Bài tập 4 trang 218 SGK Vật lý 11 nâng cao
Một bản mặt song song có bề dày 6cm, chiết suất n = 1,5, được đặt trong không khí.
a) Vật là một điểm sáng S cách bản 20cm. Xác định vị trí của ảnh.
b) Vật AB = 2 cm đặt song song với bản. Xác định vị trí và độ lớn của ảnh.
Hướng dẫn giải chi tiết
a) e = 6 cm; n = 1,5
Sơ đồ tạo ảnh:
Ta thấy tia ló I2R song song với tia tới SI1, giao của đường kéo dài của tia I2R cắt tia sáng SJ tại S’, S’ là ảnh của S qua bản mặt.
Tứ giác SS’MI1 là hình bình hành → SS’ = I1M
Xét 2 tam giác vuông MNI2 và I1NI2 ta có:
NI2 = I1N.tanr1 = MN.tani1 (do góc NMI2 = i1)
\( \Rightarrow MN = {I_1}N.\frac{{tan{r_1}}}{{tan{i_1}}}\)
Vì ta đang xét góc tới i1 rất nhỏ nên r1 cũng rất nhỏ
→ tani1 ≈ sini1 và tanr1 ≈ sinr1
\( \Rightarrow MN = {I_1}N.\frac{{tan{r_1}}}{{tan{i_1}}} \approx e\frac{{sin{r_1}}}{{sin{i_1}}} = e.\frac{1}{n}\)
(theo định luật khúc xạ tại I1: sini1 = n.sinr1)
→ Khoảng cách giữa vật và ảnh là:
\(SS = {I_1}M = {I_1}N--MN = e - \frac{e}{n} = 6 - 6/1,5 = 2cm.\)
Vậy ảnh S’ cách bản mặt trên một đoạn S’I = 20 - 2 = 18cm.
b) Vật AB = 2cm đặt song song với bản mặt ⇒ ảnh A’B’ qua bản mặt là ảnh ảo và có kích thước bằng vật (hình vẽ).
Tương tự câu a)
⇒ A’B’ cách vật bản mặt trên 18cm và có kích thước 2 cm.
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
-
Thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết suất n = 1,33. Đinh OA ở trong nước. Lúc đầu OA = 6 (cm) sau đó cho OA giảm dần. Mắt đặt trong không khí, chiều dài lớn nhất của OA để mắt bắt đầu không thấy đầu A là
A. 3,53cm
B.4,54cm
C.5,37cm
D. 5cm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một bản đặt song song làm bằng thủy tinh có bề dày e = 10cm được đặt trong không khí.
bởi Duy Quang 02/03/2021
Chiếu một chùm ánh sáng song song, hẹp vào một mặt của bản song song với góc tới 30o. Chiết suất của bản đối với ánh sáng đó là \({n_d} = 1,642\) và đối với ánh sáng tím là \({n_t} = 1,685\). Độ rộng của dải ánh sáng ló ra ở mặt kia của bản là
A. 0,64 mm
B. 0,91 mm
C. 0,78 mm
D. 0,86 mm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Góc chiết quang của lăng kính bằng 8°. Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính, theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang.
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 27/02/2021
Đặt một màn quan sát, sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của lăng kính và cách mặt phân giác này một đoạn l,5m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,50 và đối với tia tím là nt = 1,54. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng:
A. 7,0 mm
B. 8,4 mm
C. 6,5 mm
D. 9,3 mm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ không khí, ta chiếu chùm sáng hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai bức xạ đơn sắc màu đỏ và màu chàm tới mặt nước với góc tới 53° thì xảy ra hiện tượng phản xạ và khúc xạ.
bởi Nguyễn Thanh Trà 26/02/2021
Biết tia khúc xạ màu đỏ vuông góc với tia phản xạ, góc giữa tia khúc xạ màu chàm và tia khúc xạ màu đỏ là 0,5°. Chiết suất của nước đối với tia sáng màu chàm là:
A. 1,333
B. 1,343
C. 1,327
D. 1,312
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn câu đúng. Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì
bởi Tuấn Huy 19/02/2021
A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
B. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng còn tia sắng lam bị phản xạ toàn phần.
C. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.
D. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chiếu một tia sáng trắng hẹp từ không khí vào bể nước rộng với góc tới 60°.
bởi Lê Gia Bảo 19/02/2021
Chiều sâu lớp nước 1m. Chiết suất của nước với tia đỏ và tia tím lần lượt là nđ = 1,33 và nt = 1,34. Độ rộng của vệt sáng dưới đáy bể xấp xỉ bằng:
A. 1,7m
B. 11,15mm
C. 0,866m
D. 0,858m
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chiếu một tia sáng đơn sắc, song song từ không khí đến bề mặt của một bản mặt song song thủy tinh nằm ngang dưới góc tới i
bởi Kieu Oanh 17/02/2021
i = 600. Cho chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đơn sắc này là 1,5, bề rộng của bản mặt là d=2cm. Khoảng cách giữa tia tới và tia ló ra khỏi bản mặt là
A. 0,1 cm.
B. 1,02 cm.
C. 1,03 cm.
D. 0,8 cm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho quang hệ như hình vẽ. (1) là một bản mặt song song, chiết suất n=1,3 bề dày e=10cm; (2) là một bề mặt phản xạ toàn phần.
bởi My Hien 18/02/2021
Chiếu đến (1) tại điểm tới một tia sáng đơn sắc, hẹp. Gọi K là điểm mà tia sáng ló ra khỏi (1). Khoảng cách IK bằng
A. 12 cm.
B. 18 cm.
C. 16 cm.
D. 20 cm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 2 trang 217 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 217 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 218 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 26.1 trang 69 SBT Vật lý 11
Bài tập 26.2 trang 69 SBT Vật lý 11
Bài tập 26.3 trang 69 SBT Vật lý 11
Bài tập 26.4 trang 69 SBT Vật lý 11
Bài tập 26.5 trang 70 SBT Vật lý 11
Bài tập 26.6 trang 70 SBT Vật lý 11
Bài tập 26.7 trang 70 SBT Vật lý 11
Bài tập 26.8 trang 70 SBT Vật lý 11