Nếu các em có những khó khăn nào về bài giảng Vật lý 12 Bài 1 Dao động điều hòa các em vui lòng đặt câu hỏi để được giải đáp ở đây nhé. Các em có thể đặt câu hỏi nằm trong phần bài tập SGK, bài tập nâng cao, cộng đồng Vật lý HỌC247 sẽ sớm giải đáp cho các em.
Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lí thật tốt để chuẩn bị cho kì thi THPTQG nhé.
Danh sách hỏi đáp (1069 câu):
-
Tra xanh Cách đây 6 năm
Một chất điểm xuất phát từ điểm M chuyển động đều trên đường tròn bán kính 6cm, ngược chiều kim đồng hồ như hình vẽ. Biết tốc độ chuyển động của chất điểm là v = 60cm/s. Tìm phương trình hình chiếu của chất điểm lên trục Ox.
A.\(x = 6\cos (10t + \frac{\pi}{3})\) (cm)
B.\(x = 6\cos (10t - \frac{\pi}{3})\) (cm)
C.\(x = 6\cos (10\pi t + \frac{\pi}{6})\) (cm)
D.\(x = 6\cos (10\pi t + \frac{\pi}{6})\) (cm)
25/03/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0) -
thu hảo Cách đây 6 năm
Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên trục tọa độ Ox thuộc cùng mặt phẳng quỹ đạo, gốc O trùng tâm đường tròn có phương trình là: \(x = 6\cos (10\pi t - \frac{\pi}{3})(cm)\). Bán kính quỹ đạo đường tròn là:
A.6 cm.
B.10 cm.
C.6\(\pi\) cm.
D.10 \(\pi\)cm.
25/03/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)1Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Gửi câu trả lời HủyĐào Lê Hương Quỳnh Cách đây 6 nămMột vật dao động điều hoà với phương trình \(x=5\cos(5\pi t+\frac \pi 3)(cm)\). Biết ở thời điểm t có li độ là 3cm. Li độ dao động ở thời điểm sau đó 1/30(s) là
A.4,6cm.
B.0,6cm.
C.-3cm.
D.4,6cm hoặc 0,6cm.
07/01/2019 | 39 Trả lời
Theo dõi (0)Phong Vu Cách đây 6 nămMột vật dao động điều hoà theo phương trình \(x=10\cos10\pi t\;(cm)\). Thời điểm vật đi qua vị trí N có li độ \(x_N = 5cm\) lần thứ 2009 theo chiều dương là
A.4018s.
B.408,1s.
C.410,8s.
D.401,77s.
07/01/2019 | 41 Trả lời
Theo dõi (0)Đào Thị Nhàn Cách đây 6 nămMột chất điểm chuyển động đều trên quỹ đạo là đường tròn. Hình chiếu của nó lên trục tọa độ Ox thuộc cùng mặt phẳng quỹ đạo, gốc O trùng tâm đường tròn có phương trình là: \(x = 6\cos (10\pi t - \frac{\pi}{3})(cm)\). Tìm quãng đường hình chiếu này chuyển động trong 1 giây.
A.120 cm
B.60 cm
C.30 cm
D.24 cm
27/03/2019 | 6 Trả lời
Theo dõi (0)bach dang Cách đây 6 nămMột chất điểm chuyển động đều trên quỹ đạo là đường tròn. Hình chiếu của nó lên trục tọa độ Ox thuộc cùng mặt phẳng quỹ đạo, gốc O trùng tâm đường tròn có phương trình là: \(x = 6\cos (10\pi t - \frac{\pi}{3})(cm)\). Tìm phương trình vận tốc của hình chiếu này:
A.\(v = 60\pi\cos (10\pi t - \frac{\pi}{3})(cm/s)\)
B.\(v = 60\pi\cos (10\pi t + \frac{\pi}{6})(cm/s)\)
C.\(v = 60\pi\sin (10\pi t - \frac{\pi}{3})(cm/s)\)
D.\(v = -60\sin (10\pi t - \frac{\pi}{3})(cm/s)\)
07/01/2019 | 30 Trả lời
Theo dõi (0)hi hi Cách đây 6 nămứng với pha dao động pi/3 rad, gia tốc của 1 vật dao động điều hòa có giá trị a=-30m/s^2. tần số dao động là 5 Hz. lấy pi^2=10. li độ và vận tốc của vật là.
đáp án x=3cm, v=-30picăn3 cm/s
mình giải ra x=6cm, v vẫn vậy. mong bạn chỉ giúp mình
28/03/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Chai Chai Cách đây 6 nămĐể nghiên cứu dao động của một tòa nhà, một người đã nghiên cứu một thiết bị phát hiện dao động gồm một thanh thép mỏng nhẹ, một đầu gắn chặt vào tòa nhà, đầu kia treo những vật có khối lượng khác nhau. Người đó nghĩ rằng dao động của tòa nhà sẽ làm cho vật nặng dao động đến mức có thể nhận thấy được. Để đo độ cứng của thanh thép khi nằm ngang, người ấy treo vào đầu tự do một vật có khối lượng 0,05kg và thấy đầu này võng xuống một đoạn 2,5mm.Thay đổi khối lượng của vật treo người đó nhận thấy thanh thép dao động mạnh nhất khi vật có khối lượng 0,08kg. Chu kỳ dao động của tòa nhà là:
A.0,201s B.0,4s C.0,5s D.0,125s
07/01/2019 | 33 Trả lời
Theo dõi (0)Tra xanh Cách đây 6 nămtốc độ âm thanh không phụ thuộc vào
A.tính đàn hồi của môi trường
B.mật độ của môi trường
C.cường độ âm
D.nhiệt độ của môi trường
28/03/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Dell dell Cách đây 6 nămĐiều nào sau đây đúng khi so sánh dao động cưỡng bức và dao động duy trì của một con lắc?
A. Khi tần số ngoại lực bằng tần số riêng của hệ thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
B. Là dao động điều hòa với tần số bằng tần số riêng của hệ.
C. Là dao động điều hòa với tần số bằng tần số của ngoại lực.
D. Dao động cưỡng bức có chu kì bằng chu kì ngoại lực, dao động duy trì có chu kì bằng chu kì riêng của hệ.
giải thích giúp em với nhé
28/03/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)My Le Cách đây 6 nămhiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra khi
A.ma sát của môi trường rât nhỏ
B.tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động
C.tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ dao động
D.tần số của lực cưỡng bức bé hơn tần số riêng của hệ dao động
mọi người giải thích giúp em chỗ tần số với , khi nào thì dao động bằng tần số riêng của hệ khi nào thì lớn hơn và nhỏ hơn. em bị mơ hồ chỗ này lăm ạ
28/03/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Nguyễn Lệ Diễm Cách đây 6 nămMột vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng anpha = 30 độ. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi cùng với sự tăng khoảng cách x tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng theo qui luật hệ số ma sát = 0,1x. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10m/s2. Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại là.
A. t = 2,675s B. t = 3,375s C. t = 5,356s D. t = 4,378s
28/03/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Lê Tường Vy Cách đây 6 nămKết luận nào sau đây KO ĐÚNG?
A. Tần số dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực cưỡng bức.
B. Biên độ dao động ko phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực cưỡng bức.
C. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực.
D. Khi biên độ dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại thì vật dao động với tần số bằng tần số dao động riêng của vật.29/03/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Lê Thánh Tông Cách đây 6 nămLực kéo về không có tính chất sau đây:
A.Biến thiên điều hoà cùng tần số với tần số riêng của hệ.
B.Luôn hướng về vị trí cân bằng.
C.Luôn đổi chiềukhi vật qua VTCB.
D.Có giá trị cực đại khi vật đi qua VTCB29/03/2019 | 1 Trả lời
Theo dõi (1)Sếp Đăng Cách đây 6 nămMột vật dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Tại thời điểm t1, vật đi qua vị trí cân bằng. Trong khoảng thời gian từ thời điểm t1 đến thời điểm t2=t1+1/6s, vật không đổi chiều chuyển động và tốc độ của vật giảm còn một nữa. Trong khoảng thời gian từ thồi điểm t2 đến thời điểm t3=t2+1/6s, vật đi được quãng đường 6cm. Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động là
A. 37,7m/s B. 0,38m/s C. 1,41m/s D. 224m/s
11/08/2018 | 0 Trả lời
Theo dõi (0)Mona Sophia Cách đây 6 nămChất điểm dao động điều hòa theo pt x=3sin(5×pi×t+ pi/6). Trong 1s đầu tiên từ thời điểm t=0, chất điểm qua vị trí có li độ x=+1cm bao nhiêu lần? Vẽ vòng tròn lượng giác ra
10/08/2018 | 0 Trả lời
Theo dõi (0)Nguyen Anh Cách đây 6 nămMột dao động tắt dần sau 5 chu kì cơ năng dao động còn lại 81,7% phần cơ năng ban đầu. Tìm độ giảm sau mỗi chu kì
29/07/2018 | 0 Trả lời
Theo dõi (0)Duy Thanh Cách đây 6 nămMột vật dao động điều hoà với phương trình ly độ có dạng x=Acos(2πt/T + φ), t tính theo đơn vị giây. Ở thời điểm t1 thì ly độ là x1 ; ở thời điểm t2 = t1 + ( 2k + 1 )xT/2 ( k là số nguyên thì ly độ là x2. Kết luận đúng là
A.x2+x1=0 B.x2 + x1=A
27/07/2018 | 0 Trả lời
Theo dõi (0)Trang ThuNguyen Cách đây 6 nămmột vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ là A. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà động năng bằng 3 lần thế năng là
16/07/2018 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Trương Văn Thiện Cách đây 6 nămMột chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox với biên độ 10cm, chu kỳ 2s. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Tốc độ trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian ngắn nhất khi chất điểm đi từ vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng đến vị trí có động năng bằng 1/3 lần thế năng là :
14/07/2018 | 2 Trả lời
Theo dõi (0)Gia Linh Cách đây 6 năm2/: Một vật nhỏ có khối lượng là 400g được treo vào lò xo nhẹ có độ cứng là 160N/m. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 10cm.Vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là bao nhiêu?
Hai lò xo có cùng chiều dài tự nhiên. Khi treo vật m= 200g bằng lò xo K1 thì nó dao động với T1= 0,3s. Thay bằng lò xo K2 thì chu kì dao động là T2=0,4s.Nối 2 lò xo trên bằng 1 lò xo dài gấp đôi rồi treo vật m trên vào thì chu kì là bao nhiêu?
14/07/2018 | 0 Trả lời
Theo dõi (0)Nguyễn Thị Thúy Cách đây 7 nămHai vật M1 và M2 dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn dự phụ thuộc của li độ x1 của M1 và vận tốc v2 của M2 theo thời gian t. Hai dao động của M1 và M2 lệch pha nhau:
A. \(\frac{\pi }{3}\) B. \(\frac{\pi }{6}\) C. \(\frac{5\pi }{6}\) D. \(\frac{2\pi }{3}\)
27/06/2018 | 2 Trả lời
Theo dõi (0)Quỳnh Anh Cách đây 7 nămcho con lắc lò xo treo thẳng đứng từ vị trí cân bằng đưa vật lên vị trí thẳng đứng 1 đoạn 10 cm rồi thả nhẹ sau khoảng thời gian ngắn nhất tương ứng là a và b kể từ lúc thả vật thì F đàn hồi và F kéo về của con lắc lò xo lần lượt triệt tiêu với a/b = 2/3 lấy g =10m/s2 chu kì dao động của con lắc là
26/06/2018 | 0 Trả lời
Theo dõi (0)Nguyen Thanh Trang Cách đây 7 nămgia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên
a. cùng tần số và ngược pha với li độ
b. khác tần số và ngược pha với li độ
c. khác tần số và ngược pha với li độ
d. cùng tần sô và cùng pha với li độ
28/05/2018 | 0 Trả lời
Theo dõi (1)Việt Dũng Cách đây 7 nămphương trình dao động của một vật là x=5cos(2pit+pi/3)cm . tốc độ cực đại của vật là bao nhiêu?
17/05/2018 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)
XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12