Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 90181
Một khối khí lí tưởng ban đầu có áp suất p, thể tích V, nhiệt độ T, sau đó ¼ lượng khí thoát ra ngoài thì áp suất của khí còn lại trong bình là (giả sử nhiệt độ của khối khí không thay đổi)
- A. 0,25 p.
- B. 0,75 p.
- C. 1,25 p.
- D. p.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 90182
Một thước thép ở 25oC có độ dài 3 m, hệ số nở dài của thép là a = 11.10–6 K–1. Khi nhiệt độ tăng đến 45oC, độ nở dài của thước thép này là
- A. 0,66 mm.
- B. 2,006 m.
- C. 6,6 mm.
- D. 0,33 mm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 90187
Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 33oC, áp suất của khí trong bình là 300 kPa. Giảm nhiệt độ của khí đi 4oC thì áp suất của khí trong bình là
- A. 271,57 kPa.
- B. 300,92 kPa.
- C. 206 kPa.
- D. 296,08 kPa.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 90189
Hệ thức nào sau đây không đúng với phương trình trạng thái khí lý tưởng?
- A. \(\frac{{pT}}{V}\)= hằng số.
- B. \(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
- C. \(\frac{{pV}}{T}\)= hằng số.
- D. pV ~ T.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 90190
Ở nhiệt độ 177oC thể tích của một khối khí là 30 lít. Sau khi làm lạnh đẳng áp đến nhiệt độ 27oC thì thể tích của khối khí đó là
- A. 20 lít.
- B. 15 lít.
- C. 12 lít.
- D. 13,5 lít.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 90192
Một khối khí lí tưởng ban đầu có áp suất p, thể tích V, nhiệt độ T, sau đó 1/5 lượng khí thoát ra ngoài thì áp suất của khí còn lại trong bình là (giả sử nhiệt độ của khối khí không thay đổi)
- A. 0,2 p.
- B. p.
- C. 1,2 p.
- D. 0,8 p.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 90193
Tìm phát biểu sai khi nói về nội năng của vật.
- A. Nội năng là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- B. Nội năng của khí lí tưởng phụ thuộc vào thể tích và nhiệt độ.
- C. Nội năng có đơn vị là Jun (J).
- D. Độ biến thiên nội năng của chất khí trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 90196
Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt?
- A. Động cơ ô tô.
- B. Động cơ quạt điện.
- C. Động cơ tàu hỏa.
- D. Động cơ tàu thuỷ.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 90198
Người ta thực hiện một công 70 J để nén khí trong xilanh. Biết rằng nội năng của khí tăng thêm 20 J. Chọn kết luận đúng.
- A. Khí truyền nhiệt là 40 J.
- B. Khí nhận nhiệt 40 J.
- C. Khí truyền nhiệt là 50 J.
- D. Khí nhận nhiệt 50 J.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 90200
Phát biểu đúng.
- A. Động lượng là một đại lượng vô hướng.
- B. Xung lượng của lực là một đại lượng vô hướng.
- C. Độ lớn động lượng tỉ lệ với vận tốc của vật.
- D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 90206
Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 2 kg, m2 = 3 kg đang chuyển động theo hai hướng vuông góc nhau với tốc độ lần lượt là 4 m/s và 2 m/s. Độ lớn động lượng của hệ là
- A. 2 kg.m/s.
- B. 10 kg.m/s.
- C. 8 kg.m/s.
- D. 14 kg.m/s.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 90208
Đơn vị của công
- A. kW.h.
- B. N/m.
- C. kg.m/s2.
- D. kg.m2/s.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 90295
Một vật đang ở trạng thái nghỉ trên mặt phẳng nằm ngang thì được kéo bởi một lực kéo có độ lớn không đổi 2 N và có phương hợp với phương ngang góc 60o. Công của lực kéo khi vật dời chỗ được đoạn đường 8 m là
- A. 16 J.
- B. 8 J.
- C. 4 J
- D. 2 J.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 90300
Một vật được thả rơi tự do xuống mặt đất, trong quá trình rơi của vật thì
- A. động năng tăng, thế năng tăng.
- B. động năng giảm, thế năng giảm.
- C. động năng tăng, thế năng giảm.
- D. động năng giảm, thế năng tăng.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 90312
Mối liên hệ giữa độ lớn động lượng p và động năng Wđ của một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v là
- A. p2 = 2m.Wđ
- B. p = v. Wđ
- C. p = 2mv. Wđ
- D. p = 2m. Wđ
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 90318
Thế năng trọng trường không phụ thuộc vào
- A. khối lượng của vật.
- B. gia tốc trọng trường
- C. vận tốc của vật.
- D. vị trí đặt vật.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 90326
Một lò xo có độ cứng 200 N/m, khi lò xo có thế năng đàn hồi 0,25 J thì lò xo bị biến dạng đoạn
- A. 0,05 cm.
- B. 5 cm.
- C. 4 cm.
- D. 8 cm.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 90331
Điều nào sau đây là sai khi nói về cơ năng?
- A. Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng.
- B. Cơ năng của vật được bảo toàn khi vật chịu tác dụng của trọng lực hoặc lực đàn hồi.
- C. Cơ năng của vật có thể âm.
- D. Cơ năng của vật là đại lượng véctơ.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 90344
Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 6 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Độ cao cực đại mà hòn đá đạt tới là
- A. 18 m.
- B. 10 m.
- C. 1,25 m.
- D. 1,8 m.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 90345
Một vật có khối lượng m trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 10 m, và nghiêng một góc 30o so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng bằng 0,3. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn gần bằng
- A. 6,93 m/s.
- B. 7,75 m/s.
- C. 8,94 m/s.
- D. 8,08 m/s.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 90347
Chọn phát biểu đúng về lực tương tác giữa các phân tử.
- A. Giữa các phân tử có cả lực hút và lực đẩy.
- B. Giữa các phân tử chỉ có lực hút hoặc lực đẩy.
- C. Giữa các phân tử chỉ có lực đẩy.
- D. Giữa các phân tử chỉ có lực hút.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 90348
Trong hệ tọa độ (V,T) đường biểu diễn nào là đường đẳng áp?
- A. Đường cong hyperbol.
- B. Đường thẳng song song với trục OV.
- C. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.
- D. Đường thẳng song song với trục OT.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 90350
Trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, nếu áp suất tăng gấp đôi thì khối lượng riêng của chất khí
- A. giảm một nửa.
- B. tăng gấp đôi.
- C. không đổi.
- D. không đủ dữ kiện để xác định sự thay đổi.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 90351
Nén đẳng nhiệt một khối khí có thể tích 12 lít giảm còn 4 lít thì áp suất
- A. tăng lên 4 lần.
- B. tăng lên 3 lần.
- C. giảm đi 3 lần.
- D. không đổi
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 90356
Đặc tính nào dưới đây là của chất rắn đơn tinh thể?
- A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
- B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
- C. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
- D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 90359
Một thước thép ở 20oC có độ dài 2 m, hệ số nở dài của thép là a = 11.10–6 K–1. Khi nhiệt độ tăng đến 40oC, độ nở dài của thước thép này là
- A. 0,22 mm.
- B. 2,004 m.
- C. 4,4 mm.
- D. 0,44 mm.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 90363
Chọn câu sai?
- A. Giữa các phân tử có cả lực hút và lực đẩy.
- B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
- C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
- D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 90365
Hệ thức nào dưới đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
- A. \({p_1}{V_1}{T_1} = {p_2}{V_2}{T_2}\)
- B. \(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_2}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_1}}}\)
- C. \(\frac{{{T_2}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{p_1}}}\)
- D. \(\frac{{{T_1}{p_1}}}{{{V_1}}} = \frac{{{T_2}{p_2}}}{{{V_2}}}\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 90366
Người ta thực hiện một công 120 J để nén khí trong xilanh. Biết rằng nội năng của khí tăng thêm 20J. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Khí truyền nhiệt là 100 J.
- B. Khí nhận nhiệt 100 J.
- C. Khí truyền nhiệt là 140 J.
- D. Khí nhận nhiệt 140 J.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 90369
Trong hệ tọa độ (V,T) đường biểu diễn nào là đường đẳng áp?
- A. Đường cong hyperbol.
- B. Đường thẳng song song với trục OV.
- C. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.
- D. Đường thẳng song song với trục OT.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 90372
Người ta thực hiện một công 70 J để nén khí trong xilanh. Biết rằng nội năng của khí tăng thêm 20 J. Chọn kết luận đúng.
- A. Khí truyền nhiệt là 40 J.
- B. Khí nhận nhiệt 40 J.
- C. Khí truyền nhiệt là 50 J.
- D. Khí nhận nhiệt 50 J.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 90376
Một lượng khí ở áp suất p1 = 750mmHg, nhiệt độ t1 = 270C có thể tích V1 = 76cm3. Khi lượng khí đó có nhiệt độ t2 = 330C và áp suất p2 = 760 mmHg thì thể tích V2 của nó là
- A. V2 = 76,5 cm3.
- B. V2 = 69 cm3
- C. V2 = 38,3 cm3
- D. V2 = 83,3 cm3.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 90382
Một vật nhỏ khối lượng m = 100g gắn vào đầu môt lò xo đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m(khối lượng không đáng kể), đầu kia của lò xo được gắn cố định. Hệ được đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật giãn ra 5cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Cơ năng của hệ vật tại vị trí đó là:
- A. 200.10-2 J.
- B. 25.10-2 J.
- C. 50.10-2 J.
- D. 100.10-2 J.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 90406
Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 2,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao:
- A. 1,0 m.
- B. 9,8 m.
- C. 0,204 m.
- D. 0,102 m.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 90410
Khi vận tốc của một vật tăng gấp bốn, thì
- A. động lượng của vật tăng gấp tám lần.
- B. động năng của vật tăng gấp mười sáu lần.
- C. động năng của vật tăng gấp bốn lần.
- D. thế năng của vật tăng gấp hai lần.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 90411
Động năng của một vật tăng khi
- A. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
- B. vận tốc của vật v = const.
- C. vận tốc của vật giảm.
- D. các lực tác dụng lên vật không sinh công
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 90413
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo thế năng?
- A. N.m.
- B. N/m.
- C. W.s.
- D. kg.m2/s2.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 90415
Một lực F = 100N tác dụng lên vật làm vật di chuyển đoạn đường 20m theo phương lực trong thời gian 5s. Công của lực là:
- A. 10000J.
- B. 400J.
- C. 5000J.
- D. 2000J.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 90417
Một vật được ném lên độ cao 1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng:
- A. 7 J
- B. 5 J.
- C. 4J.
- D. 6 J.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 90419
Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất tăng một lượng Δp=50 kPa. Áp suất ban đầu của khí đó là :
- A. 60 kPa
- B. 80 kPa
- C. 40 kPa
- D. 100 kPa