọc rời rạc.

Môi trường thạch nghiêng Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống thạch nghiêng

Khuẩn lạc mọc theo đường ria của que cấy trên bề mặt thạch nghiêng.

Luyện tập Bài 23 Sinh học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng.

- Biết cách thực hành một số phương pháp phân lập vi khuẩn

- Tiến hành thí nghiệm, ghi chép nội dung tiến trình, lập báo cáo chi tiết

3.1. Trắc nghiệm Bài 23 Sinh học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 23 Sinh học 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Báo cáo kết quả thực hành trang 113 Sinh học 10 SGK Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.1 trang 69 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.2 trang 69 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.3 trang 69 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.4 trang 70 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.5 trang 70 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.6 trang 70 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.7 trang 70 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.8 trang 70 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.9 trang 70 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.10 trang 70 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.11 trang 70 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 23.12 trang 70 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 23 Sinh học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON