YOMEDIA

Lý thuyết ôn tập Khái niệm, hình thức lai và ý nghĩa của lai hữu tính Sinh 12

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập Khái niệm, hình thức lai và ý nghĩa của lai hữu tính Sinh 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về lai hữu tính.

ADSENSE

KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC LAI VÀ Ý NGHĨA CỦA LAI HỮU TÍNH

A. Khái niệm:

Lai là sự giao phối giữa 2 hay nhiều dạng bố mẹ có tính di truyền khác nhau để tạo ra biến dị tổ hợp. Các dạng thực vật do sự giao phối tự nhiên hoặc nhân tạo đã kết hợp được các tính trạng di truyền của bố mẹ và tạo ra cây (con lai)

B. Các hình thức lai

1. Dựa vào cùng loài hay khác loài chia thành.

- Lai gần: Là sự giao phối giữa các cá thể thuộc cùng loài.

- Lai xa: Là sự giao phối giữa các cá thể của hai loài trở lên.

            Ví dụ: Lai giữa hai loại khoai tây trồng (solanum tuberrosum) với khoai tây hoang dại  (solanum demisser) hoặc giữa các cá thể của 2 chi khác nhau.

            Ví dụ: Lai giữa lúa mì x lúa mạch đen → triticale

2. Dựa theo số lần lai chia thành

+ lai một lần

+ lai nhiều lần

- Lai một lần: Bao gồm: Lai đơn, lai thuận nghịch, lai đỉnh, lai dealen.

+ Lai đơn:

  • Là phép lai chỉ có sự tham gia của một bố và một mẹ và chỉ tiến hành lai một lần.
  • Phép lai đơn được sử  dụng rộng rãi vì bố mẹ đã được nghiên cứu tỉ mỉ thông qua các tính trạng.
  • Người ta tiến hành phép lai giữa hai bố mẹ có các tính trạng bổ sung.

Lai đơn có thể tiến hành trong loài (lai gần) nhưng cũng có thể khác loài phụ hoặc khác loài (lai xa).

Nếu kí hiệu các dạng bố mẹ là: A,B,C,D…thì có thể biểu diễn lai đơn là: A x B; C x D;…

+ Lai thuận nghịch.

Mỗi dạng lần lượt trong phép lai lần lượt làm bố và làm mẹ.

Lai thuận nghịch cho phép xác định mối quan hệ giữa nhân và TBC, sự ảnh hưởng của TBC tới con lai.
Phép lai này đặc biệt quan trọng khi lai lại.

+ Lai đỉnh:

  • Các dòng giống mang lai thử được dùng làm bố và lai với 1,2 3,..,n mẹ là các vật liệu thử tạo thành một cặp lai đơn.

Lai đỉnh

Lai đỉnh

  • Thường sử dụng để xác định khả năng phối hợp chung nhằm loại bỏ những giống cây không có khả năng tổ hợp.

+ Lai dialen.

               Lai dialen còn gọi là lai luân phiên, trong đó tất cả các dòng giống tham gia vào sơ đồ lai đều được lần lượt cặp đôi với nhau kể cả chiều thuận và chiều nghịch.
               Lai dialen là phép lai phân tích rất có hiệu quả để tìm khả năng phối hợp của các dòng giống để tìm hiểu sự di truyền của các tính trạng số lượng có liên quan đến năng xuất bằng phương pháp phân tích Hayman.

- Lai nhiều lần: Bao gồm:

+ Lai trở lại: Là phép lai trong đó thể lai được gp’ nhắc lại với một trong các bố mẹ với số lần cần thiết.

Sơ đồ lai trở lại

Sơ đồ lai trở lại

   Thường áp dụng khi một giống cây trồng nào đó có hàng loạt tính trạng tốt song cần bổ sung thêm một vài tính trạng khác để hoàn thiện giống cũ.

   Giống cơ bản cần được cải tiến gọi là thể nhận, thường là các giống có năng suất cao; còn giống dùng để bổ sung tt gọi là thể cho (Thường là các giống có tính chống chịu tốt)

+ Lai hồi quy ( Lai tích luỹ)

   Lai hồi quy là một kiểu đb của lai trở lai trong đó một giống có năng suất cao chưa có tính kháng sâu bệnh đươc sử dụng làm thể nhận, còn các giống có tính chống chịu tốt (trong đó có tính kháng sâu bệnh) được sử dụng làm thể cho. Sau khi tiến hành việc lai tích luỹ của thể nhận với thể cho người lai các con lai tích luỹ với nhau để bổ sung cho giống nhận các tính trạng cần thiết.( Hình N.3 trang…)

Sơ đồ lai tích lũy

Sơ đồ lai tích lũy

+ Lai nhiều bậc:

   Là phép lai phức tạp điển hình, trong đó sau lần lai thứ nhất người ta tiép tục lai với giống thưa ba có các tính trạng mong muốn. Phép laicó thể tiếp tục với giống thứ 4, thứ 5 tuỳ theo trương trình tạo giống.

Sơ đồ lai phức tạp

Sơ đồ lai phức tạp

+ Lai nhiều bố mẹ:

   Người ta chia các giống tác giả thành từng cặp sau khi có con lai thì chúng lại được cặp đôi và được lai với nhau theo sơ đồ sau:

Sơ đồ lai nhiều bố, mẹ

Sơ đồ lai nhiều bố, mẹ

          Sau 3 vụ con lai tổng hợp được nguồn gen của 8 giống khác nhau để có được phổ di truyền rộng, tiền đề chọn lọc thành công.

            Phương pháp này thường được áp dụng để tạo ra quần thể mới ở cây giao phấn hoặc để tổng hợp nhiều tính trạng của nhiều giống vào con lai nhằm nâng cao hiệu quả của chọn lọc.

C. Ý nghĩa của lai giống

- Là phương pháp cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp phục vụ cho Cl.

- Một hiệu ứng đặc biệt nhận được trong lai giống là hiệu ứng ưu thế lai biểu hiện ở đời F1. Nhờ hiệu ứng này mà phương pháp tạo giống ưu thế lai ra đời và nhiều giống cây trồng năng suất siêu cao đã được tạo ra từ ngô, lúa, củ cải đường,…

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập Khái niệm, hình thức lai và ý nghĩa của lai hữu tính Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF