Bài tập 1 trang 131 SGK Hóa học 11 nâng cao
Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách, phản ứng phân hủy trong hóa hữu cơ. Cho ví dụ minh họa.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 1
Câu a:
Phản ứng thế: là phản ứng trong đó có một nguyên tử hay nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một hay một nhóm nguyên tử khác.
Ví dụ: CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl (đk: ánh sáng)
CH3CH2OH + HBr → CH3CH2Br + H2O
Câu b:
Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.
Thông thường phản ứng cộng xảy ra đối với hợp chất có chứa liên kết đôi hay liên kết ba.
Ví dụ: CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
CH≡CH + 2HCl → CH3-CHCl2
Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi hợp chất hữu cơ.
Ví dụ
Phản ứng đề hiđro hóa: là phản ứng tách H2 ra khỏi phân tử.
CH3-CH3 → CH2=CH2 + H2 (đk: to, xt)
Phản ứng đề hiđrat hóa là phản ứng tách H2O ra khỏi phân tử.
C2H5 → CH2=CH2 + H2O (đk: H2SO4, 170oC)
-- Mod Hóa Học 11 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.