YOMEDIA

60 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Lớp Thú Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu 60 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Lớp Thú Sinh học 7 có đáp án do Hoc247 tổng hợp bao gồm các câu hỏi ôn tập kiến thức có liên quan đến lớp thú thuộc chương trình Sinh học 7 nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Mong rằng với tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ: LỚP THÚ SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Ở thỏ, bộ phận nào có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi?

A. Tử cung.                           B. Buồng trứng.                    C. Âm đạo.                D. Nhau thai.

Câu 2: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp

A. thăm dò thức ăn.              B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù.

C. đào hang và di chuyển.    D. thỏ giữ nhiệt tốt.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai?

A. Con đực có hai cơ quan giao phối.                                          

B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm.

C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.

D. Là động vật hằng nhiệt.

Câu 4: Hiện tượng thai sinh là

A. hiện tượng đẻ con có nhau thai.                       

B. hiện tượng đẻ trứng có nhau thai.

C. hiện tượng đẻ trứng có dây rốn.                       

D. hiện tượng đẻ con có dây rốn.

Câu 5: Tại sao thỏ hoang chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của con vật săn mồi?

A. Vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau.

B. Vì thỏ có khả năng nhảy rất cao vượt qua chướng ngại vật.

C. Vì thỏ chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà.

D. Vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc.

Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau:

Khi chạy, thoạt đầu chân trước và chân sau của thỏ đạp mạnh vào đất, đẩy cơ thể về phía trước, lúc đó lưng thỏ …(1)… và chân trước đánh mạnh về phía sau, chân sau về phía trước. Khi …(2)… đạp xuống đất đạp cơ thể tung mình về phía trước thì …(3)… lại đạp vào đất và cứ như vậy thỏ chạy rất nhanh với vận tốc đạt tới 74km/h.

A. (1): duỗi thẳng; (2): chân sau; (3): chân trước.          

B. (1): cong lại; (2): chân trước; (3): chân sau

C. (1): duỗi thẳng; (2): chân trước; (3): chân sau           

D. (1): cong lại; (2): chân sau; (3): chân trước

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Trước khi đẻ, thỏ mẹ nhổ lông ở đuôi để lót ổ.          

B. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày.

C. Thỏ kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày.                

D. Thỏ đào hang bằng vuốt của chi sau.

Câu 8: Vai trò của chi trước ở thỏ là

A. thăm dò môi trường.                               B. định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù.

C. đào hang và di chuyển.                          D. bật nhảy xa.

Câu 9: Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng được gọi là: 

A. lông vũ.                            B. lông mao.                         C. lông tơ.                             D. lông ống.

Câu 10: Trong các giác quan sau ở thỏ, giác quan nào không nhạy bén bằng các giác quan còn lại?

A. Thị giác.                           B. Thính giác.                       C. Khứu giác.                       D. Xúc giác.

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là đúng?

A. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.                                     B. Có một vòng tuần hoàn.

C. Là động vật biến nhiệt.                                                  D. Tim bốn ngăn.

Câu 12: Ở thỏ, sự thông khí ở phổi thực hiện nhờ sự co dãn

A. cơ liên sườn ngoài và cơ liên sườn trong.                    B. cơ liên sườn và cơ Delta.

C. các cơ liên sườn và cơ hoành.                                      D. cơ hoành và cơ Delta.

Câu 13: Ở thỏ, các phần của não đều phát triển, đặc biệt là

A. bán cầu não và tiểu não.                                     B. bán cầu não và thùy khứu giác.

C. thùy khứu giác và tiểu não.                                 D. tiểu não và hành tủy.

Câu 14: Ở thỏ, lồng ngực được tạo thành từ sự gắn kết của

A. xương cột sống, xương sườn và xương mỏ ác.          

B. xương sườn, xương đòn và xương mỏ ác.

C. xương trụ, xương đòn và xương quay.            

D. xương đòn, đốt sống lưng và xương sườn.

Câu 15: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa ...(1)… và …(2)… mọc dài, răng hàm …(3)… còn răng nanh khuyết thiếu.

A. (1): ngắn sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

B. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): kiểu nghiền

C. (1): cong sắc; (2): không; (3): có mấu dẹp

D. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

Câu 16: Ở thỏ, xenlulôzơ được tiêu hóa chủ yếu ở bộ phận nào?

A. Manh tràng.                     B. Kết tràng.                         C. Tá tràng.               D. Hồi tràng.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thỏ và chim bồ câu?

A. Thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành.        

B. Miệng có răng giúp nghiền nhỏ thức ăn.

C. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.                         

D. Đẻ con.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây về thỏ là sai?

A. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.            

B. Hàm răng thiếu răng nanh.

C. Bán cầu não và tiểu não phát triển.      

D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.

Câu 19: Động vật ăn thực vật khác với động vật ăn thịt ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Ruột già tiêu giảm.                                                          B. Manh tràng phát triển.

C. Dạ dày phát triển.                                                            D. Có đủ các loại răng.

Câu 20: Xương cột sống của thỏ được phân chia thành các phần theo thứ tự sau:

A. cổ, thắt lưng, ngực, đuôi.                                                B. cổ, ngực, chậu, đuôi.

C. cổ, ngực, đuôi.                                                                 D. cổ, ngực, thắt lưng, đuôi.

Đáp án từ câu 1-20 trắc nghiệm ôn tập chủ đề lớp Chim Sinh học 7

1D, 2B, 3A, 4A, 5C, 6D, 7B, 8C, 9B, 10A.

11D, 12C, 13A, 14A, 15B, 16A, 17C, 18D, 19B, 20D.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Lớp Thú Sinh học 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 31: Thức ăn của cá voi xanh là gì?

A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác.      B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác.

C. Phân của các loài động vật thủy sinh.   D. Các loài sinh vật lớn.

Câu 32: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là sai?

A. Có đuôi.                                                  B. Không có xương ngón tay.

C. Lông mao thưa, mềm mại.                     D. Chi trước biến đổi thành cánh da.

Câu 33: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Cá voi có cơ thể …(1)…, có lớp mỡ dưới da …(2)… và …(3)… gần như tiêu biến hoàn toàn.

A. (1): hình chữ nhật; (2): rất mỏng; (3): chi trước        

B. (1): hình thoi; (2): rất mỏng; (3): lông

C. (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): long                            

D. (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): chi trước

Câu 34: Phát biểu nào dưới đây về cá voi là sai?

A. Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.                    

B. Chi sau biến đổi thành vây lưng và vây đuôi.

C. Sống chủ yếu ở biển ôn đới và biển lạnh.                   

D. Sinh sản trong nước và nuôi con bằng sữa mẹ.

Câu 35: Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén?

A. Thị giác.                           B. Xúc giác.                          C. Vị giác.                             D. Thính giác.

Câu 36: Chi sau của dơi ăn sâu bọ có đặc điểm gì?

A. Tiêu biến hoàn toàn.        B. To và khỏe.                      

C. Nhỏ và yếu.                      D. Biến đổi thành vây.

Câu 37: Động vật nào dưới đây không có răng?

A. Cá mập voi.                     B. Chó sói lửa.                     

C. Dơi ăn sâu bọ.                 D. Cá voi xanh.

Câu 38: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là đúng?

A. Không có răng.                B. Chi sau biến đổi thành cánh da.

C. Có đuôi.                           D. Không có lông mao.

Câu 39: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là sai?

A. Không có răng.                                                                B. Lông mao thưa, mềm mại.                    

C. Chi trước biến đổi thành cánh da.                                 D. Có đuôi ngắn.

Câu 40: Phát biểu nào dưới đây về cách thức di chuyển của dơi là đúng?

A. Bay theo đường vòng.                                                    B. Bay theo đường thẳng.

C. Bay theo đường dích dắc.                                               D. Bay không có đường bay rõ rệt.

Câu 41: Phát biểu nào dưới đây về chuột chũi là sai?

A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.                                         B. Ăn sâu bọ.

C. Đào hang bằng chi trước.                                               D. Thuộc bộ Ăn sâu bọ.

Câu 42: Phát biểu nào dưới đây về chuột đồng nhỏ là sai?

A. Ăn tạp.                                                                              B. Sống thành bầy đàn.       

C. Thiếu răng nanh.                                                             D. Đào hang chủ yếu bằng chi trước.

Câu 43: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt?

A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.                                         B. Các ngón chân không có vuốt.

C. Răng nanh lớn, dài, nhọn.                                              D. Thiếu răng cửa.

Câu 44: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các đại diện của bộ Ăn thịt?

A. Răng hàm có 3, 4 mấu nhọn.                                         B. Răng nanh lớn, dài, nhọn.

C. Răng cửa ngắn, sắc.                                                      D. Các ngón chân có vuốt cong.

Câu 45: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ?

A. Chuột chù và chuột đồng.                                              B. Chuột chũi và chuột chù.

C. Chuột đồng và chuột chũi.                                             D. Sóc bụng xám và chuột nhảy.

Câu 46: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang chủ yếu bằng răng cửa?

A. Thỏ hoang.                                                                      B. Chuột đồng nhỏ.

C. Chuột chũi.                                                                      D. Chuột chù.

Câu 47: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Gặm nhấm?

A. Chuột chũi                       B. Chuột chù.                        C. Mèo rừng.            D. Chuột đồng.

Câu 48: Động vật nào dưới đây không có răng nanh?

A. Báo.                                  B. Thỏ.                                  C. Chuột chù.           D. Khỉ.

Câu 49: Loài thú nào dưới đây không thuộc bộ Gặm nhấm?

A. Thỏ rừng châu Âu.         B. Nhím đuôi dài.                 C. Sóc bụng đỏ.      D. Chuột đồng nhỏ.

Câu 50: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang?

A. Chuột chù.                       B. Chuột chũi.                      C. Chuột đồng.         D. Chuột nhắt.

Đáp án từ câu 31-50 trắc nghiệm ôn tập chủ đề lớp Chim Sinh học 7

31A, 32B, 33C, 34B, 35D, 36C, 37D, 38C, 39A, 40D.

41A, 42D, 43C, 44A, 45B, 46C, 47D, 48B, 49A, 50B.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 51-60 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Lớp Thú Sinh học 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 60 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Lớp Thú Sinh học 7 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON