Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về tác phẩm Vợ nhặt, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân dưới đây. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu này. Ngoài ra, để nắm vững được những kiến thức cần đạt khi học tiết văn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vợ nhặt.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ Nhặt
- Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật Tràng có vai trò quan trọng trong tác phẩm
- Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Tóm tắt
- Những nội dung chính
- Xuất thân của Tràng:
- Dân ngụ cư
- Làm nghề đẩy xe bò sống cùng với mẹ già
- Và Tràng và mẹ đề là dân ngụ cư cho nên học đề bị khinh miệt, phải ở bìa làng với cuộc sống nghèo khó
- Ngoại hình: Tràng có ngoại hình xấu xí và thô kệch “Đầu trọc nhẵn, hai con mắt nhỏ tý, gà gà, cái lưng to rộng như lưng gấu”,… à Tràng là một người nông dân bình dị, nghèo khổ lại xấu xí. Trong nạn đói khủng khiếp Tràng lại lấy được vợ mà nói cho chính xác hơn thì Tràng “nhặt được vợ”
- Tình huống nhặt được vợ của Tràng (Diễn biến tâm lý nhân vật Tràng)
- Hạnh phúc đến quá tình cờ khiến Tràng choáng váng. “Mới đầu anh chàng cũng chợn” nhưng ngay sau đó lại “tặc lưỡi một cái: – Chật, kệ!”. Tấm lòng thương người và sâu xa bên trong là niềm khao khát hạnh phúc, đã khiến Tràng dám liều lĩnh thách thức với cái đói (dẫn người đàn bà về nhà, mua dầu thắp…).
- Kim Lân đã diễn tả rất hay tâm lí của Tràng trước cái hạnh phúc tình cờ nhặt được.
- Đoạn văn miêu tả cảnh Tràng đưa vợ về nhà đã thể hiện chân thực tâm trạng của một anh chàng dở hơi mà bỗng nhiên có vợ. Niềm hạnh phúc bộc lỗ rõ nét mặt và cử chỉ của nhân vật: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”; thấy bọn trẻ con chạy ra đón, “Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng” vì sợ chúng đùa dai như mọi khi; biết mọi người trong xóm đang chăm chú nhìn mình, hắn thích ý và “cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”; lúc chỉ có hai người trên quãng đường vắng, “hắn định nói với thị một câu rõ tình tứ mà chẳng biết nói thế nào. Hắn cứ lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia đi bên bạnh người đàn bà”. Vì e thẹn, ngượng nghịu, nên cuộc đối thoại giữa Tràng và người đàn bà thật rời rạc, toàn những lời nhát gừng, cộc lốc. Hạnh phúc đến quá bất ngờ, đến nỗi hai người đi bên nhau mà vẫn chưa kịp hết xa lạ với nhau. Xúc động nhất là đoạn văn miêu tả trực tiếp những cảm giác trong lòng Tràng: “Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, nên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy. Nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”. Cái cảm giác mà Tràng không biết gọi là gì ấy, chính là hạnh phúc.
- Cho đến sáng hôm sau, lúc hai người đã thực sự là vợ chồng rồi, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng: “Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngơ ngàng như không phải”.
- Sức mạnh kì diệu của hạnh phúc đã làm thay đổi hẳn con người Tràng. Không còn cái dáng đi “ngật ngưỡng”, “từng bước mệt mỏi”, “cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước”; bây giờ đã cái dáng đi đàng hoàng và tỉnh táo: “Hắn chắp hai tay sau lừng lững thững bước ra sân”, và sau đó lại cái dáng “xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại ngôi nhà”. Sự thay đổi của dáng vẻ bên ngoài nói lên sự thay đổi lớn lao của tâm hồn. Nhìn cảnh người mẹ đang dọn vườn, người vợ đang quét sân, Tràng vô cùng xúc động. “Cảnh tượng ấy thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”. Người đàn ông dở hơi ấy đến lú này đã trở nên tỉnh táo “nên người”, có ý thức sâu sắc về tình cảm và trách nhiệm gia đình, đồng thời cũng biết nghĩ đến tương lai.
- Xuất thân của Tràng:
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Bằng lời văn chân thật xúc động khi miêu tả đời sống, cảnh ngộ và tâm lý của họ. Truyện ngắn "vợ nhặt: là tác phẩm xuất sắc in trong tập "con chó xấu xí"(1962). Bối cảnh của truyện là nạn đói thê thảm khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Nhưng dù ở hoàn cảnh nào ngay cả khi cận kề bên cái chết họ vẫn yêu thương cưu mang đùm bọc lẫn nhau, vẫn khát khao hạnh phúc và có niềm tin bất diệt vào tương lai. Những phẩm chất tốt đẹp ấy được nhà văn thể hiện qua nhân vật Tràng.
Nhà văn xây dựng nhân vật Tràng là người có ngoại hình xấu xí, thô, to lớn, cái đầu trọc lốc, lưng to như lưng gấu, đôi mắt nhỏ gà gà đắm vào bóng chiều, ngửa cổ lên trời cười hềnh hệch, lại thêm cái tật vừa đi vừa lẩm bẩm những điều mình nghĩ. Tràng nhà nghèo, làm nghề kéo xe bò thuê, là dân ngụ cư. Ở Tràng hội tụ đầy đủ yếu tố để ế vợ. Nhưng trong cái thời buổi đói khát, Tràng nhặt được vợ khiến mọi người ngạc nhiên. Đám trẻ con trong xóm "cong cổ gào chông vợ hài", người trong xóm "đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán". Họ vừa mừng vừa lo cho Tràng.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Không những thế Tràng còn là một người đàn ông trưởng thành và có trách nhiệm khi sau một đêm có vợ. Trong buổi sáng thức dậy Tràng vẫn còn mơ màng không tin là mình đã có vợ rồi. Nhìn thấy cảnh tượng mẹ chồng nàng dâu dọn dẹp lại căn nhà và chuẩn bị cho một bữa ăn đón con dâu mới . Tràng thấy trong lòng mình khoan khoái, thành cần có trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình. Đặc biệt trong bữa cơm đầu tiên trong đầu Tràng phấp phới về hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cùng những người cướp kho thóc Nhật đi trên đê bột đã thể hiện quy luật tìm đến cách mạng của người nông dân.
Nhà văn Kim Lân quả thật đã khai thác khám phá được những vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Trong khó khăn khốn khổ như thế nông dân ta vẫn phát huy truyền thống lá lánh đùm lá rách. Tràng đại diện cho những người thanh niên nghèo xấu xí nhưng lại giàu tình thương người và sẵn sàng cưu mang những kiếp người khốn khổ hơn mình. Đồng thời nhà văn còn phát hiện được quy luật tìm đến cách mạng của những người nông dân.
Hy vọng rằng, với tài liệu trên, các em đã có thêm một quá trình ôn tập tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân trong chương trình Ngữ văn 12 một cách thuận lợi và hiệu quả. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)