Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 17 Dãy hoạt động hóa học của kim loại giúp các em học sinh bước đầu vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dd axit, với nước và với dd muối. Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp 2 Kim loại.
-
Bài tập 1 trang 54 SGK Hóa học 9
Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.
B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
E. Mg, K, Cu, Al, Fe.
-
Bài tập 2 trang 54 SGK Hóa học 9
Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4? Giải thích và viết phương trình phản ứng.
a) Fe.
b) Zn.
c) Cu.
d) Mg.
-
Bài tập 3 trang 54 SGK Hóa học 9
Viết các phương trình hoá học:
a) Điều chế CuSO4 từ Cu.
b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3.
(Các hoá chất cần thiết coi như có đủ).
-
Bài tập 4 trang 54 SGK Hóa học 9
Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho:
a) Kẽm vào dung dịch đồng sunfat.
b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat.
c) Kẽm vào dung dịch magie clorua.
d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua.
Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.
-
Bài tập 5 trang 54 SGK Hóa học 9
Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
-
Bài tập 15.5 trang 18 SBT Hóa học 9
Cho các kim loại được ghi bằng các chữ: M, N,O, P tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi ở bảng dưới đây :
+ M tác dụng với dung dịch HCl → giải phóng hiđro chậm
+ N tác dụng với dung dịch HCl → giải phóng hiđro nhanh, dung dịch nóng dán
+ O tác dụng với dung dịch HCl → không có hiện tượng gì xáy ra
+ P tác dụng với dung dịch HCl → giải phóng hiđro rất nhanh, dung dịch nóng lên
Theo em nếu sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần, thì cách sắp xếp nào đúng trong các cách sắp xếp sau ?
A. M, N, O, P
B. N, M, P, O
C. P, N, M, O
D. O, N, M, P
-
Bài tập 15.9 trang 19 SBT Hóa học 9
Hãy sắp xếp các kim loại trong từng dãy theo chiều mức độ hoạt động hoá học giảm dần :
a) K, Cu, Mg, Al, Zn, Fe
b) Fe, Na, Pb, Cu, Ag, Au
c) Mg, Ag, Fe, Cu, Al
-
Bài tập 15.11 trang 20 SBT Hóa học 9
Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có một trường kiềm là:
A. Na, Fe, K
B. Na, Cu, K
C. Na, Ba, K
D. Na, Pb, K
-
Bài tập 15.12 trang 20 SBT Hóa học 9
Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hoá và tính khử
B. tính bazơ
C. tính oxi hoá
D. tính khử.
-
Bài tập 15.13 trang 20 SBT Hóa học 9
Dung dịch muối tác dụng được với cả Ni và Pb là
A. Pb(NO3)2
B. Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)2
D. Ni(NO3)2
-
Bài tập 15.17 trang 20 SBT Hóa học 9
Các kim loại được xếp theo mức độ hoạt động hoá học tăng dần là:
A. Na, Al, Zn, Pb, Fe, Ag, Cu
B. Al, Zn, Fe, Na, Cu, Ag, Pb
C. Ag, Cu, Pb, Zn, Fe, Al, Na
D. Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na
-
Bài tập 15.18 trang 20 SBT Hóa học 9
Cho phương trình hoá học sau: FexOy + yH2 → A + B
A và B lần lượt là:
A. xFe, H2O
B. Fe, yH2O
C. xFe, yH2O
D. Fe, xH2O
-
Bài tập 15.19 trang 20 SBT Hóa học 9
Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây ? (Biết hoá trị của kim loại trong khoảng từ I đến III)
A. Ca
B. Mg
C. Al
D. Fe
-
Bài tập 15.20 trang 21 SBT Hóa học 9
Dung dịch M có chứa CuSO4 và FeSO4.
a) Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 3 muối tan.
b) Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 2 muối tan.
c) Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 1 muối tan.
Giải thích mỗi trường hợp bằng phương trình hoá học.
-
Bài tập 15.21 trang 21 SBT Hóa học 9
Cho các dung dịch CuSO4, FeSO4, MgSO4, AgNO3 và các kim loại Cu, Fe, Mg, Ag. Theo em những cặp chất nào (kim loại và muối) phản ứng được với nhau ? Viết các phương trình hoá học.