YOMEDIA

Một số điều lưu ý khi làm bài tập dạng câu hỏi so sánh về vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Một số điều lưu ý khi làm bài tập dạng câu hỏi so sánh về vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm bài dạng bài tập so sánh trong chương trình Địa lí 12. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

LƯU Ý KHI ÔN TẬP DẠNG CÂU HỎI SO SÁNH

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

A. Yêu cầu

Dạng câu hỏi so sánh là dạng tương đối khó và có tần suất xuất hiện cao nhất trong câu hỏi phần vùng của đề thi học sinh giỏi quốc gia nhưng nếu như nắm vững cách giải thì không phải là không thể đạt được điểm cao. Đối với dạng này, cần đảm bảo được một số yêu cầu chủ yếu sau đây:

- Trước hết, phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu không chỉ đối với dạng so sánh, mà còn với tất cả các dạng câu hỏi khác, bởi vì không có "nguyên liệu" thì mọi cách "chế biến"đều là vô nghĩa.

- Sau đó, cần biết cách hệ thống hoá,phân loại và sắp xếp kiến thức để dễ dàng cho việc so sánh.

- Cuối cùng, biết cách khái quát hoá kiến thức để có thể tìm ra các tiêu chí so sánh. Việc xác định được các tiêu chí sosánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc và đỡ bỏ sót ý.

B. Bài tập vận dụng

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh việc phát triển kinh tế biển giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?

* Khái quát: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long khẳng định 2 vùng có sự giống nhau và khác nhau trong việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.

* Sự giống nhau

- Vai trò: kinh tế biển đều có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế 2 vùng. Tuy nhiên tỉ trọng kinh tế biển trong GDP của 2 vùng đều còn thấp.

- Các điều kiện phát triển:

+ Tài nguyên biển phong phú, đa dạng: Nhiều bãi cá, bãi tôm và các loại hải sản. Các bãi biển và đảo ven bờ đẹp nhằm phục vụ du lịch. Hạn chế phát triển giao thông vận tải biển.

+ Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm khai thác các tài nguyên biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản, làm muối,...).

+ Đã bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế biển. Các cơ sở đánh bắt và chế biến: Các cảng, dịch vụ hậu cần.

- Các ngành kinh tế biển và sản phẩm tiêu biểu.

+ Đều phát triển một số ngành kinh tế biển truyền thống với các sản phẩm tiêu biểu. Các ngành được phát triển: Khai thác tài nguyên sinh vật biển. Du lịch biển, Giao thông vận tải biển.

+ Triển vọng còn lớn do việc khai thác thế mạnh kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của cả 2 vùng.

* Sự khác nhau:

a. Vai trò của kinh tế biển.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Vai trò được nâng cao sau khi phát hiện và đưa vào khai thác các mỏ dầu ngoài thềm lục địa.

- Đồng bằng sông Hồng: vai trò trong GDP nhỏ hơn nhưng đồng đều giữa các ngành kinh tế biển.

b. Các điều kiện phát triển:

- Đồng bằng sông Cửu Long (so với Đồng bằng sông Hồng):

+ Các lợi thế

  • Tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa bể Thổ Chu – Mã Lai.
  • Vùng biển rộng hơn, dài 700km, nhiều tỉnh giáp biển, trữ lượng hải sản lớn hơn có thể đánh bắt quanh năm nhờ khí hậu ổn định. Ven biển có nhiều cửa sông rộng, rừng ngập mặn, bãi triều... để phát triển nuôi trồng hải sản.
  • Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) có tiềm năng du lịch lớn.
  • Người dân năng động, sớm tiếp cận với kinh tế thị trường
    • Hạn chế:
  • Địa hình ven biển bồi tụ mạnh không có điều kiện xây dựng các hải cảng lớn. Không có nhiều bãi tắm đẹp.
  • Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng hạn chế hơn.

- Đồng bằng sông Hồng (so với Đồng bằng sông Cửu Long)

+ Các lợi thế

  • Vùng biển rộng với ngư trường Vịnh Bắc Bộ. Tiềm năng sản xuất muối lớn hơn do độ mặn nước biển cao hơn.
  • Ven bờ có bãi tắm (Cát Bà, Đồng Châu, Thịnh Long), nhiều đảo ven bờ có giá trị du lịch. Có thể xây dựng hải cảng lớn hơn: cảng Hải Phòng.
  • Dân đông, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện hơn.

+ Hạn chế:

  • Chỉ có 4 tỉnh giáp biển, đường bờ biển ngắn hơn (400km). Nhiều thiên tai(lũ lụt, hạn, bão, gió mùa đông bắc...
  • Tiềm năng dầu khí hạn chế hơn chỉ có mỏ ven bờ (Tiền Hải).

c. Do sự khác nhau về thế mạnh nên việc phát triển các ngành kinh tế biển và các sản phẩm tiêu biểu của hai vùng không giống nhau.

- Đồng bằng sông Cửu Long

+ Khai thác dầu khí và dịch vụ dầu khí ở mỏ Cái Nước là cơ sở phát triển nhà máy nhiệt điện và phân đạm Cà Mau.

+ Nghề cá: sản lượng đánh bắt lớn đứng đầu là Kiên Giang, Cà Mau, nghề làm nước mắm nổi tiếng ở Phú Quốc.

+ Du lịch biển (tập trung chủ yếu ở Phú Quốc).

+ Giao thông vận tải biển hạn chế không có tuyến đường biển quốc tế và nội địa nào đến vùng.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Du lịch biển phát triển mạnh nhất là ở Hải Phòng.

+ Giao thông vận tải biển phát triển với cảng Hải Phòng là cửa ngõ ra biển của Bắc Bộ, nhiều tuyến đường biển quốc tế và nội địa

+ Nghề cá phát triển ở Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, nghề làm nước mắm nổi tiếng ở Cát Bà.

+ Ngoài ra nghề làm muối cũng phát triển ở Nam Định, Thái Bình.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Một số điều lưu ý khi làm bài tập dạng câu hỏi so sánh về vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON