Tài liệu Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Pháp luật và đời sống GDCD 12 được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức về nội dung liên quan đến Pháp luật và đời sống, cũng như rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm; đồng thời giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh.
Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.
TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI
SỐNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12
1. ĐỀ BÀI
Câu 1. Pháp luật là gì?
A. Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử xự chung do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng quyền lực Nhà nước.
B. Pháp luật là tập hợp các quy định của Nhà nước, hệ thống các quy tắc xử xự được
Nhà nước công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định
C. Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử xự riêng do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng quyền lực Nhà nước.
D. Pháp luật là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có chứa các điều luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Câu 2. Đâu là bản chất của pháp luật?
A. Tính giai cấp, tính xã hội.
B. Tính giai cấp, tính xã hội, tính quyền lực.
C. Tính quyền lực, tính ý chí, tính khách quan.
D. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Pháp luật có ba đặc trưng chính là tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
C. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.
D. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của nhân dân, mà Nhà nước là đại diện.
Câu 4. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật được hiểu là
A. ý chí của Nhà nước được thể hiện rõ ràng.
B. các quy luật của xã hội được thể hiện bằng lăng kính của Nhà nước.
C. từ ngữ phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa.
D. các điều luật, bộ luật, ngành luật phải được ban hành đúng theo quy định của pháp luật.
Câu 5. Theo khoản 3, Điều 104 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: “Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại”. Điều này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính khách quan, ý chí.
Câu 6. Luật giao thông đường bộ được ban hành nhằm buộc mọi người khi tham gia giaothông phải tuân thủ đúng luật giao thông. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính ý chí.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 7. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau: “Pháp luật phản ánh ý chí của............, bảo vệ.............., bảo vệ bộ máy Nhà nước.............
A. nhân dân – giai cấp thống trị – giai cấp thống trị
B. giai cấp thống trị – giai cấp thống trị – thể chế chính trị
C. nhân dân – giai cấp thống trị – thể chế chính trị
D. nhân dân – giai cấp cầm quyền – giai cấp thống trị
Câu 8. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
A. phù hợp với ý chí của nhân dân do Nhà nước đại diện.
B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do Nhà nước đại diện.
C. phù hợp với nhu cầu và tính chất của xã hội.
D. phù hợp với nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
Câu 9. Tính giai cấp của Nhà nước thể hiện ở những phương diện nào?
A. kinh tế, chính trị, xã hội.
B. kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. kinh tế, chính trị, văn hóa.
D. kinh tế, chính trị, tư tưởng.
Câu 10. Pháp luật mang bản chất của xã hội vì
A. pháp luật là nền tảng của sự phát triển xã hội.
B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội.
C. pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh.
D. pháp luật góp phần giữ vững an ninh xã hội.
Câu 11. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu nói sau của Hồ Chí Minh: “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ.............rộng rãi cho nhân dân lao động.”
A. lợi ích chính đáng.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. quyền tự do dân chủ.
D. quyền và lợi ích chính đáng.
Câu 12. Tính đến năm 2016, nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp?
A. Ba.
B. Bốn.
C. Năm.
D. Sáu.
Câu 13. Nhà nước ta điều hành đất nước bằng
A. quân đội và chính quyền.
B. quyền lực của nhân dân.
C. lực lượng vũ trang và Công an nhân dân.
D. Hiến pháp và pháp luật.
Câu 14. Từ ngày 15/12/2007, theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-QH mọi người ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Điều này thể hiện
A. bản chất của pháp luật
B. vai trò của pháp luật.
C. nội dung của pháp luật.
D. đặc trưng của pháp luật.
Câu 15. Luật giáo dục do cơ quan nào sau đây ban hành?
A. Bộ Giáo dục và đào tạo.
B. Chính phủ.
C. Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
D. Quốc hội.
Câu 16. Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng
A. đều mang tính quy phạm.
B. đều mang tính bắt buộc chung.
C. đều là quy phạm tồn tại ở dạng thành văn.
D. đều do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.
Câu 17. Đâu không phải là vai trò của pháp luật?
A. Là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước.
B. Là phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế - xã hội.
C. Là cơ sở cho việc hoạt động của bộ máy Nhà nước.
D. Góp phần tạo dựng mối quan hệ mới.
Câu 18. Pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về Luật hôn nhân và gia đình nhưng không điều chỉnh mối quan hệ về tình bạn, tình yêu. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A. phong tục, tập quán.
B. tín ngưỡng.
C. tôn giáo.
D. đạo đức.
Câu 19. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam ban hành năm 2004 ghi nhận trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc chăm lo lợi ích cho trẻ em. Thể hiện điều gì của pháp luật?
A. Bản chất của pháp luật.
B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Vai trò của pháp luật.
D. Nội dung của pháp luật.
Câu 20. “Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà bộ luật này quy định”. (Điều 21, Bộ luật hình sự 1999). Điều này thể hiện tính chất nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính ý chí.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính khách quan.
Câu 21. Đâu là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?
A. Là văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành hoặc công nhận
B. Được áp dùng nhiều lần, ở phạm vi địa phương.
C. Chứa đựng các quy tắc xử xự chung.
D. Được đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhân dân.
Câu 22. Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của
A. tổ chức chính trị xã hội.
B. Nhà nước và xã hội.
C. nhân dân.
D. giai cấp thống trị.
Câu 23. Phương thức tác động của Nhà nước lên quan hệ pháp luật là
A. giáo dục.
B. cưỡng chế.
C. giáo dục, cưỡng chế.
D. giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
Câu 24. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật là phương pháp quản lý
A. dân chủ và phức tạp nhất.
B. dân chủ và hiệu quả nhất.
C. hữu hiệu và hiệu quả nhất.
D. hiệu quả và khó khăn nhất.
Câu 25. Nhà nước ban hành Hiến pháp vì
A. Hiến pháp quy định các quyền cơ bản của công dân.
B. Hiến pháp quyết định chặt chẽ về luật, đầy đủ mức độ nặng nhẹ của các quy phạm pháp luật.
C. Hiến pháp chứa đựng các luật dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, thuế,...
D. Chỉ có câu A và C đúng.
Câu 26. Cơ quan nào sau đây có quyền lập pháp, lập hiến?
A. Chủ tịch nước.
B. Quốc hội.
C. Nhà nước.
D. Chính phủ.
Câu 27. Tính quy phạm của đạo đức, tập quán có sự khác biệt cơ bản nhất đối với tính quy phạm phổ biến của pháp luật là
A. chứa đựng các ứng xử mẫu.
B. có tính bắt buộc chung.
C. được áp dụng ở phạm vi rộng.
D. được áp dụng giới hạn trong một phạm vi cụ thể.
Câu 28. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của pháp luật?
A. Là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội.
B. Là phương tiện để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân.
C. Là công cụ để thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
D. Là công cụ đề bảo vệ mọi quyền và lợi ích của công dân.
Câu 29. Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện ở
A. những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt hành chính.
B. những hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt.
C. những hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
D. những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kỉ luật.
Câu 30. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Hiến pháp được xem là “cam kết tối cao” của Nhà nước trước nhân dân.
B. Tính ý chí của pháp luật thể hiện ở ý chí của Nhà nước và công dân.
C. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là Nhà nước phải ban hành pháp luật và đưa
pháp luật vào một bộ phận người dân.
D. Không phải tất cả các quy phạm pháp luật nào cũng được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi.
Câu 31. Pháp luật Xã hội chủ nghĩa là pháp luật
A. mang đậm bản chất giai cấp và xã hội
B. chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật tư sản.
C. ra đời thứ tư, sau pháp luật phong kiến
D. dân chủ, tiến bộ nhưng còn mang nặng tư tưởng phong kiến.
Câu 32. Cho các nhận định sau
(1). Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị.
(2). Trong luật hình sự các nước, tội xâm phạm an ninh quốc gia bao giờ cũng là trọng tội có mức hình phạt cao nhất.
(3). Trong chừng mực nhất định, pháp luật ghi nhận ý chí chung của toàn xã hội, cân
bằng lợi ích của cộng đồng với lợi ích giai cấp.
(4). Nhà nước thực hiện quyền lực thông qua bộ máy cưỡng chế (quân đội, cảnh sát, nhà tù...)
Số nhận định không đúng là
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 33. Trong các đặc trưng của pháp luật, đặc trưng nào được xem là ranh giới để phân biệt
với các quy phạm xã hội khác?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính chủ quan, ý chí.
Câu 34. Điều 34, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập”. Điều này phù hợp với
A. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.
B. nguyện vọng của mọi công dân.
C. quy tắc ứng xử trong đời sống xã hội.
D. Hiến pháp.
Câu 35. Quốc hội ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết.
B. Hiến pháp, Luật, Nghị định.
C. Hiến pháp, Luật, Thông tư.
D. Hiến pháp, Luật, Lệnh.
Câu 36. Cho các nhận định sau
(1). Pháp luật là tiền đề, là cơ sở để Nhà nước quản lý xã hội.
(2). Pháp luật có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù khác, tuy nhiên cũng có sự khác
biệt nhất định.
(3). Pháp luật Xã hội chủ nghĩa chỉ có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội.
(4). Chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền lập hiến và lập pháp.
Câu nhận định không đúng là
A. (1) và (2).
B. (1) và (3).
C. (3) và (4).
D. không có nhận định nào không đúng.
Câu 37. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau”. Điều này thể hiện
A. bản chất của pháp luật.
B. vai trò của pháp luật.
C. nội dung của pháp luật.
D. đặc trưng của pháp luật
Câu 38. Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của Nhà nước?
A. Tương trợ tư pháp giữa các quốc gia.
B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
C. Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao.
D. Phòng thủ đất nước.
Câu 39. Bộ phận nào không có trong một quy phạm pháp luật?
A. Giả định.
B. Quy định.
C. Chế tài.
D. Chế định.
Câu 40. Một trong những bản chất của Nhà nước là
A. có chủ quyền quốc gia.
B. đặt ra thuế và thu thuế dưới hình thức bặt buộc.
C. tính xã hội.
D. Tất cả ý trên.
Câu 41. Pháp luật là những quy tắc xử xự chung, có nghĩa là
A. chỉ những người đủ tuổi theo quy định của pháp luật mới phải chịu sự ràng buộc của pháp luật.
B. có hiệu lực pháp lý cao nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam
C. về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.
D. là những quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân, tố chức ai cũng phải xử xự theo pháp luật.
Câu 42. Pháp luật ra đời từ khi nào?
A. Từ khi loài người xuất hiện.
B. Từ khi có Vua.
C. Từ khi nhà nước ra đời.
D. Từ thời xa xưa.
Câu 43. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
Câu 44. Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần
A. tôn trọng tính tối cao của Luật và Hiến pháp.
B. đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 45. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Pháp luật có tính bắt buộc chung có nghĩa là quy định những việc được làm, phải làm và không được làm.
C. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do Nhà nước ban hành thể hiện sức mạnh và quyền lực Nhà nước.
D. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là pháp luật được áp dụng rộng rãi cho mọi công dân Việt Nam.
Câu 46. Hệ thống pháp luật bao gồm
A. nhiều quy phạm pháp luật.
B. nhiều điều khoản.
C. nhiều chế định pháp luật.
D. nhiều ngành luật.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống
“Pháp luật là hệ thống quy tắc xử xự mang tính......(Câu 47)....., do ......(Câu 48).....ban hành
và đảm bảo thực hiện, thể hiện......(Câu 49)......của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các
điều kiện.....(Câu 50)...., là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Trả lời từ câu 47 đến câu 50:
Câu 47.
A. bắt buộc. B. phục tùng. C. bắt buộc chung. D. pháp lý.
Câu 48.
A. tổ chức. B. Nhà nước. C. giai cấp thống trị. D. cá nhân.
Câu 49.
A. lý tưởng. B. ý chí. C. quyền lực. D. chủ quan.
Câu 50.
A. kinh tế B. xã hội. C. kinh tế - xã hội. D. chính trị.
Câu 51. Hiến pháp đầu tiên của nước ta ban hành vào năm nào?
A. 1946.
B. 1959.
C. 1986.
D. 1992.
Câu 52. Nhà nước hay dùng các quy phạm đạo đức nào để biến nó thành các quy phạm pháp luật
A. quen thuộc.
B. nặng về tình cảm.
C. ít phổ biến.
D. phổ biến.
Câu 53. Đâu là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính quy phạm khá phổ biến.
B. Tính xác thực, khuôn mẫu.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 54. Nội dung nào dưới đây không phản ánh bản chất xã hội của pháp luật?
A. Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội.
C. Các quy phạm pháp luật vì sự phát triển của xã hội.
D. Các quy phạm pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
Câu 55. Anh A bị bệnh tâm thần, trong lúc không làm chủ được hành vi, anh A đã dùng dao
làm chị B bị thương. Hành động của anh A
A. không vi phạm pháp luật.
B. là vi phạm pháp luật.
C. bị xã hội lên án.
D. chưa phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Câu 56. Câu hỏi: “Pháp luật là của ai, do ai và vì ai?” Đề cập đến vấn đề nào của pháp luật?
A. Nội dung của pháp luật.
B. Hình thức thể hiện của pháp luật.
C. Khái niệm cơ bản của pháp luật.
D. Bản chất của pháp luật.
Câu 57. Ưu thế vượt trội của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác là
A. tính cưỡng chế.
B. tính rộng rãi.
C. tồn tại trong thời gian dài.
D. tính xã hội.
Câu 58. Hiến pháp mới nhất của nước ta là
A. Hiến pháp 1992.
B. Hiến pháp 2013.
C. Hiến pháp 2015.
D. Hiến pháp 1986.
Câu 59. “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 72 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001). Đây là
A. văn bản pháp luật.
B. quy phạm pháp luật.
C. bản chất của pháp luật.
D. vai trò của pháp luật.
Câu 60. A (12 tuổi) và B (13 tuổi) rủ nhau đua xe trên đường đi học về. Không may B ngã xuống đường và bất tỉnh, sau đó được người dân xung quanh đưa đến bệnh viện. A và B sẽ bị xử lý như thế nào?
A. A phải bồi thường cho B.
B. A và B đều bị phạt tiền.
C. Cảnh cáo, răn đe, kỷ luật A và B.
D. Phạt tiền A và yêu cầu bồi thường cho B.
Câu 61. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế được thể hiện như thế nào?
A. Pháp luật và kinh tế đều là những phương tiện cần thiết của Nhà nước.
B. Kinh tế là cơ sở để sinh ra pháp luật.
C. Pháp luật vừa phụ thuộc vào kinh tế, vừa tác động trở lại đối với kinh tế.
D. Pháp luật là sự thể hiện của kinh tế.
Câu 62. “Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Bộ phận giả định là
A. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa về dịch vụ.
B. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng.
C. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này.
D. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Câu 63. Không có pháp luật xã hội sẽ không
A. dân chủ và hạnh phúc.
B. trật tự và ổn định.
C. hòa bình và dân chủ.
D. sức mạnh và quyền lực.
Câu 64. Nhận định nào dưới đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
A. Pháp luật là những nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện.
B. Pháp luật là quy định được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước.
C. Pháp luật là khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi.
D. Pháp luật là những chuẩn mực về những việc phải làm.
Câu 65. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đang được sử dụng là
A. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2000.
B. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2010.
C. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
D. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2013.
Câu 66. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua
A. Tòa án.
B. Viện kiểm sát.
C. các bộ luật.
D. các mối quan hệ xã hội.
Câu 67. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm) thể hiện vấn đề nào của pháp luật?
A. Phương thức tác động.
B. Nội dung.
C. Nguồn gốc.
D. Hình thức thể hiện.
Câu 68. Nhà nước ta điều hành đất nước bằng
A. văn hoá, giáo dục, chính trị.
B. kế hoạch phát triển kinh tế.
C. quân đội và chính quyền.
D. Hiến pháp và pháp luật.
Câu 69. Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ ra sao?
A. Tồn tại nhưng không phát triển được.
B. Vẫn tồn tại và phát triển bình thường.
C. Không thể tồn tại và phát triển.
D. Chậm phát triển.
Câu 70. Luật bảo vệ môi trường do cơ quan nào sau đây ban hành?
A. Bộ Tài nguyên môi trường.
B. Chính phủ.
C. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
D. Quốc hội.
Câu 71. Vai trò nào sau đây không phải là của pháp luật?
A. Công cụ để quản lý nhà nước.
B. Giữ vững an ninh chính trị.
C. Phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
D. Chăm lo đời sống tinh thần của nhân dân.
Câu 72. Điền vào chỗ trống sau: Pháp luật mang tính...............vì pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.
A. mệnh lệnh.
B. chặt chẽ.
C. quy phạm phổ biến.
D. bắt buộc.
Câu 73. Trẻ em dưới mấy tuổi không được đi xe đạp người lớn?
A. 11 tuổi.
B. 12 tuổi.
C. 13 tuổi.
D. 14 tuổi.
Câu 74. Người nào sau đây được phép lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3?
A. Người dưới 16 tuổi.
B. Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Người đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
D. Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 75. Đặc điểm nào sau đây không phải là của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính thống nhất.
C. Tính bắt buộc.
D. Tính xác định chặt chẽ.
Câu 76. Vì sao nói pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung?
A. Vì pháp luật có tính cưỡng chế do nhà nước thực hiện.
B. Vì pháp luật có tính bắt buộc do nhà nước thực hiện .
C. Vì pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước; bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
D. Vì pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Câu 77. Anh H bị đình chỉ công tác vì đã ký và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho B khi biết biết rõ B chưa đủ tuổi cho đăng kí kết hôn. Việc anh H bị đình chỉ công tác thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính quy phạm.
B. Tính bắt buộc chung.
C. Tính phổ biến.
D. Tính quyền lực.
Câu 78. Khẳng định nào dưới đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
A. Pháp luật là những nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện.
B. Pháp luật là quy định được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước.
C. Pháp luật là khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi.
D. Pháp luật là những chuẩn mực về những việc phải làm.
Câu 79. Nội dung nào sau đây không thuộc những vấn đề nền tảng được quy định trong Hiến pháp?
A. Chế độ chính trị.
B. Bản chất nhà nước.
C. Tổ chức bộ máy nhà nước.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 80. Ở nước ta, việc sửa đổi Hiến pháp phải được bao nhiêu đại biểu Quốc hội tán thành?
A. 1/2 số đại biểu.
B. 3/4 số đại biểu.
C. 2/3 số đại biểu.
D. 100% số đại biểu.
2. ĐÁP ÁN
1. A 2. A 3. D 4. C 5. A 6. A 7. B 8. B 9. D 10. B
11. C 12. C 13. D 14. D 15. D 16. A 17. D 18. D 19. B 20. C
21. A 22. D 23. D 24. C 25. D 26. B 27. D 28. A 29. C 30. A
31. A 32. A 33. A 34. A 35. A 36. D 37. D 38. B 39. D 40. C
41. D 42. C 43. A 44. C 45. A 46. D 47. C 48. B 49. B 50. C
51. A 52. D 53. D 54. D 55. A 56. D 57. A 58. B 59. A 60. C
61. C 62. D 63. B 64. C 65. C 66. C 67. A 68. D 69. C 70. D
71. D 72. D 73. B 74. B 75. B 76. C 77. D 78. C 79. D 80. C
Trên đây là nội dung Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Pháp luật và đời sống GDCD 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Chuyên đề Pháp luật ôn thi THPT QG môn GDCD
- Ôn tập kiến thức bài 9 GDCD 12
- Hệ thống kiến thức trọng tâm GDCD 12 ôn thi THPT QG năm 2021
Chúc các em học tập tốt!