YOMEDIA

Lý thuyết Tạo giống lai thường bằng phép lai cùng loài Sinh 12

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu tài liệu sau đây đến các em nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về tạo giống lai thường qua nội dung tài liệu Lý thuyết Tạo giống lai thường bằng phép lai cùng loài Sinh 12. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

SỬ DỤNG PHÉP LAI CÙNG LOÀI ĐỂ TẠO GIỐNG LAI THƯỜNG

A. Hướng tạo giống lai có thể sử dụng làm giống nhiều lần trong sản xuất.

1. Ví dụ:

Giống NN-75-5 là giống lai hình thành từ tổ hợp lai phức tạp giữa 4 giống ( A2 x Trân châu lùn) x (Sài dường x Rumani -45) hay giống NN - 6A được tuyển chọn từ tổ hợp lai giữa 2 dòng CR-94-13, IR-1561-228...

2. Đặc điểm:

Các giống lai hình thành theo con đường này chủ yếu sử dụng hiệu ứng cộng gộp của các gen.

Đặc điểm của hướng tạo giống lai này là giống lai không được hình thành trên cây mẹ ngay mà phải qua quá trình chọn lọc nghiêm khắc, đòi hỏi thời gian tạo giống lâu. Tuy nhiên, nếu thành công, giống lai có thể duy trì được những đặc tính kinh tế, kỹ thuật ưu việt hàng chục năm, nếu có các  biện pháp chọn lọc duy trì tốt. Nhiều giống lúa, đậu tương, cà chua được tạo ra bằng con đường này đến nay vẫn còn phát huy tác dụng trong sản xuất như giống lúa IR-64, CR203, VN60,DT10, giống đậu tương DH-4, giống lạc senlai, giống cà chua HP-1...

Thành công của hướng tạo giống lai này tuỳ thuộc vào mức độ chính xác của việc chọn bố mẹ để lai, vào phương thức lai và vào phương pháp chọn lọc tiến hành trên quần thể lai.

3. Các bước tiến hành:

Gồm các bước sau:

- Căn cứ mục tiêu chọn giống lai, tiến hành thu thập, nghiên cứu vật liệu khởi đầu, chọn ra các vật liệu thích hợp đưa vào chương trình lai.

- Chọn sơ đồ lai thích hợp và tiến hành lai theo các bước đã trình bày ở trên tạo con lai.

- Gieo trồng con lai thu được, tạo thành các quần thể lai- nguồn vật liệu khởi đầu thứ cấp có nhiều biến dị tổ hợp.

- Căn cứ vào mục tiêu chọn giống, tiến hành chọn lọc, phát hiện các biến dị có lợi, thoả mãn các mục tiêu chọn giống, bồi dưỡng tạo thành giống mới.

Theo sơ đồ:

P: A    x     B  (A, B không phải là dòng thuần)

→ F1

Từ F1 tiếp tục gieo trồng tạo thành F2, từ F2  → F3 → ... → Fn

Qua mỗi thế hệ sẽ chọn lọc và gieo trồng tiếp. Sau một số thế hệ, con lai sẽ đem so sánh sơ bộ →  so sánh với đối chứng ( giống chuẩn) → so sánh chính thức →  chọn ra những dòng tốt nhất đưa đi khảo nghiệm quốc gia , công nhận giống.

B. Thành tựu và sự khác nhau

1. Thành tựu:

Ví dụ: Giống NN-75-5 là giống lai hình thành từ tổ hợp lai phức tạp giữa 4 giống ( A2 x Trân châu lùn) x (Sài dường x Rumani -45) hay giống NN - 6A được tuyển chọn từ tổ hợp lai giữa 2 dòng CR-94-13, IR-1561-228...

Nhiều giống lúa, đậu tương, cà chua được tạo ra bằng con đường này đến nay vẫn còn phát huy tác dụng trong sản xuất như giống lúa IR-64, CR203, VN60,DT10, giống đậu tương DH-4, giống lạc senlai, giống cà chua HP-1...

2. Điểm khác cơ bản giữa tạo giống lai thường và tạo giống ưu thế lai:

Đặc điểm phân biệt

Tạo giống lai thường

Tạo giống ưu thế lai

Quy trình

Tự thụ kết hợp với CL   CL, SS, KN...

VLKĐ tự thụ + CL + thử KNPHC, KNPH riêng dòng bố, mẹ thuần lai khác dòng F1(giống)

Giống

Không được hình thành trực tiếp trên

cây mẹ

Có thể sử dụng nhiều lần.

Sử dụng hiệu ứng cộng của các gen

Được hình thành trực tiếp trên cây mẹ.

Chỉ sử dụng một lần

Sử dụng ưu thế lai

Thời gian tạo giống

Lâu

Nhanh hơn

Yêu cầu

 Chọn lọc qua các thế hệ tự thụ phải tốt, chính xác

Phải tạo được dòng thuần có khả năng cho ưu thế lai; phải thường xuyên chọn lọc, duy trì, nhân các dòng bối mẹ và tiến hành lai để liên tục cung ứng giống

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Tạo giống lai thường bằng phép lai cùng loài Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON