YOMEDIA
NONE

Hoá học 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ


Nội dung bài học Phản ứng hữu cơ cung cấp các khái niệm, định nghĩa về cách phân loại thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách,... Đồng thời cũng trình bày rõ ràng đặc điểm của phản ứng hữu cơ trong hóa học hữu cơ.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phân loại phản ứng hữu cơ

1.1.1. Phản ứng thế

  • Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
  • Ví dụ: Phản ứng của metan với clo

CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl

  • Thay thế nhóm -OH của axit bằng nhóm C2H5O của ancol etylic

  • Phản ứng của ancol etylic với axit HBr tạo thành etyl bromua

C2H5OH + HBr  C2H5OH + H2O

1.1.2. Phản ứng cộng

  • Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử mới.

  • Ví dụ: Phản ứng của etilen với dung dịch brom

C2H4 + Br2→ C2H4Br2

  • Phản ứng của axetilen với hidro clorua

C2H2 + HCl → C2H3Cl

1.1.3. Phản ứng tách

  • Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.
  • Ví dụ: Tách nước (đềhidrat hóa) ancol etylic để điều chế etilen trong phòng thí nghiệm

  • Tách Hidro (Đềhidro hóa) ankan điều chế anken

1.2. Đặc điểm của phản ứng hóa học trong hóa học hữu cơ

1.2.1. Các phản ứng hoá học trong hữu cơ thường xảy ra chậm. Do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó phân cắt.

  • Trộn NaOH với HCl phản ứng xảy ra ngay lập tức
  • Phản ứng este hóa của ancol etylic và axitaxetic phải kéo dài nhiều giờ.

1.2.2. Phản ứng hữu cơ thường thu được nhiều sản phẩm. Do các liên kết có độ bền tương tự nhau nên trong cùng một điều kiện có thể phân cắt nhiều liên kết.

Khi cho clo tác dụng với metan (có ánh sáng khuyếch tán) thu được hỗn hợp CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3 ...

Bài tập minh họa

Bài 1:

Cho các phản ứng:

A. Benzen tác dụng với Brom khi có mặt bột sắt

B. Etilen tác dụng với Hidrobromua.

C. Axetilen tác dụng với nước trong điều kiện có to và xúc tác.

Hãy viết các PTPƯ .

Hướng dẫn:

A. C6H6 + Br C6H5Br + HBr

B. C2H4 + HBr  → C2H5Br

C. C2H2 + H2O   CH3CHO

 

3. Luyện tập Bài 23 Hóa học 11

Sau bài học cần nắm:

  • Khái niệm, định nghĩa về cách phân loại thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách,...
  • Đặc điểm của phản ứng hữu cơ trong hóa học hữu cơ.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 23 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 Bài 23.

Bài tập 1 trang 105 SGK Hóa học 11

Bài tập 2 trang 105 SGK Hóa học 11

Bài tập 3 trang 105 SGK Hóa học 11

Bài tập 4 trang 105 SGK Hóa học 11

Bài tập 23.1 trang 33 SBT Hóa học 11

Bài tập 23.2 trang 33 SBT Hóa học 11

Bài tập 23.3 trang 33 SBT Hóa học 11

Bài tập 23.4 trang 33 SBT Hóa học 11

Bài tập 23.5 trang 33 SBT Hóa học 11

Bài tập 23.6 trang 34 SBT Hóa học 11

Bài tập 23.7 trang 34 SBT Hóa học 11

Bài tập 1 trang 131 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 2 trang 131 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 3 trang 132 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 4 trang 132 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 5 trang 132 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 6 trang 132 SGK Hóa học 11 nâng cao

4. Hỏi đáp về Bài 23 Chương 4 Hóa học 11

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON