YOMEDIA

Suy nghĩ về triết lý sống trong tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt

Tải về
 
NONE

Hồn Trương Ba da hàng thịt là một vở kịch nổi tiếng được Lưu Quang Vũ xây dựng dựa trên một câu chuyện dân gian về nhân vật Trương Ba giỏi chơi cờ và cái chết oan ức của ông. Thông qua vở kịch, tác giả đã gửi gắm những tới bạn đọc những suy ngẫm, triết lý sống về nhân sinh, về hạnh phúc, đồng thời kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sống đương thời. Nhằm giúp các em hiểu được những triết lý sống ấy Học247 mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu dưới đây nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Phân tích đoạn kết tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút tài hoa bậc thầy để lại những dấu ấn trong rất nhiều thể loại như thơ, văn xuôi và đặc biệt là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

- Là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, đánh dấu sự đột phá trong sáng tác của Lưu Quang Vũ.

- Nhân vật Trương Ba – thể hiện một triết lý sống cao đẹp.

b. Thân bài:

* Giới thiệu chung:

- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm.

- Đây là một vở kịch mà tác giả Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch hay cái mới chính là phần phát triển sau của truyện dân gian.

* Phân tích:

- Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba:

+ Trương Ba với là một ông lão làm vườn yêu thiên nhiên, cỏ cây, sống chan hòa với mọi ngườiTrương Ba chết một cách oan uổng do sự vô tâm, tắc trách của Nam Tào. Lại được Bắc Đẩu “sửa sai” một cách vô lí là đã cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới mất sau đó. Đã không sai khiến được còn bị xác thịt điều khiển, dẫn đến linh hồn bị nhiễm độc bởi cái tầm thường. Ý thức được điều đó, hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định bằng cách tách ra để sống độc lập, hướng tới sự hoàn thiện về nhân cách.

+ Ban đầu hồn Trương Ba tỏ vẻ coi khinh xác anh hàng thịt :”Mày không có tiếng nói mà chỉ là cái xác thịt âm u, đui mù” . Xác thịt đã cười nhạo , chế giễu, bác lại hồn Trương Ba mà không biết sức mạnh âm u, đui mù của mình sẽ chiến thắng. “Lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy”

+ Trong cuộc đối thoại với xác Hàng Thịt, Hồn Trương Ba rơi vào tình cảnh yếu thế, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải mặc nhiên thừa nhận (cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì…”. Đó chính là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây Hồn cho là “phàm”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”,…)

+ Xác thịt đã tìm cách thỏa hiệp bằng cách nêu cụ thể những nhu cầu mang tính bản năng của con người ( các món tiết canh cổ hũ…), khẳng định vai trò của mình :” Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới , nhìn ngắm trời đất, cây cối, người thân…”

+ Xác Hàng Thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện.

+ Xác Hàng Thịt còn cười nhạo vào cái lý lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”.

+ Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn lúc này chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.

+ Trước lí lẽ ti tiện của xác thịt, hồn Trương Ba nổi giận mắng mỏ, khinh bỉ xác thịt hèn hạ và cố chống lại nhưng phần nào cũng ngậm ngùi vì hắn có lí, hồn TB bị dồn vào thế yếu. Thấm thía nghịch cảnh, Trương Ba trở lại xác thịt trong tuyệt vọng.

+ Qua màn hội thoại của hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt cho thấy rằng Trương Ba được Bắc Đẩu trả lại cuộc sống, nhưng cuộc sống đó là cuộc sống không đáng sống vì cái thanh cao phải dung hòa với cái thấp hèn, dung tục, thì đó chẳng phải là bi kịch hay sao? Thể xác và linh hồn con người là 2 thực thể có mối quan hệ hữu cơ, không thể vênh lệch, tách rời. Xác thịt có nhu cầu sự sống, nhu cầu mang tính bản năng. Hồn mang tính chất thanh cao góp phần điều chỉnh thể xác hòa hợp, vươn tới sự hoàn thiện nhân cách. Cuộc tranh cãi giữa hồn ông Trương Ba và xác hàng thịt là bi kịch thứ nhất của Trương Ba vì xác đã thắng. Tác giả đã cảnh báo, khi con người phải sống trong cái tầm thường, dung tục thì tất yếu sẽ bị nhiễm độc bởi cái xấu, cái đẹp sẽ bị lấn át, tàn phá.

+ Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức nhưng tất cả hoàn toàn trái ngược qua phần đối thoại với xác. Hồn Trương Ba để lại trong mắt xác hàng thịt là một kẻ phàm ăn, tục uống ; mê rượu và háo sắc ; cư xử thô bạo với mọi người,…

+ Bi kịch của sự tồn tại riêng rẽ: con người không thể chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống bằng tinh thần.

+ Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình

+ Bi kịch bị người thân xa rời, khước từ cuộc sống.

+ Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác.

+ Trương Ba tự ý thức bi kịch của mình : “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

* Trương Ba trước cái chết của cu Tị:

- Trước đề nghị đổi thân xác của Đế Thích, tính cách TB từ chỗ lưỡng lự, suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát.

- Trương Ba muốn chết thật là để cho mình được sống mãi hoài nhớ của mọi người.

- Giải thoát bi kịch của một sự giả tạo trong con người Hồn Trương Ba.

* Đánh giá:

- Hồn Trương Ba là một nhân vật quá chú trọng đời sống tinh thần mà coi nhẹ thân xác.Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người. “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Tôi muốn là tôi toàn vẹn”- Đây cũng chính là triết lý sống của tác phẩm

- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống và diễn tiến kịch kích độc đáo.

c. Kết bài:

- Đánh giá chung về nhân vật và triết lý sống được gửi gắm qua nhân vật.

- Khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết bài văn suy nghĩ về triết lý sống trong tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một vở kịch nổi tiếng được Lưu Quang Vũ xây dựng dựa trên một câu chuyện dân gian về nhân vật Trương Ba giỏi chơi cờ và cái chết oan ức của ông. Thế nhưng điểm mới của vở kịch này chính là một kết thúc hoàn toàn khác với kết thúc truyện dân gian. Thông qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, đồng thời kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sống đương thời.

Dựa trên cốt truyện dân gian, vở kịch cũng xây dựng nhân vật Trương Ba là một lão nông làm vườn hiền lành, được mọi người yêu quý và rất giỏi chơi cờ. Nam Tào vì tắc trách trong công việc cho nên bắt chết nhầm Trương Ba. Đế Thích – một vị tiên cờ và cũng là bạn của Trương Ba – đã giúp hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt cũng vừa mới chết. Trong truyện dân gian, kịch tính được xây dựng là cảnh hai bà vợ cùng tranh chồng trên quan nha. Và sau thì vợ Trương Ba thắng kiện và đưa chồng mình về nhà.

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một vở kịch nổi tiếng được Lưu Quang Vũ xây dựng dựa trên một câu chuyện dân gian về nhân vật Trương Ba giỏi chơi cờ và cái chết oan ức của ông. Thế nhưng điểm mới của vở kịch này chính là một kết thúc hoàn toàn khác với kết thúc truyện dân gian. Thông qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, đồng thời kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sống đương thời.

Dựa trên cốt truyện dân gian, vở kịch cũng xây dựng nhân vật Trương Ba là một lão nông làm vườn hiền lành, được mọi người yêu quý và rất giỏi chơi cờ. Nam Tào vì tắc trách trong công việc cho nên bắt chết nhầm Trương Ba. Đế Thích – một vị tiên cờ và cũng là bạn của Trương Ba – đã giúp hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt cũng vừa mới chết. Trong truyện dân gian, kịch tính được xây dựng là cảnh hai bà vợ cùng tranh chồng trên quan nha. Và sau thì vợ Trương Ba thắng kiện và đưa chồng mình về nhà.

Để làm nổi bật tư tưởng này, Lưu Quang Vũ đã xây dựng những xung đột xung quanh nhân vật Trương Ba để cho người đọc người xem thấy được sự khập khiễng giữa “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Trước hết là xung đột thể hiện qua màn đối thoại giữa hồn và xác. Đây cũng là xung đột chính, xung đột có tính quan trọng nhất trong vở kịch.

Trương Ba trước kia vốn nhân hậu, nhưng từ khi nhập vào xác anh hàng thịt bỗng dần đổi khác: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt, không còn mặn mà với thú vui thanh cao trí tuệ. Điều ấy làm cho hồn Trương Ba vô cùng đau khổ và ghê tởm thân xác kềnh càng, thô lỗ mà mình đang mang. Chính vì thế mà hồn Trương Ba muốn được sống là một ông Trương Ba chăm chỉ hiền lành nhưng lại bị cái xác chế giễu, bị ép phải thỏa mãn những yêu cầu phàm tục. Những lý lẽ mà hồn Trương Ba đưa ra dần đuối lý và ngày càng nhận trở nên bất lực, chỉ biết thở dài buông ra những lời tuyệt vọng bởi hồn đang ngày càng bị xác chi phối mạnh mẽ.

Có thể thấy trong cuộc đối thoại này xác thắng thế nên rất hả hê. Khi thì mỉa mai, khi thì châm chọc. Còn hồn thì vô cùng đau khổ, xấu hổ vì những điều xác nói ra mà mình thì không muốn thừa nhận. Quả thực hồn đã bị xác chi phối. Xung đột kịch chưa được giải quyết, chưa dừng lại. Tuy nhiên qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, người đọc nhận ra những hàm ý sâu xa Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm trong đó. Thể xác là tiếng nói bản năng của con người, trong con người có phần tự nhiên và phần xã hội. Con người tự nhiên cũng có tiếng nói riêng, nhu cầu riêng, bản thân nhu cầu đó không xấu, con người cũng phải đáp ứng được những nhu cầu tự nhiên đó. Thể xác có những tác động ghê gớm đối với tâm hồn. Vì vậy, con người luôn luôn phải đấu tranh và tự đấu tranh với chính mình để vượt lên những đòi hỏi sai lạc của thể xác, để vượt lên những dung tục của đời thường. Ở đây, ta thấy được hồn Trương Ba đã được sống lại nhưng lại sống với một cuộc sống hổ thẹn, bị dung tục, hủy hoại. Qua đây, Lưu Quang Vũ muốn đề cập tới vấn đề phải hoàn thiện môi trường, hoàn cảnh sống của con người. Trong môi trường, hoàn cảnh tốt, con người mới có thể hoàn thiện nhân cách, bảo vệ những giá trị văn hóa.

Có thể thấy rằng trong mắt những người thân của mình, Trương Ba đã biến thành một con người khác. Dù ông có cố gắng thế nào thì cũng không thể trở lại hình ảnh một ông lão làm vườn chăm chỉ, hiền lành được mọi người yêu quý. Dù Trương Ba có sống lại nhưng trong xác anh hàng thịt, mọi người thân đều không thể cảm thấy được đây là chồng, là cha, là ông của mình. Bi kịch ấy chính là bi kịch sống mà không được thừa nhận. của hồn Trương Ba lúc này là bi kịch không được thừa nhận.

Bản thân mình không chấp nhận được mình và gia đình cũng không thể chấp nhận được con người mình, hồn Trương Ba trở nên vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. Chính vì thế mà Trương Ba đã có một quyết định dứt khoát: “Tôi không muốn nhập vào hình thù của ai hết. Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!”. Ngay cả khi Đế Thích thuyết phục hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng ông vẫn quả quyết: “cứ để cho tôi được chết hẳn”. Bởi lẽ, “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được” và sống nhờ vào thân xác của người khác thì không còn là chính mình, như thế thì cuộc sống không phải là sống mà chỉ là một chuỗi bi kịch mà thôi. Đây có thể nói là một tư tưởng, một lẽ sống hết sức lớn lao. Vì ý nghĩa đích thực của cuộc sống là con người được sống với chính mình. Mọi sự giả tạo, chắp vá đều không thể đem lại sự thoải mái và hạnh phúc.

Vở kịch còn phê phán tình trạng con người sống giả dối, không dám sống là mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người vào chõ tha hóa do danh và lợi. Nhưng kịch của Lưu Quang Vũ có được sức sống lâu dài là bởi những triết lý sâu sắc, có ý nghĩa đối với muôn đời. Vở kịch cho ta những bài học về lẽ sống, chết, về hạnh phúc. Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Hạnh phúc chân chính của con người là được sống trọn vẹn, sống thật với chính mình, với mọi người.

Qua vở kịch, người đọc cũng cảm nhận được tài năng của Lưu Quang Vũ. Vở kịch là sự kết hợp giữa tính hiện đại và giá trị truyền thống, giữa sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, giữa triết lý sâu sắc và lời văn bay bổng, lãng mạn.

3.2. Bài văn mẫu số 2

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một vở kịch nổi tiếng của tác giả Lưu Quang Vũ được dựng theo cốt truyện tưởng tượng trong dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như trong câu chuyện gốc “Hồn Trương Ba da hàng thịt” chỉ dừng lại ở việc tranh giành giữa hai người vợ khi ai cũng cho đó là chồng mình, rồi cả hai bà vợ Trương Ba và anh hàng thịt kéo nhau ra tòa, sau đó tòa xử cho vợ Trương Ba thắng kiện.

Câu chuyện chỉ có ý nghĩa giải trí vui vẻ đơn giản, gây ra những tiếng cười hài hước cho người đọc. Thì trong vở kịch của Lưu Quang Vũ ông đã đưa câu chuyện sang một tầm cao mới thể hiện những triết lý sống sâu sắc.

Trương Ba vốn là một người làm vườn khéo léo, chăm chỉ, giỏi đánh cờ, lại hiền lành, có lối sống thanh cao, trong sạch nên được mọi người yêu mến kính trọng. Bi kịch bắt đầu khi Nam Tào cai quản sổ sinh tử trên thiên đình vì vội đi dự tiệc mà gạch nhầm tên của Trương Ba, khiến ông chết bất ngờ và đầy oan ức. Chuyện ông chết đến tận gần một tháng sau thì Đế Thích vốn là tiên, đồng thời là bạn cờ tri kỷ của ông, mới biết chuyện. Vì thương cho Trương Ba chết oan uổng, lại tiếc vì mất đi một tay đấu cờ giỏi, thế nên Trương Ba đã khuyên Nam Tào, Bắc Đẩu nên "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được sống lại vào xác anh hàng thịt vừa mới chết hôm qua, bởi lẽ xác của Trương Ba đã bị mục rữa, không thể chứa hồn được nữa. Câu chuyện sống lại kỳ dị của Trương Ba đã đem đến cho cả hai gia đình một phen rối bời, nhưng vì Trương Ba trong xác hàng thịt đã chứng minh được mình là Trương Ba nên quay trở về nhà mình và bắt đầu cuộc sống với thân xác mới. Những tưởng mọi chuyện sẽ êm đẹp, nhưng hàng loạt bi kịch đã xảy đến, khiến Trương Ba vô cùng đau khổ. Nếu như theo cốt truyện dân gian cũ, thì sau khi Trương Ba về nhà với thân xác mới thì ông tiếp tục an hưởng cuộc sống với vợ con mình, mang đến một triết lý rất đơn giản: Đề cao sự quan trọng, tuyệt đối của phần hồn, đem tách rời giữa linh hồn và thể xác làm hai khía cạnh, trong khi hồn nắm giữ mọi tư tưởng, quyết định, còn xác chỉ đơn giản là cái xác, không có hồn thì xác chỉ là một cái túi thịt không hơn không kém, không có suy nghĩ, tư tưởng. Tuy nhiên đến với ngòi bút của Lưu Quang Vũ, mối quan hệ giữa hồn và xác được nhìn nhận một cách sâu sắc và đậm tính triết lý. Tác giả vẫn đi vào khẳng định vai trò cao hơn của linh hồn, thông qua các sự kiện Trương Ba nhớ ký ức của mình, cũng như tình cảm dành cho gia đình và dẫn theo xác anh hàng thịt về nhà sinh sống, cùng với việc các thành viên trong gia đình qua những cử chỉ, thói quen và ký ức chính xác của Trương Ba cũng nhanh chóng chấp nhận Trương Ba dưới xác anh hàng thịt, mặc dù điều đó là rất khó khăn. Tuy nhiên Lưu Quang Vũ không chỉ đơn giản là khẳng định vai trò của linh hồn so với thể xác, mà còn đưa ra mối quan hệ mật thiết gắn bó hữu cơ giữa phần xác và phần hồn. Linh hồn Trương Ba sau một thời gian sống trong xác anh hàng thịt thì dần nhận ra sự thay đổi của bản thân, mà chúng ta gọi đó là sự tha hóa. Ông bắt đầu thích uống rượu, ăn tiết canh, thích ăn ngon, nước cờ đi cũng khác xưa, thậm chí ông còn ham bán thịt lợn hơn cả chơi cờ. Trước sự thay đổi đến mức bị người hàng xóm phê bình rằng ông đổi tính, đổi nết Trương Ba đã rất đau khổ, ông cảm thấy căm ghét và ghê tởm cái thể xác âm u, đui mù này ghê gớm, ông ước mình có thể thoát khỏi nó dù một chút thôi. Như vậy ta có thể nhận thấy rằng bản thân Trương Ba bắt đầu chán ghét cuộc sống hồn một đằng, xác một nẻo và ông bắt đầu nhận thức được sự không thích hợp của cả hai, thế nên ông mới cảm thấy ngột ngạt và muốn thoát khỏi nó để dễ thở hơn. Sự không hòa hợp giữa hồn và xác càng được làm rõ thông qua cuộc tranh luận giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt. Hồn Trương Ba luôn tự tin vì mình có một tâm hồn trong sạch, thanh cao, khác hẳn với cái xác tầm thường chỉ toàn những ham muốn phàm tục. 

Nếu sống vay mượn, chắp vá, không có sự hòa hợp về tâm hồn và thể xác thì con người chỉ gặp những bi kịch mà thôi. Cuộc sống chỉ thực sự hạnh phúc khi chúng ta được sống là chính mình, được hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây cũng chính là nội dung tư tưởng chủ đạo mà tác phẩm muốn hướng đến.

Tác giả Lưu Quang Vũ đã xây dựng nhiều tình huống dở khóc dở cười khi hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt. Trương Ba vốn là người thanh cao, nho nhã nhưng từ khi ở trong thân xác của anh hàng thịt ông bỗng thèm ăn ngon, vì anh hàng thịt ngày nào cũng ăn ngon quen miệng. Thèm rượu thịt không còn thích những thú vui thanh cao trước đây ông vẫn thích. Nên Trương Ba vô cùng buồn bã. Một nhân vật Trương Ba chăm chỉ, hiền lành được mọi người yêu mến kính nể nay vì các xác to kềnh càng ham muốn nhiều nên trở thành kẻ phàm phu tục tử. Sức mạnh của những ham muốn trong thể xác kia của cái phần con kia càng ngày càng lớn nó chiến thắng ý chí của tâm hồn, kiến cho Trương Ba ước gì mình chết hẳn đi có lẽ sẽ tốt hơn.

Hồn Trương Ba đã khẳng định với Đế Thích "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Nhân vật này đã nhận ra sự chắp vá kệch cỡm kỳ dị này là vô cùng vô lý, nó đã khiến cho ông và cả những người xung quanh ông phải chịu đau khổ, giày vò, thà rằng ông thật sự chết hẳn thì có lẽ giờ đây gia đình ông đã yên ổn trở lại, và mọi người vẫn nhớ về ông với tấm lòng thương yêu, kính trọng chứ không phải là sự lạ lẫm, ghê sợ, và xa lánh như ngày hôm nay. Thế nên ông quyết trả lại xác cho anh hàng thịt, để bảo vệ cho phần hồn của mình được những giá trị cao khiết, trong sáng chứ không phải sự đổ đốn vì sự chi phối của xác thịt. Đó chính là một lựa chọn đúng đắn, sáng suốt và đầy đạo đức, người ta không thể vì ham sống mà làm hại những người xung quanh mình phải khổ sở được. Hơn thế nữa người ta cũng không thể sống mà hồn một đằng xác một nẻo, không thống nhất biện chứng với nhau được, điều ấy được chỉ ra trong vở kịch, người ta đã nhìn nhận rất rõ sự sai lệch giữa linh hồn và thể xác, khiến nó trở thành một sự chắp vá kệch cỡm vô cùng. Linh hồn Trương Ba thích làm vườn, lại chăm chỉ, khéo léo và rất yêu cây, khi sống trong xác hàng thịt ông vẫn giữ thói quen ấy, thế nhưng sự thô lỗ, vụng về của cái xác đã làm gãy tiệt cái chồi non, bàn chân to như cái xẻng đã xéo nát hết cả mấy cây sâm quý, rồi đôi tay giết heo đã làm hỏng luôn cả cái diều mà cu Tị hằng yêu quý,... Sự không thống nhất, đã khiến cho mọi việc trở nên bung bét cả ra, bởi những công việc khéo léo, tỉ mẩn ấy không dành cho người vai u thịt bắp quen việc giết mổ, mà là để dành cho người có đôi bàn tay cẩn thận, gầy guộc giống như cái xác cũ của Trương Ba thì mới phù hợp. Cuối cùng người đọc rút ra một chân lý rằng người ta chỉ có thể sống một cách toàn vẹn và chân thực khi có sự thống nhất ăn ý giữa hồn và xác, chứ không phải kiểu chắp vá hồn một đằng xác lại một nẻo được.

Vở kịch kết thúc khi linh hồn của nhân vật Trương Ba đã hoàn toàn rời khỏi xác anh hàng thịt và ra đi vĩnh viễn. Nhiều người xem cho rằng kết thúc như thế thì Trương Ba không phải chết nhưng rồi vẫn chết thật, oan uổng cho ông ta quá. Nhưng thực ra đây là cái kết vô cùng viên mãn bởi vì khi Trương Ba quyết định ra đi vào cõi vĩnh hằng ông đã nhường cơ hội sống lại cho một cậu bé tên là cu Tý . Còn Trương Ba ông tuy đã chết nhưng vẫn sống trong lòng những người thân yêu của mình là một Trương Ba nhân hậu, hiền lành nho nhã.

Vở kịch này đã cho chúng ta một triết lý sống mới đó là hãy sống sao cho đáng sống, sống là chính mình như thế ý nghĩa hơn là sống mà vay mượn, phải làm những điều không còn giống mình, đánh mất tâm hồn thanh cao. Sống như phần con mà thôi.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON