Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 166 SGK Vật lý 11
Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng?
-
Bài tập 2 trang 166 SGK Vật lý 11
Chiết suất tỉ đối \(n_{21}\) của môi trường (2) đối với môi trường (1) là gì?
-
Bài tập 3 trang 166 SGK Vật lý 11
Chiết suất tuyệt đối n của một môi trường là gì? Viết hệ thức liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
-
Bài tập 4 trang 166 SGK Vật lý 11
Thế nào là tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng?
Chứng tỏ: \(n_2_1=\frac{1}{n_{21}}\)
Nước có chiết suất là . Chiết suất của không khí đối với nước là bao nhiêu?
-
Bài tập 5 trang 166 SGK Vật lý 11
Một tia sáng truyền đến mặt thoáng của nước. Tia này cho một tia phản xạ ở mặt thoáng và một tia khúc xạ. Người vẽ các tia sáng này quên ghi lại chiều truyền trong hình 26.7. Tia nào dưới đây là tia tới?
A. Tia S1I.
B. Tia S2I.
C. Tia S3I.
D. S1I; S2I; S3I đều có thể là tia tới.
-
Bài tập 6 trang 166 SGK Vật lý 11
Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc với nhau. Nước có chiết suất là \(\frac{4}{3}\). Góc tới của tia sáng là bao nhiêu (tính tròn số)?
A. 37o
B. 42o
C. 53o
D. Một giá trị khác A, B, C.
-
Bài tập 7 trang 166 SGK Vật lý 11
Có ba môi trường trong suốt (1), (2), (3). Với cùng góc tới i, một tia sáng khúc xạ như hình 26.8 khi truyền từ (1) vào (2) và từ (1) vào (3).
Vẫn với góc tới i, khi tia sáng truyền từ (2) vào (3) thì góc khúc xạ là bao nhiêu (tính tròn số)?
A. 22o..
B. 31o.
C. 38o.
D. Không tính được, vì thiếu yếu tố.
-
Bài tập 8 trang 166 SGK Vật lý 11
Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô khỏ mặt nước là 4 cm. Chếch ở trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4 cm và ở đáy dài 8 cm. Tính chiều sâu của nước trong bình.Chiết suất của nước là .
-
Bài tập 9 trang 166 SGK Vật lý 11
Một tia sáng được chiếu đến điểm giữa của mặt trên khối lập phương trong suốt, chiết suất n = 1,50 (Hình 29.6). Tính góc tới i lớn nhất để tia khúc xạ vào trong khối còn gặp mặt đáy của khối.
-
Bài tập 1 trang 217 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng.
Chiết suất tí đối giữa môi trương khúc xạ và môi trường tới
A. luôn lớn hơn 1.
B. luôn nhỏ hơn 1.
C. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
D. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
-
Bài tập 2 trang 217 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền sáng
A. luôn lớn hơn 1
B. bằng 1
C. luôn nhỏ hơn 1
D. luôn lớn hơn 0
-
Bài tập 3 trang 217 SGK Vật lý 11 nâng cao
Một bản mặt song song (một bản trong suốt giới hạn bởi hai mặt phẳng song song) có bể dày 10cm, chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia sáng SI có góc tới là 45°.
a) Chứng tỏ ràng tia sáng ló ra khỏi bân có phương song song với tia tới. Vẽ đường đi của tia sáng qua bản.
b) Tính khoảng cách giữa giá của tia ló và tia tới.
-
Bài tập 4 trang 218 SGK Vật lý 11 nâng cao
Một bản mặt song song có bề dày 6cm, chiết suất n = 1,5, được đặt trong không khí.
a) Vật là một điểm sáng S cách bản 20cm. Xác định vị trí của ảnh.
b) Vật AB = 2 cm đặt song song với bản. Xác định vị trí và độ lớn của ảnh.
-
Bài tập 5 trang 218 SGK Vật lý 11 nâng cao
Một cái chậu đặt trên một mặt phẳng nằm ngang, chứa một lớp nước dày 20 cm, chiết suất n=4/3. Đáy chậu là một gương phẳng. Mắt M cách mặt nước 30 cm, nhìn thẳng góc xuống đáy chậu. Xác định khoảng cách từ ảnh của mắt tới mặt nước.
-
Bài tập 26.1 trang 69 SBT Vật lý 11
Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước (chiết suất 4/3) dưới góc tới 45o. Góc khúc xạ sẽ vào khoảng
A. 22o B. 32o
C. 42o D. 52o
-
Bài tập 26.2 trang 69 SBT Vật lý 11
Trong một thí nghiệm về sự khúc xạ ánh sáng, một học sinh ghi lại trên tấm bìa ba đường truyền của các tia sáng xuất phát từ một tia đầu tiên. Chọn câu khẳng định đúng
A. IR1 là tia tới; IR2, IR3 là các tia khúc xạ
B. IR2 là tia tới; IR1 là tia khúc xạ; IR3 là tia phản xạ
C. IR3 là tia tới; IR1 là tia khúc xạ; IR2 là tia phản xạ
D. Cả ba khẳng định A, B, C đều sai
-
Bài tập 26.3 trang 69 SBT Vật lý 11
Gọi môi trường tô màu xám là môi trường 1; môi trường để trắng là môi trường 2; n1 là chiết suất của môi trường 1; n2 là chiết suất của môi trường 2. Chọn khẳng định đúng
A. n1 > n2 B. n1 = n2
C. n1 < n2 D. Còn tùy thuộc vào chiều truyền ánh sáng
-
Bài tập 26.4 trang 69 SBT Vật lý 11
Nếu tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau, mặt khác góc tới là 30° thì chiết suất tỉ đối n21 có giá trị bao nhiêu (tính tròn với hai chữ số) ?
A, 0,58. B. 0,71.
C. l,7. D. Một giá trị khác A, B, C.
-
Bài tập 26.5 trang 70 SBT Vật lý 11
Tỉ số nào sau đây có giá trị bằng chiết suất tỉ đối n12 của môi trường (1) đối với môi trường (2) (các kí hiệu có ý nghĩa như được dùng trong bài học) ?
A. sini/sinr B. 1/n21
C. n2/n1 D. Bất kì biểu thức nào trong số A, B, C
-
Bài tập 26.6 trang 70 SBT Vật lý 11
Hãy chỉ ra câu sai.
A. Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường trong suốt đều lớn hơn 1.
B. Chiết suất tuyệt đối của chân không bằng 1.
C. Chiết suất tuyệt đối cho biết vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường chậm hơn trong chân không bao nhiêu lần.
D. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường cũng luôn luôn lớn hơn 1.
-
Bài tập 26.7 trang 70 SBT Vật lý 11
Tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Kim cương có chiết suất n = 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương v (tính tròn) là bao nhiêu ?
Cho biết hệ thức giữa chiết suất và tốc độ truyền ánh sáng là n = c/v
A. 242 000 km/s. B. 124 000 km/s.
C. 72 600 km/s. D. Khác A, B, C
-
Bài tập 26.8 trang 70 SBT Vật lý 11
Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới i = 60° ; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 45°; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 30°. Hỏi nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới i thì góc khúc xạ là bao nhiêu ?
-
Bài tập 26.9 trang 71 SBT Vật lý 11
Một cái máng nước sâu 30 cm, rộng 40 cm có hai thành bên thẳng đứng. Đúng lúc máng cạn nước thì có bóng râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành B đối diện (Hình 26.2). Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao h thì bóng của thành A ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là n = 4/3. Hãy tính h và vẽ tia sáng giới hạn bóng râm của thành máng khi có nước.
-
Bài tập 26.10 trang 71 SBT Vật lý 11
Một dải sáng đơn sắc song song chiếu tới mặt chất lỏng với góc tới i. Chất lỏng có chiết suất n. Dải sáng nằm trong một mặt phẳng vuông góc với mặt chất lỏng. Bề rộng của dải sáng trong không khí là d.
Lập biểu thức bề rộng đ của dải sáng trong chất lỏng theo n, i, d.