YOMEDIA

Tổng ôn Các đặc điểm và ý ngĩa của hóa thạch Sinh học 12

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Tổng ôn Các đặc điểm và ý ngĩa của hóa thạch Sinh học 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học về hóa thạch trong chương trình Sinh học 12. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

HÓA THẠCH, SỰ HÌNH THÀNH VÀ Ỷ NGHĨA CỦA HÓA THẠCH

A. Lý thuyết

1. Hoá thạch là gì?

Hoá thạch là di tích của sinh vật đã để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất sau khi chết đi.

2. Các loại hoá thạch và sự hình thành:

- Sau khi thực vật và động vật chết, phần mềm của chúng bị phân hủy, phần cứng gồm xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất. Trong những điều kiện nhất định cơ thể hoá đá.

Ví dụ: Xác sinh vật chìm xuống nước bị cát, bùn, đất sét bao phủ, sau đó phần mềm bị phân hủy để lại khoang trống. Nếu gặp oxit silit lấp đầy khoang trông sè đúc thành sinh vật bằng đá giống với sinh vật trước lúc chết. Loại này thường gặp ở từng, phần của cơ thể.

- Trường hợp cơ thể được bảo toàn nguyên vẹn.

Ví dụ: Xác voi mamut sống cách đây hàng trăm ngàn nàm vẫn còn tươi nguyên trong các tảng bàng hà hoặc xác sâu bọ, còn giữ nguyên hình dạng, màu sắc khi được phủ kín trong nhựa hổ phách.

- Ý nghĩa của hoá thạch:

+ Dựa vào hoá thạch tìm thấy trong các lớp đất đá, con người có thể biết được lịch sử phát sinh phát triển và diệt vong của chúng.

+ Bằng các phương pháp địa tầng học, đo thời gian phóng xạ, có thể xác định được tuổi của hoá thạch cũng là tuổi của lớp đất đá chứa chúng.

+ Hoá thạch là dẫn liệu quí, giúp nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.

+ Ví dụ: Sự có mặt của hoá thạch quyết thực vật cho biết thời đại đó khí hậu ẩm ướt; bò sát phát triển mạnh giúp ta suy ra khí hậu rất khô. Hoá thạch động vật biển được tìm thấy trên vùng núi gần thành phố Lạng Sơn chứng tỏ xưa kia vùng này là biển.

B. Luyện tập

Câu 1. Hoá thạch là gì?

A. Là sự tồn tại của sinh vật sống từ các thời đại trước đến nay vẫn còn.

B. Là sự vùi lấp xác của sinh vật trong các lớp đất đá.

C. Là di tích của sinh vật sông trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá.

D. Là sự hoá đá của sinh vật.

Câu 2. Cho các dữ liệu sau:

1. Sinh vật bằng đá tìm được trong lòng đất.

2. Xác của các pharôn trong kim tự tháp Ai cập vẫn còn tươi.

3. Xác sâu bọ dược phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc.

4. Xác của voi Mamut còn tươi trong lớp băng hà.

5. Rìu bằng dá của người cổ dại.

Dữ liệu nào trên dây dược gọi là hoá thạch?

A. 1, 2, 3                  B. 1, 2, 3, 4      C. 1, 3, 4            D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 3. Khi được phát hiện, hoá thạch thường được tồn tại ở dạng nào sau đây?

A. Một phần của cơ thể.

B. Toàn bộ cơ thể còn nguyên vẹn.

C. Các chi của sinh vật bị chết.

D. Đầu và xương sống của sinh vật bị chết.

Câu 4. Dạng hoá thạch mà cơ thể được bảo toàn nguyên vẹn thường được tìm thây khi

A. Cơ thể được phủ kín trong lớp nhựa hổ phách.

B. Cơ thể được vùi sâu trong các tảng băng hà.

C. Cơ thể được đúc thành đá khi gặp axit silic.

D. A và B đúng.

Câu 5. Xác sinh vật có thể bị hoá đá khi khoang trông do vi sinh vật phân hủy được lấp đầy loại hợp chất nào sau đây?

A. Silic                     

B. Oxit silic

C. Pôliêtylen glicol

D. Ôxalat canxi

Câu 6. Khi đề cập hoá thạch, phát biểu nào sau đây sai?

1. Bất kì sinh vật nào chết cũng biến thành hoá thạch.

2. Chỉ dào ở các lớp dắt dá thật sâu, mới phát hiện dược hoá thạch.

3. Không bao giờ tỉm được hoá thạch còn tươi nguyên, vì sinh vật đã chết trong thời gian quá lâu.

4. Hoá thạch là dẫn liệu quý giá, dùng dể nghiên cứu lịch- sử xuất hiện Trái Đất.

Phương án đúng là:

A. 1, 2                         B. 2, 3, 4                    C. 1, 2, 3                D. 1, 3

Câu 7. Nghiên cứu hoá thạch chứa trong các lớp đất đá giúp con người biết được

A. Lịch sử xuất hiện của sinh vật.

B. Giai đoạn hưng thịnh hay diệt vong của mỗi dạng sinh vật.

C. Lịch sử phát triển của sinh vật.

D. Cả A, B, C

Câu 8. Bằng phương pháp nào sau đây, con người đo được tuổi của hoá thạch và lớp đất đá chứa chúng?

A. Đo thời gian bán phân rã của silic

B. Đo thời gian bán phân rã của urani

C. Đo thời gian bán phân rã của cacbon 14.

D. Phương pháp địa tầng học.

Phương án dứng là:

A. 1,2, 3, 4                        B. 2, 3, 4             C. 2, 3      D. 1, 2, 3

Câu 9. Để xác định tuổi tương đối của các hoá thạch và lớp đất đá chứa chúng, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Địa tầng học

B. Đo thời gian bán phân rã của Cacbon 12

C. Đo thời gian bán phân rã của Urạni

D. Đo thời gian bán phân rã của Cacbon 14

Câu 10. Xác định tuổi tuyệt đôi của các hoá thạch người ta thường sử dụng phương pháp

A. Địa tầng học                               

B. Khảo cổ học

C. Đo chu kì bán phân rã của đồng vị phóng xạ.

D. Đo thời gian bán rã của hoá thạch.

Câu 11. Thời gian bán phân rã của đồng vị phóng xạ là thời gian

A. Hoá thạch tồn tại trong đất kể từ lúc chết

B. Thời gian hoá thạch bị phân hủy phần mềm.

C. 50% sô thời gian tính từ lúc sinh vật chết đếri khi hình thành hoá thạch.

D. 50% lượng chất phóng xạ ban đầu bị phân rã.

Câu 12. Cacbon 14 có thời gian bán rã là

A. 5600 triệu năm                             B. 5600 năm

C. 11200 triệu năm                           D. 11200 nảm

Câu 13. Chất phóng xạ có chu kì bán phân rã là 4,5 tỉ năm là

A. Cacbon 12       

B. Cacbon 14           

C. Urani 238        

D. Urani 235

Câu 14. Sử dụng Cacbon 14 có thể xác định hoá thạch có độ tuổi nào?

A. 5000 năm

B. 50000 năm

C. 5000 triệu năm

D. 500 năm

Câu 15. Để xác định tuổi của lớp đất tương đôi mới, người ta thường đo thời gian bán rã của

A. Cacbon phóng xạ                                                          

B. Hêlium phóng xạ

C. Silic phóng xạ                             

D. Urani phóng xạ.

Câu 16. Đo thời gian bán rã của phóng xạ urani sè xác định được tuổi của hoá thạch với sai sô khoảng

A. Vài trăm triệu năm                                           

B. Vài trăm năm

C. Vài chục năm                              

D. Vài triệu năm

Câu 17. Dùng phương pháp đo thời gian bán phân rã của Cacbon 14 có thể xác định tuổi của lớp đất

A. Cũ lâu năm, với sai sô vài trăm năm

B. Mới, với sai số vài năm.

C. Cũ, với sai sô vài triệu nàm.

D. Mới, với sai sô vài trăm năm.

Câu 18. Phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị phóng xạ cho phép có sai số khoảng

A. Trên 10%

B. Dưới 5%

C. Dưới 10%

D. Dưới 20%

Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Hoá thạch sinh vật biển như cá, được tìm thấy trên núi, chứng tỏ nơi đây xưa kia là biển.

B. Nơi nào có hoá thạch than đá, nơi đó xưa kia là núi đá rất lớn.

C. Căn cứ vào tuổi của hoá thạch người ta suy ra tuổi của lớp đất đá chứa chúng.

D. Hoá thạch là tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất là nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật.

Đáp án

Câu 1. Hoá thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá.  (Chọn C)

Câu 2. Xác của các pharôn, rìu bằng đá không gọi là các hoá thạch. (Chọn C)

Câu 3. Hoá thạch thường được phát hiện ở từng phần của cơ thể. (Chọn A)

Câu 4. Trường hợp đặc biệt, có thể tìm thấy dạng hoá thạch là cơ thể được bảo toàn nguyên vẹn như xác côn trùng, được bao bọc trong lớp nhựa hổ phách hoặc xác voi Mamut được vùi sâu trong các tảng băng.(Chọn D)

Câu 5. Khi phần mềm của xác sinh vật bị phân hủy, sau đó khoang trông được lấp đầy oxit silic sẽ đúc cơ thể thành đá. (Chọn B)

Câu 6. Cơ thể phát hiện hoá thạch ở lớp đất mới, còn nguyên vẹn và không phải bất kì sinh vật nào chết cũng trở thành.hoá thạch. (Chọn C)

Câu 7. Một trong các ý nghĩa của hoá thạch là giúp con người biết được lịch sử xuất hiện, tồn tại, phát triển hay diệt vong của nó. (Chọn D)

Câu 8. Để đo tuổi của hoá thạch và lớp đất đá chứa chúng, con người dùng phương pháp địa tầng học hay phương pháp đo thời gian bán rã của đồng vị phóng xạ cacbon 14, urani 238. (Chọn B)

Câu 9. Tuổi tương đô'i của hoá thạch được đo chủ yếu bằng phương pháp địa tầng học.    (Chọn A)

Câu 10. Để đo tuổi tuyệt đô'i của các hoá thạch người ta sử dụng phương pháp đo thời gian bán rã của đồng vị phóng xạ. (Chọn C)

Câu 11. Thời gian bán phân rã của đồng vị phóng xạ là thời gian chất đồng vị phóng xạ bị phân rã 50% so với ban đầu. (Chọn D)

Câu 12. Cacbon 14 có chu kì bán rã là 5600 năm.                            (Chọn B)

Câu 13. Urani 238 là chất phóng xạ có chu kì bán rã 4,5 tỉ năm. (Chọn C)

Câu 14. Sử dụng Cacbon 14 có thể xác định hoá thạch có độ tuổi 5 vạn năm.          (Chọn B)

Câu 15. Để xác định tuổi của lớp đất tương đối mới, ngươi ta thường đo thời gian bán rà của cacbon phóng xạ. (Chọn A)

Câu 16. Đo thời gian bán rã của Urani 238, sẽ xác định được tuổi của hoá thạch với sai sô' khoảng vài triệu năm. (Chọn D)

Câu 17. Dùng phương pháp đo thời gian bãn phân rã của cacbon 14 có thể xác định được tuổi của lớp đất mới, có sai số khoảng vài trăm năm. (Chọn D)

Câu 18. Phương pháp xác định tuổi của hoá thạch bằng các đồng vị phóng xạ, cho phép có sai số khoảng dưới 10%. (Chọn C)

Câu 19. Nơi có hoá thạch than đá chứng tỏ nơi đó xưa kia là rừng cây phát triển.              (Chọn B)

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Các đặc điểm và ý ngĩa của hóa thạch Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF