Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập về nội dung kiến thức Công dân và pháp luật, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Công dân bình đẳng trước pháp luật GDCD 12 gồm phần lý thuyết và bài tập kèm đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CÔNG DÂN BÌNH
ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12
1. Kiến thức cơ bản
- Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dan, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau:
+ Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bảnvà các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế…
+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật) - Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chấtvà mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.
- Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo công bằng, hợp lý trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý.
2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công bằng trước pháp luật.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Công dân trước pháp luật.
D. Trách nhiệm trước pháp luật.
Lời giải:
Bình đẳng trước pháp luật là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Tất cả mọi công dân.
B. Tất cả mọi cơ quan nhà nước.
C. Nhà nước và công dân.
D. Nhà nước và xã hội.
Lời giải:
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc
A. Thi hành nghĩa vụ.
B. Thực hiện trách nhiệm.
C. Thực hiện nghĩa vụ.
D. Thi hành trách nhiệm.
Lời giải:
Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Trong cùng điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào
A. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
B. Năng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.
C. Điều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.
D. Hoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.
Lời giải:
Trong cùng điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Mối quan hệ giữa quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân?
A. Khăng khít.
B. Chặt chẽ.
C. Không tách rời.
D. Tách rời.
Lời giải:
Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Bình đẳng trước pháp luật.
D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Lời giải:
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không
A. Thiên vị.
B. Phân biệt đối xử.
C. Phân biệt vị trí.
D. Khác biệt.
Lời giải:
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng các quyền của mình?
A. Quan trọng.
B. Cần thiết.
C. Tất yếu.
D. Cơ bản.
Lời giải:
Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để sử dụng các quyền của mình.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội để nhằm đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về
A. Quyền và nghĩa vụ.
B. Trách nhiệm và nghĩa vụ.
C. Trách nhiệm pháp lí.
D. Trách nhiệm công dân.
Lời giải:
Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Trường hợp nào sau đây vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.
B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.
D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.
Lời giải:
Công ty X và Y có cùng điều kiện như nhau nên sẽ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ giống nhau, nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế là vi phạm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Hai bạn X và M điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông dừng xe để xử lí vi phạm. X vội gọi điện cho chú mình là Chủ tịch quận nhờ can thiệp để không bị xử lí. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết ra quyết định xử phạt theo đúng quy định. Cách giải quyết của cảnh sát đã đảm bảo bình đẳng về
A. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
B. Trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. Trách nhiệm của công dân.
D. Nghĩa vụ pháp lí của công dân.
Lời giải:
Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi pham pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Đáp án cần chọn là: B
3. Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân
A. đều có quyền như nhau.
B. đều có nghĩa vụ như nhau.
C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 2. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật là
A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu 4. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là
A. mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật.
B. mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
C. mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
D. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
Câu 5. Điền vào chỗ trống: Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải........... hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
A. gánh chịu.
B. nộp phạt.
C. đền bù.
D. bị trừng phạt.
Câu 6. Khi nói đến bình đẳng có thể hiểu là vấn đề nào được đề cập trước hết?
A. Quyền lợi.
B. Cách đối xử.
C. Trách nhiệm.
D. Nghĩa vụ.
Câu 7. Bạo lực trong gia đình thể hiện điều gì trong các ý dưới đây?
A. Thiếu tình cảm.
B. Thiếu kinh tế.
C. Thiếu tập trung.
D. Thiếu bình đẳng.
Câu 8. Điền vào chỗ trống: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị ........... trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy đinh của pháp luật.
A. hạn chế khả năng.
B. ràng buộc bởi các quan hệ.
C. khống chế về năng lực.
D. phân biệt đối xử.
Câu 9. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những ......... của công dân
A. quyền chính đáng.
B. quyền thiêng liêng.
C. quyền cơ bản.
D. quyền hợp pháp.
Câu 10. Ý nào sau đây không đúng?
A. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
B. Công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc.
C. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội.
D. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau.
Câu 11. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội, thể hiện ở
A. công dân bình đẳng về quyền.
B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Câu 12. Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong
A. chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị.
B. Hiến pháp và Pháp luật.
C. các văn bản quy phạm pháp luật.
D. các thông tư, nghị quyết.
Câu 13. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không thể hiện qua việc
A. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
B. tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. hạn chế việc thay đổi các Luật, bộ Luật.
Câu 14. Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Nhà nước.
B. Nhà nước và xã hội.
C. Nhà nước và pháp luật.
D. Nhà nước và công dân.
Câu 15. Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước
A. ngăn chặn, xử lí.
B. xử lí nghiêm minh.
C. xử lí thật nặng.
D. xử lí nghiêm khắc.
Câu 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong
A. Hiến pháp.
B. Hiến pháp và luật.
C. Luật.
D. Luật và chính sách.
Câu 17. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. như nhau.
B. ngang nhau.
C. bằng nhau.
D. có thể khác nhau.
Câu 18. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.
B. thu nhập tuổi tác địa vị.
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
D. dân tộc, độ tuổi, giới tình.
Câu 19. Học tập là một trong những
A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 20. Ông A là giám đốc Sở giáo dục – đào tạo tỉnh B, ông đã lợi dụng chức vụ để tham nhũng công quỹ. Tòa án nhân dân tỉnh B đã xét xử ông A đúng theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện
A. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. công dân bình đẳng về quyền và trách nhiệm pháp lý
D. công dân bình đẳng trước pháp luật.
Câu 21.Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Nhà nước.
B. Nhà nước và xã hội.
C. Nhà nước và pháp luật.
D. Nhà nước và công dân.
Câu 22. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa là mọi công dân đều có quyền như nhau.
C. Pháp luật có vai trò bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
Câu 23. Cho các nhận định sau:
(1). Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
(2). Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
(3). Công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân.
(4). Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền thiêng liêng của công dân.
Số nhận định không đúng là
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Câu 24. A và B cùng nhau hợp tác vận chuyển thuốc lá lậu qua biên giới. Khi bị bắt, công an đã tha tội cho B vì đây là bạn của mình, nhưng xử phạt A. Hành vi của công an
A. hợp tình, hợp lý.
B. vi phạm bình đẳng về quyền.
C. vi phạm bình đẳng về nghĩa vụ.
D. vi phạm bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
Câu 25. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. trách nhiệm pháp lý.
C. trước Tòa án nhân dân.
D. thực hiện pháp luật.
Câu 26. Nội dung nào sau đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Công dân bình đẳng về quyền trong hợp đồng dân sự.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộp tiền vào quỹ tiết kiệm giúp người nghèo.
D. Công dân bình đẳng về quyền ứng cử.
Câu 27. Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền bầu cử, ứng cử, tự do lựa chọn nghề nghiệp. Điều này thể hiện
A. công dân bình đẳng về quyền.
B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về cơ hội.
D. công dân bình đẳng về trách nhiệm.
Câu 28. Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có nghĩa vụ nộp thuế, bảo vệ Tổ quốc. Điều này thể hiện
A. công dân bình đẳng về quyền.
B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về cơ hội.
D. công dân bình đẳng về trách nhiệm.
Câu 29. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là
A. công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật.
B. mọi công dân đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình.
C. mọi công dân đủ từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội.
D. những người có cùng mức thu nhập (trên 60 triệu đồng/năm) phải đóng thuế thu nhập như nhau.
Câu 30. Chủ tịch C lợi dụng cán bộ A để chiếm đoạt tài sản công ở cơ quan. Khi xử lí C, cơ quan điều tra dựa vào
A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
B. bình đẳng về quyền dân chủ.
C. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. bình đẳng về trách nhiệm xã hội.
4. ĐÁP ÁN
1. D 2. B 3. A 4. C 5. A 6. A 7. D 8. D 9. C 10. D
11. C 12. B 13. D 14. C 15. B 16. B 17. A 18. C 19. D 20. B
21. C 22. D 23. A 24. D 25. B 26. C 27. A 28. B 29. D 30. A
Trên đây là nội dung Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Công dân bình đẳng trước pháp luật GDCD 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Thực hiện pháp luật GDCD 12
- Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Pháp luật và đời sống GDCD 12
- Chuyên đề Pháp luật ôn thi THPT QG môn GDCD
Chúc các em học tập tốt!