YOMEDIA

Câu hỏi tự luận ôn tập Các dạng bài tập so sánh về vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Các dạng bài tập so sánh về vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12 nhằm giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm bài dạng bài tập so sánh trong chương trình Địa lí 12. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP SO SÁNH

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Câu 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu sự khác biệt về phương hướng sử dụng đất giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? Giải thích?

Hướng dẫn giải

* Sự khác biệt

- Phương hướng của Đồng bằng sông Hồng

  • Đẩy mạnh thâm canh trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ, phát triển vụ đông.
  • Mở rộng diện tích cây ăn quả, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản.
  • Có quy hoạch khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

- Phương hướng của Đồng bằng sông Cửu Long

  • Đẩy mạnh thâm canh kết hợp với mở rộng S (cải tạo, khai hoang kết hợp với tăng hệ số sử dụng).
  • Khai thác mạnh diện tích mặt nước phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
  • Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng.

* Nguyên nhân

- Đồng bằng sông Hồng

  • Dân số đông nhất cả nước, nhu cầu lương thực thực phẩm lớn. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển mạnh gây sức ép với đất nông nghiệp. Bị sức ép của dân số lên sử dụng đất, bình quân thấp nhất nước (< 0,05 ha/người). Khả năng mở rộng không còn nhiều.
  • Khí hậu có 1 mùa đông lạnh nên có thế mạnh vụ đông. Diện tích mặt nước còn nhiều.

- Đồng bằng sông Cửu Long

  • Có quy mô diện tích đất lớn hơn (gấp 4 lần Đồng bằng sông Hồng) và  bình quân đất theo đầu người cao hơn (0,18 ha/người).
  • Khả năng mở rộng diện tích còn rất lớn. Diện tích đất phèn, đất mặn còn lớn có thể cải tạo thành đất nông nghiệp. Hệ số sử dụng ruộng đất thấp
  • Khí hậu phân mùa sâu sắc nên phải áp dụng thủy lợi
  • Thế mạnh thủy sản lớn nhất cả nước
  • Bảo vệ rừng có vai trò bảo vệ đất mới bồi ven biển, ngăn chặn xâm nhập mặn, chắn sóng, chắn gió, chắn bão, giảm sạt lở bờ biển.

Câu 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây và kiến thức đã học em hãy so sánh và giải thích cơ cấu sử dụng đất của 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng?

Hướng dẫn giải

Cơ cấu sử dụng đất năm phân theo các vùng 2008 (%)

 

Diện tích

(1000 ha)

Chia ra (%)

Nông

nghiệp

Lâm

nghiệp

Đất

chuyên dùng

Đất ở

Chưa sử dụng

Đồng bằng sông Hồng

1487.4

50.35

8.42

16.42

8.07

16.74

Đồng bằng sông Cửu Long

4060.2

63.1

8.3

5.8

2.7

20.1

a. Giống: Đều có tỉ lệ đất lâm nghiệp nhỏ, đất chưa sử dụng còn khá lớn, đất nông nghiệp lớn nhất đo đều là 2 đồng bằng, đất đai màu mỡ, đông dân

b. Khác và giải thích:

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

+ Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, đất chuyên dùng thổ cư chiếm tỉ trọng nhỏ hơn là do

  • Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn, thiên nhiên có nhiều thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp
  • Mật độ dân cư thấp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra kém hơn so với Đồng bằng sông Hồng.

+ Đất chưa sử dụng khá cao do có đường bờ biển dài (700 km), nên có nhiều bãi phù sa mới bồi tụ ven biển và một số đất mặn phèn chiếm diện tích khá lớn chưa được cải tạo.

- Đồng bằng sông Hồng

+ Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, đất chuyên dùng thổ cư lại chiếm tỉ trọng lớn hơn là do: Diện tích nhỏ, được khai phá sớm -> dân cư có mật độ cao (gấp 3 lần ), quá trình quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đất chưa sử dụng ( chủ yếu là đất bãi bồi ven sông, biển mới bồi tụ) chiếm tỉ trọng thấp hơn, do diện tích đồng bằng nhỏ hẹp hơn, quá trình khai hoang lấn biển diễn ra mạnh hơn.

Câu 3. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, xác định và giải thích sự khác nhau về cơ cấu cây trồng vật nuôi giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Hướng dẫn giải

a. Xác định

- Về cơ cấu cây trồng:

  • Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ cấu kém đa dạng hơn đồng bằng sông Hồng, chủ yếu là các loài ưa khí hậu nóng ẩm, có cả các loại cây ưa phèn, mặn (diễn giải)
  • Đồng bằng sông Hồng: Cơ cấu cây trồng đa dạng hơn, ngoài các cây nhiệt đới còn có các cây cận nhiệt, ôn đới nhưng ít cây chịu được phèn, mặn (diễn giải)

- Về cơ cấu vật nuôi:

  • Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ cấu gia súc (ít trâu, chủ yếu là bò, gia cầm nghiêng về loài ưa nước)
  • đồng bằng sông Hồng: Cơ câu gia súc cân đối hơn, gia cầm nghiêng về loài ưa cạn

b. Giải thích nguyên nhân

- Đồng bằng sông Cửu Long nóng quanh năm, diện tích ngập nước rộng, có nhiều đất phèn, đất mặn

- Đồng bằng sông Hồng khí hậu có mùa đông lạnh, địa hình cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long, có đê bảo vệ, ít chịu ảnh hưởng của biển nên đất mặn, đất phèn không nhiều

- Đồng bằng sông Cửu Long có tập quán sản xuất hàng hóa trong điều kiện lãnh thổ có nhiều vùng ngập nước rộng khiến chăn nuôi vịt chiếm ưu thế

- Đồng bằng sông Hồng có đàn trâu phổ biến hơn liên quan tới vai trò của nó trong sản xuất nông nghiệp trước đây. Chăn nuôi gà phổ biến gắn với sản xuất nhỏ lẻ quy mô gia đình trong điều kiện đất nông nghiệp chật hẹp.

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh và giải thích tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Hướng dẫn giải

- So sánh

  • Đều là trọng điểm sản xuất lúa của cả nước, chiếm tỉ trọng cao cả về diện tích và sản lượng (diễn giải)
  • Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích, sản lượng, bình quân theo đầu người cao hơn, năng suất thấp hơn, sản lượng gạo xuất khẩu lớn hơn…(diễn giải)
  • Đồng bằng sông Hồng: diện tích, sản lượng, bình quân theo đầu người thấp hơn, năng suất cao hơn…(diễn giải)

- Giải thích

  • Là 2 đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, điều kiện tự nhiên thuận lợi, lao động dồi dào và có kinh nghiệm trồng lúa nước, có nhiều cơ sở chế biến lương thực…
  • Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn, đất màu mỡ hơn, khí hậu thuận lợi hơn, trình độ sản xuất hàng hóa cao hơn…
  • Đồng bằng sông Hồng: có diện tích nhỏ hơn, hệ số sử dụng đất và trình độ thâm canh khá cao, số dân đông hơn…

Câu 5.  Dựa vào Atlat Việt Nam và những kiến thức đã học so sánh điều kiện để sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?

Hướng dẫn giải

a. Giới thiệu về 2 vùng

b. Giống nhau

- Tự nhiên

  • Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, thời tiết ổn định, ít chịu ảnh hưởng của bão. Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển.
  • Tuy nhiên khí hậu nóng ẩm, nhiều sâu bệnh, phân hóa mưa khô rõ rệt cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng…

- Kinh tế - xã hội

  • Đều có dân đông, lao động dồi dào,nhiều kinh nghiệm trồng lúa,Thị trường thiêu thụ rộng, được đầu tư về vồn, khoa học kĩ thuật…
  • Tuy nhiên công nghệ chế biến chưa cao, dịch vụ hỗ trợ còn hạn chế..

c. Khác nhau:

- Tự nhiên

  • Địa hình và đất đai
  • Đồng bằng sông Hồng: Diện tích nhỏ hơn, bình quân đất nông nghiệp thấp, địa hình tam giác châu điển hình, đất đai không được bồi đắp thường xuyên lại bị khai thác quá mức nên khá bạc màu.
  •  Đồng bằng sông Cửu Long: Diện tích rộng, địa hình bằng phẳng hơn, đất được bồi đắp thường xuyên khá màu mỡ thuận lợi cho canh tác. Tuy nhiên diện tích đất phèn đất mặn nhiều, thiếu nguyên tố vi lượng phải cải tạo mới canh tác được.

- Khí hậu

  •  Đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh nên cơ cấu mùa vụ có vụ đông nhưng lại ảnh hưởng của hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, sương giá…
  •  Đồng bằng sông Cửu Long: cận xích đạo nóng quanh năm thuận lợi cho cây lúa phát triển hơn. Tuy nhiên, khí hậu phân hóa mưa khô sâu sắc, mùa mưa lũ gây ngập trên diện rộng, mùa khô thiếu nước cho sản xuất, bốc phèn, bốc mặn…

- Nguồn nước: Đồng bằng sông Cửu Long phong phú hơn do có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

- Kinh tế - xã hội

  • Đồng bằng sông Hồng: dân cư đông hơn, lao động đông và có trình độ cao hơn. Có mạng lưới cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật đồng bộ hơn.
  • Đồng bằng sông Cửu Long: dân cư năng động sớm thích nghi với cơ chế thị trường nên sản xuất theo hướng hàng hóa…

Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh khả năng phát triển ngành thủy sản của hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Hướng dẫn giải

* Giới thiệu ngành thủy sản của hai vùng.

* Giống nhau: Đều có nhiều thuận lợi phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản.

  • Tự nhiên: Giáp biển, đường bờ biển dài. Vùng biển rộng, ngư trường lớn, nhiều bãi tôm, bãi cá. Khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, vùng biển kín => năng suất sinh học cao, có khả năng phát triển thủy sản quanh năm.
  • Kinh tế - xã hội: Dân cư, lao động: giàu kinh nghiệm. Cơ sở vật chất kĩ thuật: Hệ thống tàu thuyền, cơ sở chế biến, dịch vụ thủy sản. Chính sách: thúc đẩy phát triển thủy sản ở hai vùng trọng điểm. Thị trường: trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng.

* Khác nhau

- Đồng bằng sông Cửu Long so với Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Về tự nhiên: chỉ có 7/12 tỉnh giáp biển. Ngư trường: Cà Mau – Kiên Giang. Thềm lục địa nông, mở rộng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt => phát triển nuôi trồng. Rừng ngập mặn có diện tích lớn. Lũ hiền hòa, mùa lũ: cung cấp nguồn lợi thủy sản cho đánh bắt.

+ Về kinh tế: Dân cư giàu kinh nghiêm nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mặn, lợ. Hệ thống cơ sở chế biến phát triển mạnh hơn. Dịch vụ thủy sản nuôi trồng: trại tôm, trại cá, dịch vụ chăm sóc thủy sản… Ứng dụng kỹ thuật nuôi trồng mới. Chính sách: Phát triển vùng trọng điểm thực phẩm.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ so với Đồng bằng sông Cửu Long

  • Về tự nhiên: có tất cả các tỉnh giáp biển (8/8). Tập trung 2/4 ngư truờng trọng điểm của cả nước. Ngư trường: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa. Thềm lục địa sâu, hẹp => Phát triển mạnh đánh bắt. Phát triển nuôi tôm trên cát. Vùng nước trồi cực Nam Trung Bộ => Nguồn lợi thủy sản giàu có. Tuy nhiên mùa mưa bão khó khăn cho đánh bắt.
  • Về kinh tế: Dân cư giàu kinh nghiệm đánh bắt. Hệ thống tàu thuyền đánh bắt xa bờ được trang bị tốt.  Dịch vụ phát triển cho đánh bắt: sửa chữa tàu thuyền… Chính sách: Phát triển mạnh đánh bắt xa bờ.

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án chi tiết từ câu 7-10 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Các dạng bài tập so sánh về vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON