YOMEDIA

Phương pháp vẽ các dạng bài tập về biểu đồ kết hợp Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Tài liệu Phương pháp vẽ các dạng bài tập về biểu đồ kết hợp Địa lí 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ kết hợp trong chương trình Địa lí 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

HƯỚNG DẪN CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ KẾT HỢP

A. Phương pháp

1. Dấu hiệu nhận biết

Khả năng thể hiện : Biểu đồ cột thể hiện được mối liên hệ của 2 đối tượng mà các dạng biểu đồ khác không thể hiện được.

Dấu hiệu nhận biết

+ Thường xuất hiện các cụm từ: quy mô và cơ cấu, sự phát triển, sự phát triển, tình hình phát triển,…

+ Mốc thời gian: >= 4 năm.

+ Có 2 đơn vị khác nhau.

Một số dạng biểu đồ cột thường gặp : Cột và đường, cột và tròn.

2. Cách vẽ biểu đồ kết hợp

Bước 1 : Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ

- Phân tích bảng số liệu để tìm số lớn nhất, nhỏ nhất nhằm chia hệ trục tọa độ.

- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.

- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lý chiều cao 2 trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.

- Đánh số chuẩn trên trục 2 tung phải cách đều nhau (lưu ý 2 trục không liên quan nhau về số liệu).

Bước 2 : Vẽ biểu đồ

- Thông thường - Cột (nhiều đơn vị giống nhau - cột chồng) là trục tung bên trái (số liệu khá phức tạp).

- Đường (có 1 đơn vị) là trục tung bên phải (số liệu khá đơn giản).

- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).

- Năm đầu tiên và năm cuối cùng phải cách 2 trục tung khoảng 0,5 - 1,0 cm (trừ trường hợp nhiệt độ và lượng mưa của 12 tháng trong năm).

- Điểm của Đường phải nằm chính giữa năm (nên hoàn thành đường để tránh nối nhầm).

Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ

- Ghi đầy đủ số liệu cho Cột và đường.

- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.

* Lưu ý :

Khoảng cách năm thật chính xác.

Không dùng các nét đứt để nối sang trục tung (gây rườm rà, đường và cột sẽ bị cắt).

3. Cách nhận xét biểu đồ kết hợp

- Nhận xét chung nhất.

- Nhận xét từng đối tượng (cột nhận xét tương tự biểu đồ cột), sự tăng hay giảm của các đối tượng, sự liên tục hay không liên tục,…

- Nhận xét các mốc năm (tăng, giảm như thế nào)?

- Tìm mối liên hệ giữa các đối tượng.

- Kết luận và giải thích.

4. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ kết hợp

- Các yếu tố chính trên biểu đồ

+ Thiếu số liệu trên cột.

+ Thiếu đơn vị ở trục tung và trục hoành.

+ Thiếu số 0 ở gốc tọa độ.

+ Chia sai khoảng cách năm ở trục hoành, sai tỉ lệ ở trục tung.

+ Độ rộng các cột khác nhau, cùng một đối tượng nhưng có kí hiệu khác nhau.

+ Chiều cao 2 trục tung không bằng nhau, khoảng cách từ cột đến 2 trục tung khác nhau.

+ Điểm của đường không nằm chính giữa cột.

- Các yếu tố phụ ngoài biểu đồ: thiếu tên biểu đồ hoặc bảng chú giải.

B. Bài tập vận dụng

Bài tập 1 : Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017

Năm

2005

2010

2015

2017

Sản lượng (nghìn tấn)

3467

4200

4870

5128

- Khai thác

1988

2075

2280

2421

- Nuôi trồng

1479

2125

2590

2707

Giá trị sản xuất (tỉ đồng)

38784

47014

53654

56966


Nguồn: Tổng cục thống kê

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2017?

b) Nhận xét tình hình phát triển của ngành thủy sản ở nước ta và giải thích.

Hướng dẫn giải

a) Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản qua các năm đều tăng.

+ Tổng sản lượng thủy sản tăng: 1661 nghìn tấn; trong đó sản lượng thủy sản khai thác tăng thêm 433 nghìn tấn, nuôi trồng tăng 1228 nghìn tấn.

+ Giá trị sản xuất tăng: 18182 nghìn tỉ đồng.

- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.

- Năm 2005, sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng. Nhưng từ năm 2010, sản lượng nuôi trồng đã vượt lên trên sản lượng khai thác.

* Giải thích

- Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản là do nước ta mở rộng được thị trường quốc tế, trong nước). Ngoài ra, do một vài nguyên nhân khác về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

- Từ 2010, sản lượng nuôi trồng vượt sản lượng khai thác do có tốc độ tăng nhanh hơn, trong khi đó khai thác gặp một số khó khăn về phương tiện, nguồn lợi hải sản ven bờ suy giảm,...

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án bài tập 2 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp vẽ các dạng bài tập về biểu đồ kết hợp Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON