Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập xoay quanh nội dung kiến thức về quyền bình đẳng của công dân. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống xã hội GDCD 12 gồm phần bài tập vận dụng kèm đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo.
Chúc các em đạt kết quả học tập tốt!
TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP QUYỀN BÌNH ĐẲNG
CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12
1. ĐỀ BÀI
Câu 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về
A. nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình.
B. quyền nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng.
C. quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con cái, quan hệ tài sản của vợ chồng.
D. trách nhiệm giữa vợ và chồng về tài sản, nhân thân.
Câu 2. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình.
B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái.
C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.
D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.
Câu 4. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì
A. hôn nhân.
B. hòa giải.
C. li hôn.
D. sau hôn nhân.
Câu 5. Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình
A. đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
B. không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.
C. yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
D. sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.
Câu 6. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là
A. người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
B. công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
C. vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7. Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân là
A. hòa giải.
B. li thân.
C. tổ ấm.
D. li hôn.
Câu 8. Khi một hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn, theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình thì đây là
A. tảo hôn.
B. ly hôn.
C. kết hôn trái luật.
D. kết hôn giả tạo.
Câu 9. Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là
A. những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.
B. những tài sản có trong gia đình.
C. những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
D. những tài sản theo thừa kế.
Câu 10. Ý nghĩa không phải của bình đẳng trong hôn nhân là
A. tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.
B. phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.
C. khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu "trọng nam, khinh nữ".
D. can thiệp vào những việc làm cá nhân của vợ hoặc chồng.
Câu 11. Trong trường hợp hai bên nam nữ đăng ký kết hôn không đúng cơ quan có thẩm quyền thì
A. giấy chứng nhận kết hôn bị Tòa án thu hồi và hủy bỏ.
B. vẫn công nhận quan hệ hôn nhân của cả hai.
C. Ủy ban Nhân dân xã cấp lại giấy chứng nhận kết hôn mới.
D. một hoặc hai bên nam nữ yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận kết hôn mới.
Câu 12. “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp
đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”. (Khoản 1, Điều 19 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014). Đây là quan hệ về
A. tài sản giữa vợ và chồng.
B. quyền và nghĩa vụ về nhân thân.
C. vợ chồng với các thành viên trong gia đình.
D. hôn nhân và gia đình.
Câu 13. Ai có quyền lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng?
A. Cha mẹ ruột.
B. Cha mẹ nuôi.
C. Vợ chồng.
D. Chồng.
Câu 14. Anh K theo đạo Cao đài, chị H theo đạo Thiên chúa. Sau khi kết hôn, vì biết chị H theo đạo Thiên chúa nên anh K đã nhiều lần xúc phạm đến vợ mình và yêu cầu chị K phải theo đạo Cao đài. Hành vi của anh K
A. phù hợp với quan hệ hôn nhân.
B. là chuyện bình thường trong mọi gia đình.
C. xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của vợ.
D. xâm phạm quan hệ nhân thân.
Câu 15. Sau khi kết hôn với anh G (20 tuổi), chị L (18 tuổi) quyết định học thêm cao học để lấy bằng Thạc sĩ nhưng anh G không cho phép, nhiều lần ngăn cản. Hành vi của anh G
A. xâm phạm quyền, nghĩa vụ học tập của vợ.
B. phù hợp với vai trò của người chồng.
C. xâm phạm quyền riêng tư.
D. xâm phạm quan hệ hôn nhân.
Câu 16. Chị M muốn nhận bé O làm con nuôi thì chị M phải thỏa điều kiện nào sau đây?
A. Chị M phải hơn bé O từ 18 tuổi trở lên.
B. Chị M phải là người có hành vi dân sự đầy đủ.
C. Chị M phải từ 18 tuổi trở lên.
D. Chị M phải độc thân và có sức khỏe tốt.
Câu 17. Cơ quan nào sau đây giải quyết ly hôn cho vợ chồng?
A. Ủy ban Nhân dân xã nơi cư trú.
B. Tòa án nhân dân huyện nơi cư trú.
C. Cơ quan công an huyện nơi cư trú.
D. Hội đồng Nhân dân tỉnh nơi cư trú.
Câu 18. Luật hôn nhân và gia đình hiện đang có hiệu lực là
A. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.
B. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
C. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
D. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Câu 19. Đâu không phải là điều kiện kết hôn?
A. Độ tuổi.
B. Sự tự nguyện của hai bên.
C. Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
D. Sự đồng ý của của một hoặc hai bên gia đình.
Câu 20. Trường hợp nào dưới đây là kết hôn trái pháp luật?
A. Anh S (18 tuổi) và chị V (18 tuổi) tổ chức lễ cưới nhưng không đăng ký kết hôn
B. Anh M (20 tuổi) và chị L (18 tuổi) đăng ký kết hôn.
C. Anh K (23 tuổi) và chị M (20 tuổi) tổ chức lễ cưới và có đăng ký kết hôn.
D. Anh H (20 tuổi) và chị I (18 tuổi) không tổ chức lễ cưới nhưng có đăng ký kết hôn.
Câu 21. Năm 1990, ông G và bà N bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng. Hai người chung sống với nhau đến năm 2001 thì ông G đăng ký kết hôn với bà P. Ba người duy trì quan hẹ chung sống với nhau đến năm 2015 thì ông G chết. Theo anh (chị) bà N và bà P ai sẽ là vợ hợp pháp của ông G?
A. Bà N.
B. Bà P.
C. Bà N và bà P.
D. Không ai là vợ hợp pháp.
Câu 22. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì 2 bên nam, nữ phải......quan hệ như vợ chồng.
A. duy trì.
B. chấm dứt.
C. tạm hoãn.
D. tạm dừng.
Câu 23. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là
A. bình đẳng trong quan hệ tài sản.
B. bình đẳng trong quan hệ nhân thân.
C. bình đẳng trong quan hệ dân sự.
D. bình đẳng trong quan hệ riêng tư.
Câu 24. Anh A và chị B là vợ chồng. Anh A làm việc tại công ty X, tiền lương mỗi tháng là 6.000.000 đồng. Chị B buôn bán tạp hóa tại nhà, mỗi tháng thu lợi nhuận là 5.000.000 đồng. Vậy tổng thu nhập hằng tháng là 11.000.000 đồng là tài sản chung hay riêng của anh A và chị B?
A. 6.000.000 đồng là tài sản riêng của anh A, 5.000.000 đồng là tài sản riêng của chị B.
B. 11.000.000 đồng là tài sản chung của anh A và chị B.
C. 11.000.000 đồng được chia làm đôi mỗi người 5.500.000 đồng.
D. 11.000.000 đồng sẽ là tài sản riêng của anh A.
Câu 25. “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Đây là
A. nghĩa vụ và quyền của cha mẹ.
B. nghĩa vụ và quyền của ông bà.
C. trách nhiệm của cha mẹ.
D. trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
Câu 26. Con cái có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý khi từ đủ
A. 14 tuổi trở lên.
B. 15 tuổi trở lên.
C. 16 tuổi trở lên.
D. 18 tuổi trở lên.
Câu 27. Chị B (40 tuổi) nhận em M (17 tuổi) làm con nuôi đúng thủ tục theo quy định của pháp luật. Một thời gian sau, chị B đã bắt em M đi bán vé số và làm các công việc nặng nhọc để kiếm tiền phục vụ nhu cầu sinh hoạt của chị. Theo anh (chị) ai có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi em M?
A. Hội Liên hiệp phụ nữ.
B. Tòa án.
C. Ủy ban Nhân dân xã.
D. Chủ tịch xã.
Câu 28. Để chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn, trường hợp nào sau đây không đúng?
A. Người được cấp dưỡng đã được nhận làm con nuôi.
B. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng đã chết.
C. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng.
D. Người được cấp dưỡng có khả năng lao động.
Câu 29. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?
A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.
C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.
D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
Câu 30. Người lao động là người
A. từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. từ đủ 15 tuổi trở lên.
C. từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. từ đủ 17 tuổi trở lên.
Câu 31. Người sử dụng lao động không phải là
A. cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
B. doanh nghiệp, cơ quan tổ chức nhà nước.
C. các hợp tác xã, hộ gia đình.
D. người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Câu 32. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện như thế nào?
A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.
C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
D. Khi lao động nữ chưa đủ 18 tuổi thì ưu tiên về công việc và điều kiện làm việc.
Câu 33. Chủ thể của quan hệ lao động là
A. cá nhân và tổ chức.
B. người lao động và người sử dụng lao động.
C. người lao động và cơ quan, tổ chức.
D. người lao động và Nhà nước.
Câu 34. Nhận định nào sau đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của người lao động?
A. Người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử.
B. Người lao động không có quyền đình công.
C. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
D. Người lao động phải chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.
Câu 35. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Không trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
D. Dân chủ, tự nguyện, hợp pháp.
Câu 36. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
A. dưới 12 tháng.
B. dưới 6 tháng.
C. dưới 24 tháng.
D. trên 12 tháng.
Câu 37. Anh A tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành maketing. Sau đó anh A nộp đơn vào công ty X. Công ty sẽ nhận anh A thử việc không quá
A. 30 ngày.
B. 45 ngày.
C. 60 ngày.
D. 90 ngày.
Câu 38. Điền vào chỗ trống: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng............mức lương của công việc đó.
A. 60%.
B. 70%.
C. 80%.
D. 85%.
Câu 39. Bình đẳng trong lao động được hiểu là
A. làm việc mọi nơi, mọi lúc.
B. tự do lao động, làm mọi ngành nghề.
C. giao kết hợp đồng theo nguyên tắc tự do, bình đẳng, tự nguyện.
D. làm việc theo giờ và theo chế độ rõ ràng.
Câu 40. Nội dung nào sau đây không thể hiện bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng trong các công việc gia đình.
Câu 41. Người lao động được trả lương
A. trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
B. gián tiếp, trung thực, công bằng.
C. trực tiếp, dân chủ, đúng thời hạn.
D. gián tiếp, công bằng, đúng pháp luật.
Câu 42. Thời gian làm việc của lao động nam và lao động nữ thường không quá bao nhiêu giờ trong một tuần?
A. 8 giờ.
B. 12 giờ.
C. 48 giờ.
D. 56 giờ.
Câu 43. Hình thức xử lý kỷ luật trong lao động thường phổ biến là
A. cách chức.
B. sa thải.
C. khiển trách.
D. hạ bậc lương.
Câu 44. Giám đốc của công ty X đã phạt anh B 1 tháng lương vì đến công ty trễ thường
xuyên không lý do. Hành vi của giám đốc công ty X
A. bất bình đẳng trong lao động.
B. phù hợp với nội quy công ty.
C. thể hiện trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo.
D. vi phạm những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động.
Câu 45. Anh K làm công nhân trong một công ty Y. Trong lúc thực hiện công việc anh K đã gặp tai nạn và không còn khả năng lao động nữa. Công ty Y đã vi phạm
A. bình đẳng giữa lao động nam và nữ trong lao động.
B. an toàn trong lao động.
C. quyền và nghĩa vụ được bảo đảm sức khỏe của người lao động.
D. trách nhiệm bảo đảm quyền của người lao động.
Câu 46. Trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa?
A. Đang nuôi con từ 12 đến 24 tháng tuổi.
B. Mang thai từ tháng thứ 07.
C. Mang thai từ tháng thứ 06.
D. Đang nuôi con trên 24 tháng tuổi.
Câu 47. Lao động nữ đơn chấm dứt hợp đồng lao động khi
A. bị suy nhược cơ thể do làm việc trong thời gian dài.
B. áp lực từ gia đình và các công việc hằng ngày.
C. sốt, ốm có giấy xác nhận của bệnh viện.
D. đang mang thai có giấy xác nhận sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
Câu 48. Người lao động chưa thành niên là người lao động
A. dưới 16 tuổi.
B. dưới 18 tuổi.
C. từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
D. từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Câu 49. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động dưới 15 tuổi đối với
A. nhu cầu thiết yếu của bản thân người lao động.
B. những công việc nhẹ nhàng.
C. những công việc mang tính trẻ em, lành mạnh.
D. những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa.
Câu 50. Người sử dụng lao động, người lao động bắt buộc phải
A. tham gia bảo hiểm tai nạn.
B. tham gia bảo hiểm hưu trí.
C. tham gia bảo hiểm nhân thọ.
D. tham gia bảo hiểm y tế.
Câu 51. Tuổi nghỉ hưu đối với nam và nữ là
A. nam 55 tuổi, nữ 60 tuổi.
B. nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi.
C. nam và nữ đều 55 tuổi.
D. nam và nữ đều 60 tuổi.
Câu 52. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn
A. việc làm theo sở thích của mình.
B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
Câu 53. Để tìm việc làm phù hợp, anh T có thể căn cứ vào quyền bình đẳng
A. trong tuyển dụng lao động.
B. trong giao kết hợp đồng lao động.
C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.
D. tự do lựa chọn việc làm.
Câu 54. Nhận định nào sau đây không đúng về bình đẳng trong lao động?
A. Lao động nữ được quan tâm đến những đặc điểm về cơ thể, sinh lí nên pháp luật có
quy định riêng.
B. Giao kết hợp đồng theo nguyên tắc tự do, dân chủ, tự nguyện.
C. Không bị phân biệt đồi xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Lao động phải được đối xử bình đẳng như nhau về điều kiện lao động và các điều kiện khác.
Câu 55. Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là
A. tiêu thụ sản phẩm.
B. tạo ra lợi nhuận.
C. nâng cao chất lượng sản phẩm.
D. hạ giá thành sản phẩm.
Câu 56. Chính sách quan trọng nhất của nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển
A. hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp
B. khuyến khích người dân tiêu dùng
C. tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.
D. xúc tiến các hoạt động thương mại
Câu 57. Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh.
B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong sản xuất.
C. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.
D. Xúc tiến các hoạt động thương mại.
Câu 58. Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Đảng ta?
A. Đại đoàn kết dân tộc.
B. Bình đẳng giới.
C. Tiền lương.
D. An sinh xã hội.
Câu 59. Việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước được cụ thể hóa qua văn bản luật nào sau đây?
A. Luât lao động
B. Luật thuế thu nhập cá nhân.
C. Luật dân sự.
D. Luật sở hữu trí tuệ.
Câu 60. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là
A. mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
B. công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
C. công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.
D. mọi độ tuổi đều được đăng ký kinh doanh.
Câu 61. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.
Câu 62. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh
doanh là thể hiện công dân bình đẳng
A. về quyền và nghĩa vụ.
B. điều kiện kinh doanh.
C. trong kinh tế.
D. trong tự do lao động.
Câu 63. Bình đẳng trong lao động được quy định cụ thể trong luật nào của Việt Nam ?
A. Hiến pháp.
B. Dân sự.
C. Lao động.
D. Hôn nhân và gia đình.
Câu 64. Quyền bình đẳng trong kinh doanh được quy định trong
A. Hiến pháp.
B. luật đầu tư.
C. luật kinh doanh.
D. Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 65. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề gì, đảm bảo
A. sinh lời.
B. phù hợp yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.
C. được nhà nước khuyến khích.
D. pháp luật không cấm.
Câu 66. Để thúc đẩy kinh doanh phát triển, cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh
A. tự do, thông thoáng, thủ tục hành chính đơn giản.
B. tự do, bình đẳng theo ý muốn của người kinh doanh.
C. tự do, bình đẳng theo ý muốn của doanh nghiệp.
D. tự do, bình đẳng trên cơ sở của pháp luật.
Câu 67. Tại các cổng trường học và trên các vỉa hè, nhiều hàng quán được mở để phục vụ nhu cầu của học sinh và người dân. Hành vi này là hành vi
A. vi phạm pháp luật.
B. phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
C. bình đẳng trong kinh doanh.
D. đúng pháp luật và bình đẳng trong kinh doanh.
Câu 68. Theo Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước, có baonhiêu nội dung thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh ?
A. Ba nội dung.
B. Bốn nội dung.
C. Năm nội dung.
D. Sáu nội dung.
Câu 69. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh miễn là họ phải
A. đạt độ tuổi nhất định.
B. có sự hiểu biết về lĩnh vực mình kinh doanh.
C. yêu thích và đam mê kinh doanh.
D. đủ các điều kiện kinh doanh do pháp luật quy định.
Câu 70. Hôn nhân là
A. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
B. quan hệ giữa nam và nữ tổ chức cuộc sống chung.
C. việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
D. việc nam nữ có cuộc sống như vợ chồng.
Câu 71. Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng được quy định lần đầu trong Luật hôn nhân và gia đình năm nào?
A. 1959.
B. 1986.
C. 2000.
D. 2014.
Câu 72. Người nào sau đây không có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
A. Hội liên hiệp phụ nữ.
B. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
C. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
D. Chủ tịch UBND xã.
Câu 73. Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất. Đây là một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân.
B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
D. Quyền bình đẳng trong gia đình.
Câu 74. Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi?
A. Ủy ban nhân dân cấp xã.
B. Công an nhân dân.
C. Tòa án nhân dân.
D. Hội đồng nhân dân.
Câu 75. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?
A. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
C. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
D. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.
2. ĐÁP ÁN
1. A 2. C 3. B 4. A 5. B 6. C 7. D 8. A 9. A 10. D
11. A 12. B 13. C 14. C 15. A 16. B 17. B 18. D 19. D 20. A
21. D 22. B 23. B 24. B 25. A 26. B 27. A 28. D 29. B 30. B
31. D 32. A 33. B 34. B 35. A 26. A 37. A 38. D 39. C 40. D
41. A 42. C 43. C 44. D 45. B 46. B 47. D 48. D 49. B 50. D
51. B 52. B 53. D 54. D 55. B 56. C 57. D 58. B 59. B 60. C
61. B 62. B 63. C 64. D 65. D 66. D 67. A 68. C 69. D 70. A
71. A 72. D 73. C 74. A 75. D
Trên đây là nội dung Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống xã hội GDCD 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Công dân bình đẳng trước pháp luật GDCD 12
- Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Thực hiện pháp luật GDCD 12
- Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Pháp luật và đời sống GDCD 12
Chúc các em học tập tốt!