Ôn tập Sinh học 7 Chương 6 - Ngành Động vật có xương sống
Các em cùng tham khảo bộ tài liệu Ôn tập Sinh học 7 Chương 6 tổng kết các kiến thức cần nhớ về các động vật có xương sống do Hoc247 biên soạn nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức trọng tâm một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất. Với bộ tài liệu các em còn có thể tải file PDF về máy để làm tư liệu tham khảo hoặc có thể thi trực tuyến ngay trên bộ tài liệu với các câu hỏi trắc nghiệm cho từng bài học. Bên cạnh đó các em có thể xem lại kiến thức cho từng bài học và tham khảo các cách giải mới cho các bài tập ở cuối SGK một cách thuận tiện nhất. Nội dung chi tiết các em xem tại đây
Đề cương ôn tập Sinh học 7 Chương 6
A. Tóm tắt lý thuyết
- Động vật có xương sống (danh pháp khoa học: Vertebrata) là một phân ngành của động vật có dây sống, đặc biệt là những loài vớixương sống hoặc cột sống. Khoảng 57.739 loài động vật có xương sống đã được miêu tả. Động vật có xương sống đã bắt đầu tiến hóa vào khoảng 530 triệu năm trước trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri, một giai đoạn trong kỷ Cambri (động vật có xương sống đầu tiên được biết đến là Myllokunmingia). Các xương của cột sống được gọi là xương sống. Vertebrata là phân ngành lớn nhất của động vật có dây sống và bao gồm phần lớn các loài động vật mà nói chung là rất quen thuộc đối với con người (ngoài côn trùng). Cá (bao gồm cả cá mút đá, nhưng thông thường không bao gồm cá mút đá myxin, mặc dù điều này hiện nay đang gây tranh cãi), động vật lưỡng cư, bò sát, chim vàđộng vật có vú (bao gồm cả người) đều là động vật có xương sống. Các đặc trưng bổ sung của phân ngành này là hệ cơ, phần lớn bao gồm các khối thịt tạo thành cặp, cũng như hệ thần kinh trung ương một phần nằm bên trong cột sống. Các đặc trưng xác định khác một động vật thuộc loại có xương sống là xương sống hay tủy sống và bộ khung xương bên trong.
- Bộ khung xương bên trong để xác định động vật có xương sống bao gồm các chất sụn hay xương, hoặc đôi khi là cả hai. Bộ khung xương ngoài trong dạng lớp áo giáp xương đã là chất xương đầu tiên mà động vật có xương sống đã tiến hóa. Có khả năng chức năng cơ bản của nó là kho dự trữ phốtphat, được tiết ra dưới dạng phốt phat canxi và lưu trữ xung quanh cơ thể, đồng thời cũng góp phần bảo vệ cơ thể luôn. Bộ khung xương tạo ra sự hỗ trợ cho các cơ quan khác trong quá trình tăng trưởng. Vì lý do này mà động vật có xương sống có thể đạt được kích thước lớn hơn động vật không xương sống, và trên thực tế về trung bình thì chúng cũng lớn hơn. Bộ xương của phần lớn động vật có xương sống, ngoại trừ phần lớn các dạng nguyên thủy, bao gồm một hộp sọ, cột sống và hai cặp chi. Ở một số dạng động vật có xương sống thì một hoặc cả hai cặp chi này có thể không có, chẳng hạn ở rắn hay cá voi. Đối với chúng, các cặp chi này đã biến mất trong quá trình tiến hóa.
B. Một số câu hỏi ôn tập chương 6
Câu 1/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn?
Trả lời
- 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.
- 2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.
Câu 2/ Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư?
Trả lời
Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
- Da trần, ẩm ướt. Di chuyển bằng 4 chi.
- Hô hấp bằng phổi và bằng da.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, tâm thất chứa máu pha.
- Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài.
- Nòng nọc phát triển qua biến thái.
- Là động vật biến nhiệt.
Câu 3/ Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người?
Trả lời
- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng
- Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.
Câu 4/ Sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?
Trả lời
- Ếch trưởng thành, đến mùa sinh sản (cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ) ếch đực kêu gọi ếch cái để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái và tìm đến bờ nước để đẻ.
- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trở thành ếch con.
Câu 5/ Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng:
Trả lời
- Da khô, có vảy sừng bao bọc.
- Có cổ dài.
- Mắt có mi cử động, có nước mắt.
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu.
- Thân dài, đuôi rát dài.
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt.
Câu 6/ So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch?
Trả lời
* Giống: đều có xương đầu, cột sống, chi
* Khác:
- Ếch: 1 đốt sống cổ, đầu và thân gắn liền, không có xương sườn
- Thằn lằn: 3 đốt sống cổ, có xương sườn
Câu 7/ Ưu điểm của sự thai sinh?
Trả lời
- Thai sinh k lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, không lệ thuộc vào thức ăn tự nhiên.
Câu 8/ Đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống?
Trả lời
- Tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
- Hô hấp: ở phổi có nhiều túi phổi. đặc biệt có xuất hiện cơ hoành và cơ liên sườn tham gia vào quá trình hô hấp.
- Thần kinh: Não phát triển, bán cầu não và tiểu não lớn
Trắc nghiệm Sinh học 7 Chương 6
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 31 Cá chép
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 32 Thực hành Mổ cá
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 33 Cấu tạo trong của cá chép
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 34 Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 35 Ếch đồng
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 37 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 38 Thằn lằn bóng đuôi dài
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 39 Cấu tạo trong của thằn lằn
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 40 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 41 Chim bồ câu
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 43 Cấu tạo trong của bồ câu
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 44 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 46 Thỏ
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 47 Cấu tạo trong của Thỏ
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 48 Đa dạng của lớp thú và bộ Thú Huyệt, bộ Thú Túi
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 49 Đa dạng của lớp thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 50 ĐD của lớp Thú và Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 51 ĐD của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
Tài liệu tham khảo
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
- 60 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Lớp Thú Sinh học 7 có đáp án
- 30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề: lớp Chim Sinh học 7 có đáp án
- 30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề: lớp Bò sát Sinh học 7 có đáp án
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề lớp Lưỡng cư Sinh học 7 có đáp án
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề lớp Cá - ngành Động vật có xương sống Sinh học 7 năm 2020 có đáp án
- 20 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề lớp Bò sát Sinh học 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Quang Trung có đáp án
- 20 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề lớp Cá và lớp Lưỡng cư Sinh học 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Quang Trung có đáp án
- Chuyên đề Phân loại Động vật có xương sống Sinh học 7
- Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Lớp Lưỡng Cư Sinh học 7
- Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chủ đề Lớp Cá Sinh học 7
- Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chuyên đề Lớp Cá - Lớp Lưỡng cư Sinh học 7 có đáp án
- 110 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương VI Sinh học 7 có đáp án
Đề kiểm tra Sinh học7 Chương 6
Đề kiểm tra Sinh học 7 Chương 6 (Tải file)
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài. (đang cập nhật)
Trắc nghiệm online Chương 6 Sinh 7 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập Lớp Cá - Lớp Lưỡng Cư Sinh học 7
- 40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Động vật có xương sống Sinh học 7
Lý thuyết từng bài chương 6 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết Sinh học 7 Chương 6
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 31: Cá chép
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 32: Thực hành Mổ cá
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 35: Ếch đồng
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 36: Thực hành
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 41: Chim bồ câu
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 42: Thực hành
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 45: Thực hành
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 46: Thỏ
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- Lý thuyết Sinh 7 Bài 52: Thực hành
Giải bài tập Sinh học 7 Chương 6
- Giải bài tập SGK Bài 31 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 33 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 34 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 35 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 37 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 38 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 39 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 40 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 41 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 43 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 44 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 46 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 47 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 48 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 49 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 50 Sinh học 7
- Giải bài tập SGK Bài 51 Sinh học 7
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu Ôn tập Sinh học 7 Chương 6 Ngành động vật có xương sống các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net chọn chức năng "Thi online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247!