YOMEDIA
NONE

Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu


Nội dung bài học tìm hiểu các đặc điểm về đời sống của chim bồ câu. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. Phân biệt được các kiểu bay của chim.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đời sống chim bồ câu

  • Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi.
  • Đời sống:
    • Sống ở trên cây, bay giỏi
    • Tập tính làm tổ
    • Là động vật hằng nhiệt
  • Sinh sản:
    • Thụ tinh trong
    • Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi
    • Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều.
    • Vỏ đá vôi → phôi phát triển an toàn
    • ấp trứng → phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường

1.2. Cấu tạo ngoài và di chuyển

1.2.1. Cấu tạo ngoài

Cấu tạo ngoài của chim bồ câu

Hình 1: Cấu tạo ngoài của chim bồ câu

  • Cơ thể chia 3 phần:
    • Đầu: Hàm không có răng, có mỏ sừng. Mắt 3 mí, tai…có cổ dài
    • Thân: Hình thoi
    • Chi:
      • 2 chi trước→cánh
      • 2 chi sau: 4 ngón, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
  • Da khô
  • Toàn thân có bộ lông vũ bao phủ. Gồm 2 loại
    • Lông ống
    • Lông tơ

Chim bồ câu

Hình 2: Thân, Chi trước, Chi sau của chim bồ câu

Lông ống và lông tơ của chim bồ câu

Hình 3: Lông ống và lông tơ của chim bồ câu

Đặc điểm của cấu tạo

Ý nghĩa thích nghi

- Thân: Hình thoi

- Chi trước: Cánh chim

 

- Chi sau: Có 3 ngón trước, 1 ngón sau

 

- Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng

- Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng

- Cổ: Dài, khớp đầu với thân

→ Giảm sức cản không khí khi bay

→ Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh

→ Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh

→ Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng.

 

→ Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ

→ Làm đầu chim nhẹ.

 

→ Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Bảng: Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay 

1.2.2. Di chuyển

  • Cơ quan di chuyển: Chân, cánh…
  • Hình thức: Bay, nhảy, đi… tuỳ loài, tuỳ môi trường sống. 
  • Chim có hai kiểu bay

    • Bay lượn
    • Bay vỗ cánh

Kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu

Hình 4: Kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu

Kiểu bay lượn của bồ câu

Hình 5: Kiểu bay lượn của bồ câu

1.3. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Chim bồ câu

Hình 6: Sơ đồ tư duy bài Chim bồ câu

Bài tập minh họa

Bài 1:

Nối cột A với các đặc điểm ở cột B sao cho phù hợp:

Cột A

Cột B

(1) Kiều bay vỗ cánh

 

 

(2) Kiểu bay lượn

(a) Đập cánh liên tục

(b) Cánh đập chậm rãi, không liên tục

(c) Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh

(d)Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió

Hướng dẫn:

(1) - (a) và (c)

(2) - (b) và (d)

3. Luyện tập Bài 41 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nắm vững các đặc điểm về đời sống của chim bồ câu.
  • Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
  • Phân biệt được các kiểu bay của chim.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 41 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 41 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 137 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 137 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 137 SGK Sinh học 7

Bài tập 1 trang 91 SBT Sinh học 7

Bài tập 3 trang 92 SBT Sinh học 7

Bài tập 1 trang 98 SBT Sinh học 7

Bài tập 1-TN trang 98 SBT Sinh học 7

Bài tập 2 trang 99 SBT Sinh học 7

Bài tập 5 trang 99 SBT Sinh học 7

4. Hỏi đáp Bài 41 Chương 6 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON