YOMEDIA

Luyện tập Dạng Tích hợp giữa hoán vị và tương tác gen Sinh 12

Tải về
 
NONE

Tài liệu Luyện tập Dạng Tích hợp giữa hoán vị và tương tác gen Sinh 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về hoán vị và tương tác gen trong chương trình Sinh 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TÍCH HỢP GIỮA HOÁN VỊ VÀ TƯƠNG TÁC GEN

A. Phương pháp chung:

- Phân tích tỷ lệ từng tính trạng, xem tính trạng nào tương tác, tính trạng nào phân li.

- Qui ước gen cho từng tính trạng.

- Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (dựa vào dấu hiệu 3 cặp gen qui đinh 2 cặp tính trạng, tăng biến dị tổ hợp).

- Xác định kiểu gen dị hợp đều hay dị hợp chéo, căn cứ vào loại kiểu hình có kiểu gen duy nhất hoặc ít kiểu gen nhất)

- Xác định tần số hoán vị gen.

- Xác định kiểu gen P.

(Chú ý: các kiểu tương tác vai trò A và B như nhau, ta lấy được cả hai trường hợp

Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad hoặc Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD, các kiểu tương tác mà vai trò của A khác B phải biện luận lấy 1 trường hợp).

B. Bài tập minh họa

Câu 1: Khi tự thụ phấn cây P dị hợp ba cặp gen được thế  hệ con: 2574 cây hoa đỏ, dạng kép; 351 cây hoa đỏ dạng đơn; 1326 cây hoa trắng dạng kép; 949 hoa trắng dạng đơn. Biện luận tìm kiểu gen P?

Giải:

- Xét tính trạng màu hoa: đỏ/ trắng = 9/7 → tính trạng màu hoa do hai cặp gen phân li độc lập chi phối theo kiểu tương tác 9:7, kiểu gen có A và B hoa đỏ còn lại hoa trắng, kiểu gen P: AaBb x AaBb.

- Xét tính trạng dạng hoa: kép/đơn = 3/1 → chi phối bởi qui luật phân li trội hoàn toàn, kiểu gen P: Dd x Dd, D- kép, d- đơn.

- Nhận thấy tỷ lệ chung khác tích hai  tỷ lệ riêng và khác 16 tổ hợp, vậy cặp gen Dd đã liên kết không hoàn toàn với một trong hai cặp gen qui định màu hoa.

- Nhận thấy kiểu hình hoa đỏ, kép (A-B-D-) = 49,5% lớn hơn hoa đỏ đơn(A-B- dd) do vậy kiểu gen P là dị hợp đều, kiểu gen là: Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad.

- Gọi tần số hoán vị là x, từ tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ dạng đơn (A-B- dd) = 0,0675 ta có phương trình: 3/4(2x/2. 1-x/2) = 0,0675 => x = 20%.

- Kiểu gen P là: Aa BD/bd hoặc Bb AD/ad đều được do vai trò của A và B là như nhau, tần số hoán vị 20%.

Câu 2: Khi tự thụ phấn cây P dị hợp ba cặp gen được thế  hệ con: 4591 quả dẹt, ngọt; 2158 quả dẹt, chua; 3691 quả  tròn, ngọt; 812 quả tròn chua; 719 dài ngọt; 30 quả dài chua. Biện luận tìm kiểu gen P.

Giải:

- Xét tính trạng dạng quả: dẹt/tròn/dài = 9/6/1 à tính trạng dạng quả  do hai cặp gen phân li độc lập chi phối theo kiểu tương tác 9:6;1, kiểu gen có A và B quả dẹt,kiểu gen chỉ có A hoặc B – quả tròn, còn lại kiểu gen aabb- quả dài, kiểu gen P: AaBb x AaBb.

- Xét tính trạng vị quả: ngọt/chua = 3/1 → chi phối bởi qui luật phân li trội hoàn toàn, kiểu gen P: Dd x Dd, D- ngọt, d- chua.

- Nhận thấy tỷ lệ chung khác tích hai  tỷ lệ riêng và khác 16 tổ hợp, vậy cặp gen Dd đã liên kết không hoàn toàn với một trong hai cặp gen qui định dạng quả.

- Nhận thấy kiểu hình quả dài, ngọt (aabb D-)  6% lớn hơn kiểu hình quả dài, chua ( aabbdd) do vậy kiểu gen P là dị hợp chéo, kiểu gen P là: Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD.

- Gọi tần số hoán vị là x, từ tỷ lệ kiểu hình quả dài, chua (aabb dd) = 0,0025 ta có phương trình: 1/4(x/2 . x/2) = 0,0025 => x = 20%.

- Kiểu gen P là: Aa Bd/bD hoặc Bb Ad/aD, tần số hoán vị 20%.

Câu 3. Ở một loài thực vật alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Lai cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín muộn (P), thu được F1  gồm 80 cây quả tròn, chín muộn; 80 cây quả dài, chín sớm; 20 cây quả tròn, chín sớm; 20 cây quả dài, chín muộn. Cho biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của P đúng với trường hợp nào sau đây?

A. AaBb x aabb       

B. \(\frac{{AB}}{{\overline {ab} }} \times \frac{{ab}}{{\overline {ab} }}\)               

C. \(\frac{{Ab}}{{\overline {aB} }} \times \frac{{ab}}{{\overline {ab} }}\)                

D.  AABb  x aabb.

Câu 4. Một cây có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{De}}{{dE}}\)  tự thụ phấn, đời con thu được nhiều loại kiểu hình trong đó kiểu hình trội về 4 tính trạng là 33,165%. Nếu khoảng cách di truyền giữa A và B 1à 20cM thì khoảng cách di truyền giữa D và e là: 

A. 30Cm.                   

B. 10 cM.                  

C. 40 cM.                  

D. 20 cM.

Câu 5: Ở ruồi giấm, giả sử cặp gen thứ nhất gồm 2 alen A, a nằm trên nhiễm sắc thể số 1, cặp gen thứ hai gồm 2 alen B, b và và cặp gen thứ ba gồm 2 alen D, d cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 2 và cách nhau 40cM, cặp gen thứ tư gồm 2 alen E, e nằm trên cặp nhiễm sắc thể giới tính. Nếu mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, nếu lai giữa cặp bố mẹ (P): \(Aa\frac{{Bd}}{{bD}}{X^E}Y \times aa\frac{{bd}}{{bd}}{X^E}{X^e}\) thì ở đời con, kiểu hình gồm 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là:

A. 32,5%.      

B. 25%.         

C. 37,5%.      

D. 6,25%.

Câu 6: Xét phép lai: \(AaBb\frac{{DE}}{{de}}{X^H}{X^h} \times Aabb\frac{{DE}}{{de}}{X^h}Y\). Biết 1 gen qui định 1 tính trạng, trội hoàn toàn. Số kiển gen và kiểu hình có thể có:

A. 240 kiểu gen; 64 kiểu hình.                  

B. 240 kiểu gen; 216 kiểu hình.

C. 120 kiểu gen; 216 kiểu hình.                

D. 120 kiểu gen; 64 kiểu hình. 

Câu 7: Một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: \(\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}Dd \times \frac{{\underline {AB} }}{{ab}}Dd\), thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 2,25%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40cM.    

II. F1 có tối đa 30 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

III. F1 có kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm 16,5%.

IV. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 3/59.

A. 1.                               

B. 3.                                

C. 4.                               

D. 2.

Câu 8: Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, hoán vị một bên cái. Xét phép lai sau đây (P): cái \(\frac{{Ab}}{{aB}}\frac{{DH}}{{dh}}\) XEXe x đực \(\frac{{Ab}}{{aB}}\frac{{DH}}{{dh}}\) XEY. Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở đời con chiếm 8,25%. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về đời con đúng?

(1) Nếu có hoán vị gen xảy ra thì F1 có tối đa 400 kiểu gen.

(2) F1 có 33% tỉ lệ kiểu hình (A-B-D-H-).

(3) F1 có 16,5% số cá thể cái mang tất cả các tính trạng trội.

(4) F1 có 12,75% tỉ lệ kiểu hình lặn về các cặp gen.

A. 1    

B. 2    

C. 3    

D.4.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập Dạng Tích hợp giữa hoán vị và tương tác gen Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF