Bài tập 3 trang 120 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở quê hương em.
Hướng dẫn giải chi tiết
Cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ vào tháng Tám 1945 đã diễn ra trong điều kiện vô cùng khó khăn, do không nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đảng; nhưng đã nhanh chóng giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa đã để lại bài học sâu sắc về tính chủ động, sáng tạo cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tổ chức, chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với Sài Gòn - Gia Định, nhân dân các tỉnh Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, đã đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Trong điều kiện việc chỉ đạo Tổng khởi nghĩa của Trung ương chưa đến kịp, nhưng do Đảng bộ Nam Kỳ đã quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Trung ương Đảng, nhất là tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 (tháng 5-1941), cùng với tinh thần cách mạng của nhân dân đang lên rất cao..., nên đến ngày 28-8-1945, hai địa phương cuối cùng (Hà Tiên, Đồng Nai) đã giành được chính quyền, kết thúc thắng lợi Tổng khởi nghĩa một cách nhanh chóng.
Ngày 15-8-1945, Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ thành lập Ủy ban khởi nghĩa; Bí thư Xứ ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa. Tuy thành lập tổ chức lãnh đạo khởi nghĩa sớm, nhưng phải 10 ngày sau, khởi nghĩa mới nổ ra tại Sài Gòn và sau đó là ở tất cả các tỉnh Nam Bộ. Vì sao có tình hình như vậy? Bởi vì, Xứ ủy Nam Kỳ tổ chức Hội nghị mở rộng tại Chợ Đệm ở gần Sài Gòn, bàn việc khởi nghĩa; nhưng trong Hội nghị đã có hai luồng ý kiến trái ngược nhau: số đông cán bộ tán thành phải nhanh chóng tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền, vì tình hình thế giới, trong nước, tiến trình chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa và thời cơ rất thuận lợi cho cách mạng; còn một số ít cán bộ lại không đồng tình với chủ trương khởi nghĩa. Họ cho rằng: ngoài miền Bắc chưa khởi nghĩa mà trong Nam Bộ đã khởi nghĩa là phiêu lưu, dễ rơi vào tình cảnh bị đàn áp như cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940)... Do không đạt được sự đồng thuận, nên Hội nghị Xứ ủy mở rộng tạm ngừng; đồng thời, giữ nguyên chủ trương, đường lối đã được Trung ương Đảng xác định từ trước và tiếp tục hoàn tất công tác chuẩn bị của Ủy ban khởi nghĩa; bám sát tình hình, nếu được tin Hà Nội khởi nghĩa thì Xứ ủy lập tức họp lại để quyết định ngày khởi nghĩa cho Sài Gòn và chỉ định ra Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ; đưa Việt Minh ra công khai ở Sài Gòn và cổ vũ mạnh mẽ cho Mặt trận Việt Minh.
Trong thời gian chưa khởi nghĩa, các công việc chuẩn bị tiếp tục được hoàn tất một cách khẩn trương: tăng cường số lượng các đội Công đoàn xung phong và Thanh niên xung phong; mua sắm, phân phát vũ khí cho các đội tự vệ, xung phong; tổ chức lễ tuyên thệ cho Thanh niên Tiền phong và diễu hành ở Sài Gòn. Chiều tối 19-8, Việt Minh tổ chức mít tinh tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, trình bày chương trình hành động trước hàng vạn người ở trong và bên ngoài rạp... Ngày 20-8, Xứ ủy Nam Kỳ nhận được tin khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, thì ngay sáng ngày 21-8, Xứ ủy triệu tập gấp Hội nghị mở rộng. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến chưa nên khởi nghĩa vì sợ quân Nhật sẽ theo lệnh Anh đàn áp, mặc dù đã có báo cáo của đồng chí Phạm Ngọc Thạch về kết quả gặp Thống chế Nhật Tê-ra-u-chi tại Tổng hành dinh Đông Nam Á của quân Nhật ở Sài Gòn, Tê-ra-u-chi hứa sẽ không can thiệp.
Thời gian rất khẩn trương. Hội nghị chuẩn bị theo đề nghị của đồng chí Bí thư Xứ ủy là giao cho Tỉnh ủy Tân An lãnh đạo khởi nghĩa thí điểm, chiếm tỉnh lỵ vào đêm 22 rạng ngày 23-8, nếu Nhật không can thiệp thì Sài Gòn và các tỉnh còn lại sẽ khởi nghĩa. Hội nghị đã bàn, quyết định cách thức khởi nghĩa ở thành phố, dự kiến việc huy động lực lượng quần chúng ở ngoại thành Sài Gòn (còn gọi là Vành đai đỏ) vũ trang kéo vào thành phố và dự kiến thành phần chính quyền cách mạng lâm thời Nam Bộ...
Sáng 23-8-1945, sau khi khởi nghĩa ở Tân An thắng lợi, Hội nghị Xứ ủy mở rộng được triệu tập gấp, quyết định tối ngày 24-8 sẽ khởi nghĩa ở Sài Gòn. Cuộc khởi nghĩa đã diễn ra theo đúng kế hoạch. Các lực lượng gồm khoảng 40.000 đội viên Xung phong được phân công đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố, hoàn thành nhiệm vụ nhanh gọn, không có đổ máu, trong khoảng thời gian 3 giờ (từ 19 đến 22 giờ), trừ một vài nơi như Ngân hàng Đông Dương, sân bay và một phần Quân cảng. Cũng ngay trong đêm 24-8, hàng chục vạn người ở ngoại thành Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Biên Hòa, Thủ Dầu Một kéo vào nội thành Sài Gòn, với đủ mọi loại vũ khí trong tay như: súng, súng săn, giáo mác, tầm vông, mũi chĩa... Ngoài ra, để bảo đảm cho việc tuyên truyền của cách mạng được tốt, một hệ thống loa truyền thanh gấp rút được thiết lập trên các đại lộ, đường phố chính của Sài Gòn.
Sáng ngày 25-8, một cuộc mít tinh, tuần hành vũ trang đông tới triệu người đã diễn ra với băng cờ và các khẩu hiệu được giăng, mắc khắp nơi và cầm tay, nội dung chính là: đánh đổ thực dân;Việt Nam hoàn toàn độc lập; độc lập hay là chết; đánh đổ Bảo Đại;Chính quyền về tay Việt Minh... Đến 10 giờ, các bài nhạc Quốc tế ca,Thanh niên hành khúc được tấu lên (lúc đó trong Nam chưa biết có bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao); Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa đọc diễn văn, thông báo khởi nghĩa đã giành được thắng lợi ở Hà Nội ngày 19-8, Huế ngày 23-8 và hôm nay là ở Sài Gòn; đồng thời, kêu gọi quần chúng hy sinh vì độc lập, tự do, cảnh giác với âm mưu của bọn phản động. Khẩu hiệu “Độc lập hay là chết” được viết bằng 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Hoa, treo lên xung quanh lễ đài dựng ở phía sau Nhà thờ lớn, trên đại lộ Nô-rô-đôm.
Cuộc diễu hành của hàng chục vạn đồng bào đã diễn ra ngay sau diễn văn, trong tiếng nhạc của bài Lên đàng, kéo đến Dinh Đốc Lý. Từ trên lan can của Dinh Đốc Lý, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thay mặt Mặt trận Việt Minh thông báo danh sách Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ, được nhân dân đón chào nhiệt liệt. Đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn, thay mặt Xứ ủy Nam Kỳ, kêu gọi nhân dân quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng. Đại diện Tổng Công đoàn kêu gọi công nhân viên chức tham gia chính quyền của nhân dân, đem sức mình cống hiến cho đất nước độc lập, thịnh vượng. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Sài Gòn và Nam Bộ tuy nổ ra có muộn hơn so với cả nước, nhưng đã giành thắng lợi trọn vẹn trong hòa bình, không có đổ máu và còn có ý nghĩa hết sức to lớn là kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa. Khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ giành thắng lợi đã đóng góp nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chỉ đạo, tổ chức tiến hành chiến tranh cách mạng Việt Nam; nhất là về tính chủ động, sáng tạo của cấp ủy địa phương.
Như đã biết, khởi nghĩa ở Nam Bộ diễn ra trong điều kiện xa Trung ương, thiếu thông tin, phương tiện liên lạc không có, nhất là sự chỉ đạo không kịp thời. Nhìn lại cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ cho thấy: lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương vào đến Sài Gòn, chưa kịp phổ biến thì ban lãnh đạo khởi nghĩa đã bị địch bắt; khởi nghĩa vẫn nổ ra theo kế hoạch (mặc dù chuẩn bị chưa đầy đủ và kế hoạch đã bị lộ), nên bị thực dân Pháp và tay sai đàn áp tàn bạo. Còn trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Xứ ủy chưa kịp nhận Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa đêm 13-8, kể cả tinh thần nội dung cuộc họp của Quốc dân Đại hội thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa; dẫn đến sự thống nhất chưa cao trong Ủy ban khởi nghĩa tại Hội nghị Xứ ủy mở rộng họp sớm từ ngày 16-8; Hội nghị phải đình lại để nắm thêm tình hình và chờ chỉ thị của Trung ương. Mặt khác, Đảng bộ Nam Kỳ bị tổn thất nặng từ sau Khởi nghĩa Nam Kỳ hầu hết cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Xứ ủy Nam Kỳ, Thành ủy Sài Gòn và nhiều Tỉnh ủy các tỉnh ở miền Đông, miền Tây Nam Bộ bị địch bắt, giam cầm, giết hại; tổ chức cơ sở Đảng - hạt nhân lãnh đạo quần chúng - bị phá vỡ ở nhiều địa phương; phần lớn các căn cứ cách mạng đã bị lộ. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa.
Tuy nhiên, dù không nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương, nhưng do Xứ ủy Nam Kỳ đã quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị trước đó của Trung ương Đảng, nhất là tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (5-1941), nên đã chủ động triển khai sớm các mặt chuẩn bị khởi nghĩa; đồng thời, nhanh chóng nắm bắt và nhận định tình hình ở Nam Bộ và trên cả nước để khẩn trương tổ chức lực lượng, phối hợp hoạt động giữa các lực lượng, các địa phương. Các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy, Mặt trận Việt Minh đã có sự chuẩn bị khá đầy đủ về mọi mặt cho khởi nghĩa, chỉ còn chờ thời cơ. Cùng với đó, Xứ ủy đã chủ động phân công lực lượng đi chiếm các vị trí trọng yếu trong thành phố, tổ chức mít tinh, ra mắt Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ để có tư cách đón, giao thiệp với quân Đồng minh vào tước vũ khí phát xít Nhật. Khẩu hiệu Độc lập hay là chết được giăng cao ở khắp các đường phố cũng là một cách biểu lộ quyết tâm chiến đấu vì độc lập dân tộc. Việc Xứ uỷ Nam Kỳ chọn tỉnh lỵ Tân An tổ chức khởi nghĩa giành chính quyền để thăm dò phản ứng và rút kinh nghiệm chỉ đạo các địa phương khác... là một điển hình thành công giành chính quyền ở thành phố trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, biểu lộ rõ ràng tính sáng tạo, hiệu năng tổ chức, lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ và Ủy ban khởi nghĩa. Tuy Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ khởi nghĩa muộn 6 ngày so với Hà Nội, 2 ngày so với Huế, nhưng cũng đã giành được thắng lợi nhanh chóng. Những vấn đề trên đã làm phong phú thêm loại hình khởi nghĩa và càng chứng tỏ sự chủ động trên cơ sở thống nhất hành động theo chủ trương chung của Đảng, kể cả khi chưa nhận được lệnh khởi nghĩa...
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn và Nam Bộ có một vị trí rất quan trọng trong thắng lợi chung của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Nó đã đặt dấu chấm hết cho chế độ phát xít, thực dân và bù nhìn ở nước ta; đồng thời, tạo ra một thế mới cho việc chuẩn bị bảo vệ thành quả cách mạng vĩ đại của nhân dân ta trước âm mưu và hành động tái xâm lược của thực dân Pháp cùng với các thế lực phản động khác. Trong điều kiện mới, nếu chiến tranh xảy ra, việc lực lượng xâm lược thực hiện đánh chia cắt chiến lược đối với nước ta sẽ là một xu hướng đặt ra cần phải nghiên cứu, dự báo. Vì thế, những bài học về chuẩn bị, tổ chức khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ với tính chủ động, sáng tạo của cấp ủy địa phương, vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn cho công tác xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) hiện nay.
Đại tá PGS, TS. NGUYỄN MẠNH HÀ
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
-
Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương được thành lập trong hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 với mục tiêu
bởi Lê Minh Hải 16/01/2021
A. Đoàn kết các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc
B. Đoàn kết quần chúng nhân dân đấu tranh dân chủ công khai
C. Giác ngộ rèn luyện quần chúng đấu tranh và xây dựng căn cứ địa cách mạng
D. Cùng lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
"Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập" là chủ trương của Đảng tại
bởi Anh Hà 15/01/2021
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Ðông Dương (11/1939).
B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936).
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11/1940).
D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
B. Việt Nam độc lập đồng minh
C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
D. Mặt trận dân chủ Đông Dương
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bộ phận lực lượng vũ trang sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại chuyển sang
bởi Việt Long 15/01/2021
A. xây dựng thành những đội du kích
B. thành lập Trung đội Cứu quốc quân I
C. xây dựng lực lược chính trị
D. xây dựng căn cứ địa cách mạng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ngày 7 - 5 - 1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị
bởi Bo bo 16/01/2021
A. “Sửa soạn khởi nghĩa”
B. “Sắm vũ khí đuổi thù chung”
C. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
D. “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ngày 22 - 12 - 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập với tên gọi là
bởi Ánh tuyết 16/01/2021
A. Trung đội Cứu quốc quân III.
B. Đội du kích Bắc Sơn.
C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
D. Việt Nam giải phóng quân
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hội nghị TW lần thứ 8 (tháng 5-1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là gì?
bởi thuy linh 16/01/2021
A. khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa.
B. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
C. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5-1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
bởi hành thư 15/01/2021
A. khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa.
B. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
C. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức cách mạng nào?
bởi Cam Ngan 16/01/2021
A. Đội du kích Bắc Sơn
B. Đội Cứu quốc quân
C. Đội du kích Thái Nguyên
D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
bởi thuy linh 15/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 05-1941 lại chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh?
bởi Hữu Nghĩa 15/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (28-8-1945)
B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc (6-1945), hình ảnh nước Việt Nam mới
C. Hồ Chí Minh soạn thảo tuyên ngôn độc lập, chuẩn bị chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân
D. Ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX đã góp phần vào việc xóa bỏ chủ nghĩa phát xít trên thế giới?
bởi Nguyễn Thị Thúy 16/01/2021
A. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào bên dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
bởi Ngoc Son 15/01/2021
A. Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 - 1945.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.
C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: độc lập tự do, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Có liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương
B. Sự giúp đỡ trực tiếp của các nước Đồng minh.
C. Sự ủng hộ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào không phải là điều kiện chủ quan đưa đến sự bùng nổ của cách mạng tháng Tám năm 1945?
bởi Kieu Oanh 15/01/2021
A. Có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp cách mạng
B. Lực lượng cách mạng cũng được chuẩn bị chu đáo trong 15 năm
C. Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng
D. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ tay sai hoang mang cực độ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giành cho
bởi Lê Tường Vy 15/01/2021
A. Trung đoàn thủ đô
B. Vệ quốc quân
C. Việt Nam giải phóng quân
D. Đội cứu quốc quân
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là bài học kinh nghiệm chung nhất của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945?
bởi Đào Thị Nhàn 15/01/2021
A. Bài học về phân hóa và cô lập kẻ thù.
B. Bài học về giành và giữ chính quyền.
C. Bài học về khởi nghĩa vũ trang.
D. Bài học về liên minh công - nông.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?
bởi My Le 15/01/2021
A. Góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
B. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản.
C. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân.
D. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được chỉ ra lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?
bởi Nhật Nam 16/01/2021
A. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I.
B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.
D. Luận cương chính trị.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương
bởi Anh Linh 15/01/2021
A. sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
B. xác định động lực cách mạng là công nông.
C. thành lập chính phủ công nông binh.
D. tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ngày 30 - 8 - 1945, vua Bảo Đại thoái vị là sự kiện đánh dấu điều nào bên dưới đây?
bởi Tuấn Tú 15/01/2021
A. nhiệm vụ dân tộc của cách mạng hoàn thành.
B. nhiệm vụ dân chủ của cách mạng hoàn thành.
C. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.
D. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ngày 30/8/1945 ghi dấu sự kiện lịch sử gì trong cách mạng tháng Tám?
bởi Nguyễn Trà Giang 16/01/2021
A. Vua Bảo Đại thoái vị
B. Cách mạng tháng Tám thành công
C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn
D. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (tháng 3 đến giữa tháng 8-1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là
bởi Trung Phung 15/01/2021
A. Cao trào kháng Pháp và Nhật.
B. Cao trào đánh đuổi phát xít Nhật.
C. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
D. Phong trào chống Nhật cứu nước.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn
B. Tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít
C. Thất bại gần kề của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ thứ hai
D. Mâu thuẫn Pháp - Nhật ngày càng gay gắt
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
TWĐ và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc khi nào?
bởi Phan Thiện Hải 15/01/2021
A. Nội các Nhật Bản thông qua các quyết định đầu hàng
B. Đảng ta nhận được những thông tin về phát xít Nhật sắp đầu hàng
C. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim bị khủng hoảng sâu sắc
D. Phát xít Nhật chính thức đầu hàng đồng minh vô điều kiện
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) ở Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?
bởi Phan Thị Trinh 15/01/2021
A. Củng cố chính quyền cách mạng trong cả nước.
B. Mở đầu thời kỳ vận động giải phóng dân tộc.
C. Bước đầu xây dựng lực lượng cho cách mạng.
D. Giúp cho quần chúng nhân dân tập dượt đấu tranh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao từ ngày 14-8-1945, các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở một số xã?
bởi Hoang Viet 16/01/2021
A. Do lệnh tổng khởi nghĩa về đây sớm.
B. Do các tỉnh này được lựa chọn thí điểm khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Do các tỉnh này đã chuẩn bị chu đáo cho Tổng khởi nghĩa.
D. Do cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh đã nhạy bén, chủ động, vận dụng đúng tinh thần chỉ thị ngày 12-3-1945.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“?
bởi can chu 15/01/2021
A. Khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay thế bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
B. Nhận định điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi, cần chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa.
C. Xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân ta
D. Nhận định cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam trong năm 1945?
bởi Mai Hoa 16/01/2021
A. Giành chính quyền đồng thời ở cả hai địa bàn nông thôn và thành thị.
B. Giành chính quyền bộ phận tiến lên giành chính quyền toàn quốc.
C. Giành chính quyền ở các vùng nông thôn rồi tiến vào thành thị.
D. Giành chính quyền ở các đô thị lớn rồi tỏa về các vùng nông thôn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 16/01/2021
A. Giành chính quyền ở các đô thị lớn rồi tả về các vùng nông thôn.
B. Kết hợp khởi nghĩa giành chính quyền ở cả nông thôn và thành thị.
C. Giành chính quyền ở các vùng nông thôn để bao vây rồi tiến vào thành thị.
D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Trung ương rồi tiến về các địa phương.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 không mở đầu kỉ nguyên mới nào sau đây của lịch sử dân tộc
bởi hai trieu 15/01/2021
A. Kỷ nguyên độc lập, tự do.
B. Kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc.
C. Kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
D. Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xã hội chủ nghĩa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939?
bởi Thuy Kim 15/01/2021
A. Đều nằm trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1930 - 1945
B. Đều chống lại kẻ thù của dân tộc
C. Đều xây dựng lực lượng trên cơ sở liên minh công- nông
D. Đều sử dụng bạo lực cách mạng
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 120 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Bài tập 2 trang 120 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Bài tập 1 trang 83 SBT Lịch sử 12 Bài 16
Bài tập 2 trang 86 SBT Lịch sử 12 Bài 16
Bài tập 3 trang 87 SBT Lịch sử 12 Bài 16
Bài tập 4 trang 88 SBT Lịch sử 12 Bài 16
Bài tập 5 trang 89 SBT Lịch sử 12 Bài 16