Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát giúp các em học sinh hiểu sự đa dạng của bò sát thể hiện ở thành phần loài, môi trường sống và tập tính. Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát.
-
Bài tập 1 trang 133 SGK Sinh học 7
Nêu môi trường sống của từng đại diện của ba bộ bò sát thường gặp.
-
Bài tập 2 trang 133 SGK Sinh học 7
Nêu đặc điểm chung của Bò sát.
-
Bài tập 4 trang 84 SBT Sinh học 7
Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn?
-
Bài tập 7 trang 85 SBT Sinh học 7
Hãy điền các thông tin phù hợp vào bảng về sự đa dạng thành phần loài của lớp Bò sát.
-
Bài tập 8 trang 86 SBT Sinh học 7
Nêu đặc điểm chung của lớp Bò sát?
-
Bài tập 2 trang 86 SBT Sinh học 7
Nêu vai trò của bò sát trong tự nhiên và tác dụng đối với con người?
-
Bài tập 6 trang 87 SBT Sinh học 7
Cơ thể thằn lằn giữ được nước nhờ
A. lớp da có lớp vảy sừng khô.
B. hậu thận có khả năng hấp thu lại nước.
C. trực tràng tái hấp thu nước.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 7 trang 88 SBT Sinh học 7
Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn như
A. da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc.
B. phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt, máu pha, là động vật biến nhiệt.
C. có cơ quan giao phối, thụ tinh trong ; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 8 trang 88 SBT Sinh học 7
Bò sát có các bộ phổ biến là
A. bộ Có vảy, bộ Rùa và bộ Cá sấu.
B. bộ Có vảy, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu.
C. bộ Rùa, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu.
D. bộ Rùa và bộ Có vảy, bộ Đầu mỏ.
-
Bài tập 9 trang 88 SBT Sinh học 7
Môi trường sống của bò sát là
A. trên cạn.
B. ở nước, ở cạn.
C. ở nước.
D. trong lòng đất.
-
Bài tập 10 trang 88 SBT Sinh học 7
Chọn từ, cụm từ cho sẵn để điển vào chỗ trông trong các câu sau cho phù hợp:
Bò sát là động vật (1)............ thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong (2)…………… chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều (3)……………… tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể là máu pha, là động vật biến nhiệt.Có cơ quan giao phối, (4)……………; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
A. thụ tinh trong
B. có xương sống
C. hốc tai
D. vách ngăn
-
Bài tập 11 trang 88 SBT Sinh học 7
Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay sai rồi ghi vào ô trống (Đ: đúng; S: sai)
STT
Câu dẫn
Đ/S
1
Tim Bò sát tiến hoá hơn Lưỡng cư vì tim Lưỡng cư có 3 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu đi nuôi CO2 thể là máu pha. Còn tim Bò sát, tâm thất có vách ngăn hụt (trừ cá sấu tim 4 ngăn), máu ít pha hơn
2
Hệ sinh sản của thằn lằn: con đực có một cơ quan giao cấu; trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của con cái
3
Bò sát mà đại diện là thằn lằn có hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển, đặc biệt não trước và tiểu não đáp ứng được đời sống và hoạt động phức tạp
4
Hệ bài tiết của thằn lằn có hậu thận, xoang huyệt có khả năng hấp thu lại nước.
5
Bộ Có vảy không có mai và yếm, hàm ngắn có răng mọc trên xương hàm, trứng có vỏ dai
6
Nguyên nhân chính giúp bò sát cỡ nhỏ có thể tồn tại và sống sót cho đến ngày nay là do cơ thể nhỏ bé nên yêu cầu vể thức ăn không cao
7
Bộ Cá sấu không có mai và yếm, hàm dài có răng mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi
8
Bộ Rùa có mai và yếm, hàm ngắn không có răng, trứng có vỏ đá vôi
9
Hệ tiêu hoá của thằn lằn: ống tiêu hoá đã phân hoá rõ hơn, ruột già chứa phân đặc do đó có khả năng hấp thu lại nước, giúp cơ thể giữ nước
10
Thằn lằn di chuyển hoàn toàn nhờ bốn chi