YOMEDIA

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt để hiểu hơn tấm lòng của người mẹ nghèo khổ nhưng thấu hiễu lẽ đời sâu sắc trong hoàn cảnh vô vùng khốn khổ bấy giờ mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua truyện ngắn. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay. Ngoài ra, để nắm vững được những kiến thức cần đạt khi học tiết văn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vợ nhặt.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt
  • Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật bà cụ Tứ

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Hoàn cảnh sáng tác:
    • Tóm tắt:
  • Những nội dung chính
    • Thể hiện tính cách bà cụ Tứ, Kim Lân đặt bà cụ Tứ trong một tình huống độc đáo
      • Bà cụ Tứ là một bà mẹ nghèo, goá chồng, sống ngụ cư. Cảnh hai mẹ con sống nghèo khổ, có nguy cơ chết đói. Bà cụ Tứ không làm gì ra cái ăn, già, ốm yếu. Anh Tràng, con trai bà chỉ làm nghề kéo xe thóc thuê kiếm sống qua ngày, lại xấu trai, ế vợ.
      • Cả xóm ngụ cư đang sống trong cảnh chết đói, ai lấy lo phận mình qua cơn chết đói như ngả rạ, sáng ra gặp vài ba xác người nằm còng queo bên đường. Mùi thịt người chết thật ghê sợ.
      • Giữa tình cảnh chết đói như vậy, anh Tràng đưa một người đàn bà cũng trong tình trạng sắp chết đói về làm vợ, thật là éo le, lo lắng, suy nghĩ trăm bề đối với bà cụ Tứ.
    • Vẻ đẹp tâm hồn và tính cách bà cụ Tứ được bộc lộ trong hoàn cảnh anh Tràng – có vợ - “vợ nhặt”
      • Lúc đầu, bà cụ Tứ sững sờ, ngạc nhiên và băn khoăn khi thấy trong nhà có người đàn bà lại chào mình: “U đã về ạ?”. Được anh Tràng giới thiệu: “Kìa nhà con nó chào u” thì bà “cúi đầu nín lặng”. Rồi bà hiểu ra với biết bao tủi khổ, mừng vui.
        • Trước hết, bà ai oán, xót thương cho số phận đứa con mình và bản thân mình. “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn lên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”
        • Bà nghĩ không biết “chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”.
        • Bà hiểu cơ sự con mình có vợ được là do “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ…”, “bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con…”
      • Sau những giây phút ai oán, xót thương số phận của mẹ con, bà cụ Tứ có cảm nhận mới mẻ: vui, tin tưởng và lo toan cho hạnh phúc của con cũng như gia đình của bà.
        • Bà đã nhẹ nhàng bộc bạch: “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”
        • Bà khuyên bảo con trai, con dâu: “Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng mày liệu mà bảo nhau làm ăn”.
        • Bà nghĩ lại cuộc đời mình cùng chồng khổ cực “nỗi khổ dài dằng dặc”, bà đặt những câu hỏi lo toan cho con “Chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”
        • Bà an ủi các con vui với cuộc sống chồng vợ không có cheo cưới vì nghèo khổ: “Kể làm được dăm ba mâm cỗ thì phải đấy nhưng nhà mình nghèo (…). Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi”.
        • Vui với các con, bà hi vọng vào tương lai hạnh phúc của con cái và gia đình. Bà vui có ánh đèn anh Tràng thắp lên trong tối tân hôn. Bà nhắc con trai mua nứa ngăn căn nhà cho có buồng mẹ, buồng con. Sáng hôm sau ngày anh Tràng có vợ, bà dậy sớm thu dọn nhà cửa. “Cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Bà nhắc con nuôi gà, hình ảnh của cuộc sống gia đình đầm ấm trong tương lai. Bà kể toàn chuyện vui với các con trong bữa ăn quá khổ chỉ có cháo cám mà bà gọi là “chè khoán” và cháo loãng.
      • Hình ảnh bà cụ Tứ là hình ảnh của những bà mẹ khổ đau trong quá khứ vì bị áp bức, bóc lột trong xã hội thuộc địa, phong kiến; song ở họ vẫn mang những phẩm chất đẹp đẽ: giàu tình thương yêu con, luôn lo toan và hi vọng vào hạnh phúc gia đình ở tương lai.

c. Kết bài

  • Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật bà cụ
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Gợi ý làm bài

Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân đã tạc lưu lại trong tâm trí người đọc không chỉ bởi một ấn tượng dễ gọi mang tên nỗi ám ảnh về cái đói, cái cùng của những người nông dân sống trong đêm trước Cách mạng. Những tháng ngày 1945 ấy, cái đói cứ bao vây nơi nơi, tưởng đâu đâu cũng ngửi thấy “mùi đói”

Làng quê chìm trong ko khí tang thương với tiếng quạ kêu quang quác, tiếng khóc hờ của những nhà có người chết đói và thân vận rẻ rúng của bao cảnh đời: người ta có thể nhặt được vợ giữa đường chợ chỉ với 4 bát bánh đúc và mấy câu đùa cợt…. Tạm gác lại cái cứu cánh nội dung ấy, lật giở lại tác phẩm và để lòng ta lắng lại với những dư vị của cảm xúc. Ta đã hiểu… Nếu như nói đến văn học là nói đến 1 phạm trù ko giới hạn của nghệ thuật, có khả năng gợi mở mọi chiều kích của các giác quan và trường liên tưởng, thì đây: với tác phẩm vợ nhặt này ta không chỉ biết đến 1 anh Tràng thô nhám, cục mịch mà có lúc ngượng nghịu, ngẩn ngơ như một đứa trẻ lớn hiền lành, 1 chị vợ “chao chát, chỏng lỏn” mà “hiền hậu, đúng mực”, ta còn biết đến 1 nhân vật nữa: một nhân vật giữ cho câu chuyện “Vợ nhặt” có chiều sâu, mang lại cho tác phẩm sự mặn mà, đằm thắm. Đó là nhân vật bà cụ Tứ. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng của người mẹ nông dân này.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Nhà văn Tô Hoài có lần đã khẳng định: “Nhân vật là trụ cột của sáng tác, nhà văn trước tiên phải lo cho nhân vật của mình. Nhà văn nói bằng nhân vật, thông qua nhân vật, nhân vật là phương tiện để nhà văn thể hiện chủ đề và tinh thần tác phẩm”. Thì đây, nhân vật bà cụ Tứ đã cho ta hiểu bao điều về tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Bà chính là là linh hồn của tác phẩm, là hiện thân cho tình mẫu tử, là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp các bà mẹ Việt nam: rất nhân hậu, rất bao dung, giàu lòng nhân ái, thương con vô hạn, hết lòng vun đắp cho các con được hạnh phúc, khát khao sống, khát khao yêu thương và truyền được ngọn lửa sống ấy từ mình sang cho các con. Người mẹ già ấy phải chăng chính là ánh sáng của cả thiên truyện, lặng thầm đằng sau bóng tối bi thảm của những kiếp đời nghèo khổ. Ánh sáng ấy làm cho câu chuyện anh Tràng nhặt vợ trở nên thấm thía cảm động hơn, nâng truyện ngắn “Vợ nhặt” lên tầm cao, mang chiều sâu của 1 truyện ngắn “hiện thực – nhân bản”. Ta thấy cái nhìn đồng cảm xót thương của Kim Lân chứa chan, thấm đượm trong từng câu, từng chữ, từng chi tiết của bức tranh đời sống nạn đói năm Ất Dậu, đằng sau những giọt nước mắt, những lời độc thoại được chắt ra từ 1 tâm hồn cao đẹp. Và, có phải, thông qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân còn muốn ngầm đi đến 1 lý giải nguyên nhân: vì sao thời ấy dù Tràng và biết bao người như Tràng phải chịu muôn vàn nỗi cực khổ, đè nén nhưng vẫn vượt lên và còn có khả năng nghĩ tới những điều như: “Việt Minh, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới và đoàn người đi phá kho thóc”.

Học 247 mong rằng, với sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu trên, các em đã hiểu sâu sắc hơn về bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân. Chúc các em có tài liệu văn mẫu hay và thú vị.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF