Bài tập 1 trang 8 SBT Lịch sử 12 Bài 2
1. Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô diễn ra trong thời gian
A. từ năm 1945 đến năm 1949.
B. từ năm 1945 đến năm 1950.
C. từ năm 1946 đến năm 1949.
D. từ năm 1946 đến năm 1950.
2. Chín tháng là thời gian nhân dân Liên Xô
A. Hoàn thành trước thời hạn 5 năm khôi phục kinh tế
B. Nghiên cứu và chế tạo thành công bom nguyên tử
C. Xây dựng hoàn chỉnh lý thuyết về mô hình XHCN.
D. Giúp đỡ các nước Đông Âu hoàn thành xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân
4. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là
A. Cân bằng lực lược quân sự của Mĩ và Liên Xô
B. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học – kĩ thuật Xô Viết
C. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.
D. Liên Xô trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân.
5. Đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng
A. Đầu thế giới.
B. Thứ hai thế giới.
C. Thứ ba thế giới.
D. Thứ tư thế giới.
6. Đặc điểm nổi bật của chính quyền các nước Đông Âu những năm 1944 - 1945 là gì:
A. Là chính quyền liên minh của giai cấp vô sản và nông dân.
B. Là chính quyền liên minh của giai cấp vô sản và tư sản.
C. Là chính quyền liên hiệp gồm đại biểu của các giai cấp, đảng phá tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít.
D. Chính quyền liên minh công - nông - binh, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
7. Thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu trong những năm 1950 -1970 là
A. Từ những nước nghèo đã trở thành các nước công nghiệp mới (NICs)
B. Tự phóng được vệ tinh nhân tạo của trái đất.
C. Từ những nước nghèo đã trở thành quốc gia công - nông - nghiệp.
D. Đi đầu về công nhiệp đện hạt nhân
8. Ý nào không phản ánh đúng công cuộc cải tổ của Goocbachốp?
A. Để củng cố quyền lực của Goocbachốp và Đảng Cộng sản
B. Để đổi mới mọi mặt của đời sống xã hội Xô viết.
C. Để sửa chữa những thiếu sót, sa lầm trước kia
D. Đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ và xây dựng CNX đúng như bản chất của nó.
9. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập ngày 21 - 12 - 1991 gồm
A. 9 quốc gia
B. 10 quốc gia.
C. 11 quốc gia.
D. 15 quốc gia.
10. Mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là ngày
A. 19-8-1991.
B. 21 -12-1991.
C. 24- 12- 1991.
D. 25- 12- 1991.
11. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là gì?
A. Xây dựng một mô hình CNXH chưa khoa học, đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.
B. Sự lạc hậu về khoa học - kĩ thuật nên không theo kịp sự phát triển chung của thế giới.
C. Chậm tiến hành cải cách, sửa đổi và khi thực hiện lại mắc phải nhiều sai lầm.
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nuớc
12. Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã
A. Chứng tỏ học thuyết Mac - Lê nin không phù hợp ở Châu Âu
B. Làm cho hệ thống XHCN thế giới không còn nữa
C. Làm cho hệ thống XHCN thế giới chỉ còn lại ở Châu Á và Mĩ latinh.
D. Giúp Mĩ hoàn thành mục tiêu đề ra trong chiến lược toàn cầu.
13. Bức tranh chung về tình hình nước Nga từ năm 1991 - 1995 là
A. Chính trị- xã hội ổn định, kinh tế phát triển, có vị thế cao trên trường quốc tế.
B. Kinh tế có bước phát triển mạnh, nhưng tình hình chính trị - xã hội vẫn rối ren.
C. Chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế tăng trưởng âm, vị thế quốc tế suy yếu.
D. Kinh tế phát triển, nhưng xã hội thiếu ổn định nên chưa có địa vị quốc tế.
14. Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung về nước Nga là:
A. Kinh tế được phục hồi, phát triển, xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.
B. Chính trị - xã hội ổn định, nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng âm.
C. Chính trị - xã hội không ổn định nên đã ảnh hưởng xấu đến vị thế quốc tế.
D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)
15. Chính sách đối ngọai của Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 vừa ngả về phương Tây, vừa khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước
A. Châu Á
B. Mĩ Latinh
C. Châu Phi
D. Thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7)
Hướng dẫn giải chi tiết
1. Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô diễn ra trong thời gian
- Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô diễn ra trong thời gian từ năm 1946 đến năm 1950.
- Chọn D
2. Chín tháng là thời gian nhân dân Liên Xô
- Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) hoàn thành trong vòng 4 năm 3 tháng.
- Chọn A
4. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là
- Khoa học - kĩ thuật phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
- Chọn C
5. Đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng
- Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thức hai trên thế giới (sau Mĩ),
- Chọn B
6. Đặc điểm nổi bật của chính quyền các nước Đông Âu những năm 1944 - 1945 là gì:
- Đặc điểm nổi bật của chính quyền các nước Đông Âu những năm 1944 - 1945 là chính quyền liên minh của giai cấp vô sản và nông dân.
- Chọn A
7. Thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu trong những năm 1950 -1970 là
- Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.
- Chọn C
8. Ý nào không phản ánh đúng công cuộc cải tổ của Goocbachốp?
- Ý không phản ánh đúng công cuộc cải tổ của Goocbachốp là: Để củng cố quyền lực của Goocbachốp và Đảng Cộng sản
- Chọn A
9. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập ngày 21 - 12 - 1991 gồm
- Ngày 21 - 12 -1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hòa trong Liên bang kí kết hiệp định thành lập Hội đồng các quốc gia độc lập (gọi tắt là SNG)
- Chọn C
10. Mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là ngày
- Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã. Ngày 25-12-1991, Goocbachop từ chức Tổng thống lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.
- Chọn D
11. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là gì?
- Nguyên nhân trước hết là do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
- Chọn A
12. Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã
- Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã làm cho hệ thống XHCN thế giới chỉ còn lại ở Châu Á và Mĩ latinh.
- Chọn C
13. Bức tranh chung về tình hình nước Nga từ năm 1991 - 1995 là
- Tình hình nước Nga từ năm 1991 - 1995 là chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế tăng trưởng âm, vị thế quốc tế suy yếu.
- Chọn C
14. Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung về nước Nga là:
- Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung về nước Nga Kinh tế được phục hồi, phát triển, xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.
- Chọn A
15. Chính sách đối ngọai của Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 vừa ngả về phương Tây, vừa khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước:
- Một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế.
- Mặt khác, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, … )
- Chọn A.
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
-
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đố vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là do
bởi thu thủy 18/01/2021
A. Sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
B. Chậm sửa chữa những sai lầm
C. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
D. Sai lầm trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đế quốc Ôt-tô-man ra đời như thế nào?
bởi Bo Bo 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao lại diễn ra cuộc chiến tranh Nga - Thổ?
bởi Nhi Nhi 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc XDCNXH tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ?
bởi Mai Linh 18/01/2021
A. Tạo ra sự đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa
B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu, khống chế thế giới của Mĩ
C. Tạo ra sự cân bằng về sức mạnh quân sự
D. Đưa quan hệ quốc tế trở lại trạng thái cân bằng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự chống phá của các thế lực thù địch tác động thế nào đến sự sụp đổ CNXH Liên Xô và Đông Âu?
bởi Việt Long 18/01/2021
A. Là nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ
B. Là nguyên nhân quyết định sự sụp đổ
C. Là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ
D. Không có tác động đến sự sụp đổ của Liên Xô
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu?
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 18/01/2021
A. Thủ tiêu sự cạnh tranh, động lực phát triển, khiến đất nước trì trệ
B. Không phù hợp với một nền kinh tế phát triển theo chiều rộng
C. Tạo ra cái cớ để các thế lực thù địch chống phá
D. Không phù hợp với mô hình kinh tế XHCN
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ tiếp tục mắc phải sai lầm
B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch
D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế- xã hội tồn tại lâu dài
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh chị nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
bởi Hồng Hạnh 17/01/2021
A. Chứng tỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới tất yếu sẽ sụp đổ
B. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội còn nhiều thiếu sót, hạn chế
C. Sự sụp đổ này cho thấy tính không khả thi của chế độ xã hội chủ nghĩa
D. Sự sụp đổ này kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự sụp đổ của CNXH Liên Xô và Đông Âu đã mang lại bài học nào quan trọng nhất cho Việt Nam trong quá trình xây dựng CNXH?
bởi hai trieu 18/01/2021
A. Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa
B. Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật để tránh tụt hậu
C. Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch
D. Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là lý do khiến Nga chuyển từ chính sách định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu- Á
bởi nguyen bao anh 18/01/2021
A. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa
B. Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng
C. Do chính sách định hướng Đại Tây Dương thực hiện không hiệu quả
D. Do lãnh thổ Nga ở khu vực châu Á kinh tế phát triển năng động
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quân bài chiến lược mà nước Nga sử dụng để đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình trong cộng đồng SNG là gì?
bởi bich thu 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hành động nào của Nga năm 2014 đã làm bùng phát căng thẳng giữa Nga với các nước phương Tây?
bởi Bình Nguyen 18/01/2021
A. Nga bảo vệ cựu tình báo CIA Edward Snowden
B. Nga sáp nhập vùng Crime vào lãnh thổ của mình
C. Nga ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu
D. Cựu điệp viên Nga bị đầu độc tại Anh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ai là người đắc cử Tổng thống trong 4 nhiệm kì ở Nga?
bởi Thùy Trang 18/01/2021
A. B. Enxin
B. V. Putin
C. Medvedev
D. Khrushchev
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm giống nhau giữa quá trình cải tổ của Liên Xô (từ năm 1985) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978)
bởi Hoàng Anh 17/01/2021
A. Bối cảnh lịch sử
B. Trọng tâm cải cách
C. Vai trò của Đảng cộng sản
D. Kết quả
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự khác biệt nào giữa quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc so với Liên Xô đã dẫn tới khác biệt về kết quả của 2 cuộc cải cách
bởi Phung Thuy 18/01/2021
A. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
B. Kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
C. Tiến hành cải cách cả về kinh tế- chính trị
D. Thực hiện mở cửa phát triển kinh tế
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
bởi May May 17/01/2021
A. Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
C. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
D. Sự trì trệ, khủng hoảng ở bản thân mỗi nước
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì?
bởi An Vũ 18/01/2021
A. Tiến hành đổi mới mạnh mẽ, lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.
B. Luôn đề phòng cảnh giác với nguy cơ diễn biến hoà bình, tự chuyển hóa.
C. Tuân thủ các quy luật phát triển khách quan, xây dựng cơ chế tập trung bao cấp.
D. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình hợp tác chỉ với các nước Đông Nam Á
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ thực tiễn giải quyết những khó khăn sau Cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta đã chứng minh luận điểm nào dưới đây?
bởi Nguyễn Hoài Thương 18/01/2021
A. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản nhất của mọi cuộc cách mạng.
B. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân lao động.
C. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài học kinh nghiệm gì từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 được rút ra cho cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945?
bởi Hồng Hạnh 17/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mỹ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh trong bối cảnh quan hệ quốc tế như thế nào?
bởi Spider man 17/01/2021
A. Mỹ và Liên Xô suy yếu về mọi mặt.
B. Xu thế hòa bình đối thoại ngày càng chiếm ưu thế.
C. Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ.
D. Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh giành được độc lập.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1994 đến năm 2000 là
bởi Co Nan 18/01/2021
A. Mở rộng hoạt động đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.
B. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cách mạng thế giới.
C. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh.
D. Ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự kiện nào thể hiện "Tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam."?
bởi Bo Bo 16/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Em hãy trình bày ý nghĩa của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)?
bởi Nhi Nhi 16/01/2021
A. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ
B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ
C. Buộc các nước phương Tây phải nể sợ
D. Khởi đầu sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Việc hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong tổ chức Liên Hợp quốc dựa trên cơ sở nền tảng nào?
bởi Dương Quá 16/01/2021
A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết.
D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cơ quan nào của Liên Hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
bởi Truc Ly 15/01/2021
A. Đại hội đồng
B. Hội đồng Bảo an
C. Hội đồng quản thác
D. Tòa án Quốc tế
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, nguyên tắc nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới?
bởi ngọc trang 16/01/2021
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc.
D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Liên Xô là một trong 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?
bởi Bảo Hân 16/01/2021
A. Đã duy trì được trật tự thế giới “hai cực” sau chiến tranh.
B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên Hợp quốc.
C. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.
D. Để xây dựng Liên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Tiến hành đổi mới mạnh mẽ, lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm
B. Luôn đề phòng cảnh giác với nguy cơ diễn biến hoà bình, tự chuyển hóa.
C. Tuân thủ các quy luật phát triển khách quan, xây dựng cơ chế tập trung bao cấp.
D. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình hợp tác chỉ với các nước Đông Nam Á
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một trong những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể rút ra từ thất bại của Liên Xô trong công cuộc cải tổ 1985 - 1991 là
bởi thuy tien 16/01/2021
A. Phải xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
B. Phải mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước.
C. Phải xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
D. Phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Theo dõi (0) 1 Trả lời