YOMEDIA
NONE

Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát


Nội dung bài học Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát trình bày được sự đa dạng của bò sát thể hiện ở thành phần loài, môi trường sống và tập tính. Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát. Giải thích được lý do sự phồn thịnh và diệt vong của khủng long. Chỉ ra được vai trò của bò sát trong tự nhiên và trong đời sống. Trình bày được các đặc điểm chung của lưỡng cư.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đa dạng của bò sát

  • Bò sát rất đa dạng, số lượng loài lớn, có khoảng 6500 loài, Việt Nam đã phát hiện 271 loài, chia thành 4 bộ:
    • Bộ Đầu mỏ.
    • Bộ Có vảy: đại diện thằn lằn.
    • Bộ Rùa: rùa, víc. ba ba...
    • Bộ Cá sấu: đại diện cá sấu.
  • Có lối sống và môi trường sống phong phú.

Đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ trong lớp Bò sát

Hình 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ trong lớp Bò sát

Tên bộ

Mai và yếm

Hàm và răng

Vỏ trứng

Có vảy

 

 Không có

Hàm ngắn, răng nhỏ mọc trên hàm.

Trứng có màng dai.

Cá sấu

Không có

Hàm dài, răng lớn, mọc trong lỗ chân răng.

Có vỏ đá vôi

Rùa

Hàm không có răng

Vỏ đá vôi

1.2. Các loài khủng long

1.2.1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long

  • Bò sát cổ hình thành cánh đây khoảng 280 - 230 triệu năm từ lưỡng cư cổ.
  • Bò sát cổ: Là những loài to lớn, hình thù kỳ dị, sống ở nhiều môi trường khác nhau.
  • Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi, chưa có nhiều kẻ thù.
  • Các loài khủng long rất đa dạng.

Khủng long sấm

Hình 2: Khủng long sấm nặng khoảng 70 tấn, dài 22 m, cao 12 m

Khủng long bạo chúa

Hình 3: Khủng long bạo chúa dài 10 m, có răng, chi trước ngắn,

vuốt sắc nhọn, chuyên ăn thịt động vật trên cạn.

Là loài khủng long dữ nhất của thời đại Khủng long

Khủng long cổ dài

Hình 4: Khủng long cổ dài, thân dài tới 27m

Khủng long cánh

Hình 5: Khủng long cánh, cánh có cấu tạo như cánh dơi

biết bay và lượn, chi sau yếu, ăn cá

Khủng long cá

Hình 6: Khủng long cá dài tới 14m, chi có dạng vây cá,

bơi giỏi, ăn cá, mực, bạch tuộc.

1.2.2. Sự diệt vong của khủng long

  • Lý do diệt vong:
    • Do cạnh tranh với chim và thú.
    • Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai.
  • Bò sát nhỏ vẫn tồn tại vì:
    • Cơ thể nhỏ → dễ tìm nơi trú ẩn.
    • Yêu cầu về thức ăn ít.
    • Trứng nhỏ an toàn hơn.

1.3. Đặc điểm chung của bò sát

Bò sát là ĐVCXS thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn:

STT

Gợi ý

Đặc điểm

1

Môi trường sống

Ở cạn
2 Vảy, da Da khô có vảy sừng
3 Cổ Dài
4 Vị trí màng nhĩ  Nằm trong hốc tai
5 Cơ quan di chuyển Chi yếu có vuốt sắc
6 Hệ hô hấp Phổi có nhiều vách ngăn
7 Hệ tuần hoàn

Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít pha

8 Hệ sinh dục

Có cơ quan giao phối

9 Trứng

Có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng

10 Sự thụ tinh

Thụ tinh trong

11 Nhiệt độ cơ thể

Là động vật biến nhiệt

1.4. Vai trò của bò sát

  • Ích lợi:
    • Có ích cho nông nghiệp. VD: Diệt sâu bọ, diệt chuột...
    • Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa...
    • Làm dược phẩm: rắn, trăn...
    • Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu...

⇒ Chăm sóc bảo vệ, không săn bắn, bảo vệ môi trường sống...

Một số sản phẩm mĩ nghệ

Hình 7: Một số sản phẩm mĩ nghệ

Giá trị thực phẩm

Hình 8: Giá trị thực phẩm

  • Tác hại:
    • Gây độc cho người: rắn...
    • Ăn ĐV khác: Cá sấu, trăn... 

2. Luyện tập Bài 40 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được sự đa dạng của bò sát thể hiện ở thành phần loài, môi trường sống và tập tính.
  • Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát.
  • Giải thích được lý do sự phồn thịnh và diệt vong của khủng long.
  • Chỉ ra được vai trò của bò sát trong tự nhiên và trong đời sống.
  • Trình bày được các đặc điểm chung của lưỡng cư.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 40 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 40 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 133 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 133 SGK Sinh học 7

Bài tập 4 trang 84 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 85 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 86 SBT Sinh học 7

Bài tập 2 trang 86 SBT Sinh học 7

Bài tập 6 trang 87 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 88 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 88 SBT Sinh học 7

Bài tập 9 trang 88 SBT Sinh học 7

Bài tập 10 trang 88 SBT Sinh học 7

Bài tập 11 trang 88 SBT Sinh học 7

3. Hỏi đáp Bài 40 Chương 6 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON