YOMEDIA

Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Vợ nhặt

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Vợ nhặt dưới đây để hiểu hơn về truyện ngắn Vợ Nhặt trong chương trình Ngữ văn 12. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và bổ ích. Ngoài ra, để nắm vững được những kiến thức cần đạt khi học tiết văn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vợ nhặt.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Vợ nhặt

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt
  • Dẫn dắt vào vấn đề: giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Hoàn cảnh sáng tác:
    • Nội dung chính:
  • Những nội dung chính
    • Nạn đói khủng khiếp năm 1945
      • Cái đói bao trùm khắp nơi và tràn đến cái xóm nghèo của dân ngụ cư.
      • Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình lũ lượt đội chiếu, dắt díu bồng bế nhau lên, xám lại như những bóng ma. Buổi sáng nào cũng có vài người chết còng queo bên đường, toả mùi gây gây của xác chết.
      • Toàn bộ câu truyện của Tràng diễn ra trên cái cảnh đói khổ và tang tóc ấy:  Cảnh xóm ngụ cư vào buổi chiều Tràng đưa người vợ theo về; tiếng hờ khóc trong đêm, mùi đốt đống rấm.
      • Tình cảnh của gia đình Tràng
        • Tràng: nghèo, không lấy nổi vợ.
        • Vợ Tràng: Vì đói mà phải theo không về làm vợ, không có cưới cheo gì.
        • Tình cảm xót xa của bữa cơm đón nàng dâu mới (nồi cháo loãng và bát cám).
      • Sự cưu mang, niềm hi vọng của người lao động nghèo khổ: Truyện đã làm sáng lên trên cái nền đen tối ảm đạm ấy sức sống, khát vọng: mái ấm gia đình và sự nương tựa, che chở cho nhau của những người lao động nghèo khổ, sáng lên niềm tin hy vọng của họ.
    • Tình huống Tràng có vợ, “nhặt” được vợ và ý nghĩa: Thái độ của Tràng từ lúc chỉ coi là chuyện tầm phào đến lúc xem đó là truyện nghiêm chỉnh của đời mình (Dẫn và phân lích những lời nói, hàng động của Tràng khi mới gặp người đàn bà và trong cảnh đưa chị ta về nhà).
    • Ánh sáng của hơi ấm hạnh phúc gia đình giữa lúc nạn đói hoành hành
      • Cảnh gia đình Tràng, căn nhà, mảnh vườn trong buổi sáng hôm sau.
      • Sự biến đổi trong tâm trạng của Tràng, của người vợ nhặt.
      • Ý nghĩa và thái độ của bà cụ Tứ, nỗi xót xa, thương cảm và niềm hy vọng cùa người mẹ.
      • Niềm hi vọng của họ về sự đổi thay số phận hướng về cuộc cách mạng.
    • Giá trị nhân đạo của tác phẩm
      • Một tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ của họ.
      • Niềm tin của tác giả đặt vào những khát vọng bình dị mà chân chính những con người vẫn muốn sống, vẫn khát khao tình thương và sự gắn bó, việc nương tựa vào nhau đã cho họ niềm tin để sống.
      • Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc, gắn với đời sống người nông dân của Kim Lân. Tác giả không tô vẽ, lí tưởng các nhân vật của mình.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Vợ nhặt

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

"Vợ nhặt" là một truyện ngắn độc đáo, đặc sắc của Kim Lân. Truyện kể về chuyện anh cu Tràng nhà nghèo ở xóm ngụ cư đã nhặt được vợ khi trận đói đang diễn ra kinh khủng, người chết đói đầy đường.

Truyện ngắn đã phản ảnh nỗi đau khổ và niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc của người nghèo, qua đó nói lên số phận con người trong xã hội cũ, cái đêm trước khi cách mạng bùng nổ. Giá trị lớn nhất của truyện "Vợ nhặt" là giá trị nhân đạo.

 Cho đến nay trong nền văn học hiện đại Việt Nam chưa có tác phẩm nào viết về trận đói năm Ất Dậu - 1945 thật hay, thật xúc động như truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân. Cảm hứng nhân đạo dào dạt từ đầu truyện đến cuối truyện.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Không những vật Kim Lân đã thể hiện được niềm tin sâu sắc vào phẩm giá, lòng nhân hậu của con người. Nhân vật Tràng chỉ là một thanh niên làm thuê nuôi mẹ,nhưng sẵn sàng bỏ tiền cho người đàn bà xa lạ bốn bát bánh đúc. Anh độ lượng, bao dung hào phóng và rất chu đáo với mẹ già. Anh sống luôn có tình nghĩa có trách nhiệm. Niềm tin ấy còn được thể hiện ở người vợ nhặt, sự biến đổi từ khi bước vào nhà. Nếu lúc trước người đàn bà này chua chát, chỏm lỏm thì giờ lại hiền hậu cư xử đúng mực lễ phép. Lúc mới gặp bà cụ Tứ thì chào hỏi, e thẹn. Sáng hôm sau thì đảm đang dọn dẹp nhà cửa. Đặc biệt trong bữa cơm sáng, mặc dù là bát cháo cám nhưng cô vẫn và vào miệng mặc dù mắt hơi nheo, bởi cô không lỡ làm mất đi niềm vui của người mẹ già khốn khổ kia. Có lẽ thể hiện sâu sắc niềm tin vào cuộc sống phải được thông qua bà cụ Tứ. Bà hết lòng yêu thương con cháu, hết mực cảm thông với nàng dâu trong hoàn cảnh này. Không những thế bà còn trăn trở những tháng ngày tiếp theo đứa con trai và con dâu bà sẽ sống ra sao. Những vượt lên hoàn cảnh ở trước mắt bà vẫn luôn tạo niềm vui trong gia đình bằng những lời khuyên dăn.

Bằng cái nhìn mới mẻ về cuộc sống của người dân sau cách mạng tháng Tám, Kim Lân đã vẽ lên một bức tranh hiện thực về nạn đói và cái chết đầy bi thương của những năm tháng này. Qua đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc góp phần tạo nên thành công trong tác phẩm. Từ đó ta thấy được chiều sâu so với các tác phẩm văn học hiện thực trước đó.

Mong rằng, tài liệu văn mẫu phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Vợ nhặt trên đã giúp các em có thêm những kiến thức hay và bổ ích, hỗ trợ các em nắm những nội dung trọng tâm của bài học một cách hiệu quả. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF