YOMEDIA

Phương pháp vẽ các dạng bài tập về biểu đồ miền Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Phương pháp vẽ các dạng bài tập về biểu đồ miền Địa lí 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ miền trong chương trình Địa lí 12.

ATNETWORK

HƯỚNG DẪN CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ MIỀN

A. Phương pháp

1. Dấu hiệu nhận biết

Khả năng thể hiện : Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau

Dấu hiệu nhận biết

+ Thường xuất hiện các cụm từ: cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, thay đổi cơ cấu.

+ Mốc năm: >= 4 năm.

+ Chọn vẽ biểu đồ miền: Nhiều năm, ít thành phần.

Một số dạng biểu đồ miền thường gặp : Biểu đồ miền chồng nối tiếp, miền chồng từ gốc tọa độ

2. Cách vẽ biểu đồ miền

Bước 1 : Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ

- Phân tích và xử lí số liệu.

- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.

- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).

Bước 2 : Vẽ biểu đồ

- Xây dựng hình chữ nhật hợp lý chiều cao (trục tung) = 2/3 chiều dài (trục hoành).

- Đánh số chuẩn trên trục tung (%) phải cách đều nhau (0, 10, 20,... 100 hoặc 0, 20, 40,...,100).

- Năm đầu tiên và năm cuối cùng chính là trục tung 2 bên.

- Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên. Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ.

- Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm).

Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ

- Ghi số liệu ở giữa của miền (không giống cách ghi như biểu đồ đường).

- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.

* Lưu ý :

Biểu đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục - một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này rất ít).

Lưu ý khoảng cách năm thật chính xác.

Trường hợp yêu cầu thể hiện cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,... cần phải xử lý % trước khi vẽ.

3. Cách nhận xét biểu đồ miền

- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.

- Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố a tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố b tăng hay giảm,… yếu tố c (mức chênh lệch).

- Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?

- Kết luận và giải thích.

4. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ miền

{-- Để xem tiếp nội dung về những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ miền các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

B. Bài tập vận dụng

Bài tập 1 : Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 (Đơn vị: %)

Năm

Lúa đông xuân

Lúa hè thu và thu đông

Lúa mùa

2005

40,1

32,1

27,8

2010

41,2

32,5

26,3

2013

39,3

35,6

25,1

2016

39,6

36,0

24,4

(Nguồn: Tổng cục thống kê )

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2016?

b) Nhận xét và giải thích.

Hướng dẫn giải

a) Vẽ biểu đồ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Nhìn chung, diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta có sự chuyển dịch.

- Năm 2016, lúa đông xuân chiếm tỉ trọng lớn nhất (39,6%), tiếp đến là lúa thu và thu đông (36,0%) và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất lá lúa mùa (24,4%).

- Cơ cấu diện tích các loại lúa có sự thay đổi:

+ Lúa đông xuân giảm nhẹ (giảm 0,5%) nhưng không ổn định (2005 - 2010 và 2013 - 2016 tăng; 2010 - 2013 giảm).

+ Lúa hè thu và thu đông tăng liên tục qua các năm và tăng thêm 3,9%.

+ Lúa mùa giảm liên tục qua các năm và giảm 3,4%.

* Giải thích

- Diện tích lúa thu và thu đông tăng là do việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ và có nhiều giống mới đưa vào thử nghiệm cho năng suất cao.

- Diện tích lúa mùa và lúa đông xuân giảm là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (trồng các loại hoa màu khác cho năng suất cao hơn), ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (nguồn nước, các yếu tố khí hậu,…).

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án bài tập 2 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp vẽ các dạng bài tập về biểu đồ miền Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON