YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 ôn tập các kiến thức về Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc thông qua tài liệu Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc Địa lí 12 sẽ giúp các em vừa ôn tập kiến thức đồng thời giúp các em rèn luyện các kỹ năng làm bài Địa lý 12. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

CHỦ ĐỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC ĐỊA LÍ 12

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. GTVT:

1/ Đường bộ:

* Sự phát triển:

  • Trong những năm gần đây, nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư nên mạng lưới đường bộ được mở rộng và hiện đại hóa.
  • Về cơ bản mạng lưới đường bộ đã phủ kín các vùng

* Các tuyến đường chính: 

  • Hướng B- N : QL 1 chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2.300 km, là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm KT lớn của cả nước. Đường HCM là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ 2 có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển KT-XH của dải đất phía tây đất nước.
  • Hướng Đ – T( Dẫn chứng Át lát ĐL VN).
  • Trong quá trình hội nhập quốc tế hệ thống đường bộ VN cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến thuộc mạng đường bộ xuyên Á trên lãnh thổ VN.

2/ Đường sắt:

  • Tổng chiều dài là 3.143 km.
  • Các tuyến đường chính:
    • Đường sắt Thống Nhất dài 1.726 km (HN-tp.HCM) là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc-Nam.
    • Các tuyến khác: HN-HP, HN-Lào Cai, HN-Đồng Đăng...
    • Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên Á cũng đang được xây dựng , nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường sắt ASEAN

3/ Đường sông:

  • Tổng chiều dài là 11.000 km.
  • Các phương tiện vận tải trên sông khá đa dạng nhưng ít hiện đại hóa. Cả nước có hàng tăm cảng sông với năng lực bốc dỡ khoảng 100 triệu tấn/năm.

* Các tuyến đường chính: tập trung trên một số hệ thống sông chính.

  • Hệ thống s.Hồng-s.Thái Bình    
  • Hệ thống s.Mê Công-s.Đồng Nai           
  • Hệ thống sông ở miền Trung.

4/ Đường biển:

* Điều kiện thuận lợi: Đường bờ biển dài , nhiều vũng vịnh  rộng, kín gió và nhiều đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế...là những ĐK thuận lợi để nước ta PT GT đường biển

* Sự phát triển:

  • Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng B-N quan trọng nhất là tuyến HP-tp.HCM  dài 1.500 km.
  • Các cảng và cụm cảng quan trọng: HP, Cái Lân, Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn-Vũng Tàu-Thị Vải.

5/ Đường hàng không:

  • Là ngành non trẻ nhưng có bước PT nhanh chóng nhờ có chiến lược PT táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất
  • Năm 2005 : Cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.
  • Trong nước với 3 đầu mối chính: TP.HCM, HN, Đà Nẵng. Ngoài ra chúng ta mở các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

6/ Đường ống:

  • Ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu, khí.
  • Phân bố chủ yếu :  Ngoài tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu B12 ( Bãi Cháy- Hạ Long ) tới các tỉnh ĐBSH , một số đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa phía Nam vào đất liền đã được xây dựng và đưa vào hoạt động.

II. Ngành thông tin liên lạc

1. Bưu chính:

  • Đặc điểm: tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
  • Hạn chế: phân bố chưa hợp lí, công nghệ lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở hầu hết các địa phương vẫn mang tính thủ công chưa tương xứng với chuẩn quốc tế, thiếu lao động có trình độ cao.
  • Hướng phát triển:
    • Trong giai đoạn tới phát triển theo hướng : cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực
    • Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh để đưa bưu chính trở thành ngành kinh doanh hiệu quả.

2.Viễn thông        

*  Đặc điểm:

  • Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại
  • Trước đổi mới:  mạnh lưới và thiết bị viễn thông, cũ kĩ, lạc hậu, các dịch vụ viễn thông nghèo nàn
  • Những năm gần đây: Viễn thông tăng trưởng với tốc độ cao, đạt mức TB 30% năm. Điện thoại đã đến hầu hết các xã  trong toàn quốc.
  • Công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH-KT, công nghệ mới, hiện đại đang được chú trọng đầu tư, sử dụng mặng kĩ thuật số, tự động hóa đa dịch vụ. Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh vi ba và cáp quang đã đạt tiêu chuẩn vào loại cao nhất hiện nay.
  • Mạng lưới VT khá đa dạng và không ngừng phát triển.
    • Mạng điện thoại: Bao gồm mạng nội hạt và mạng đường dài , mạng cố định và mạng di động. Mạng điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ rất nhanh, về kĩ thuật , công nghệ đã được số hóa hoàn toàn.
    • Mạng phi thoại: đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến, bao gồm: Fax, truyền trang báo…
    • Mạng truyền dẫn: được sử dụng với nhiều phương thức khác nhau như : mạng dây trần, mạng truyền dẫn vi ba, mạng truyền dẫn cáp sợi quang, mạng viễn thông quốc tế.
    • Mạng viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh , hội nhập với thế giới thông qua thông tin vệ tinh và cáp biển                                                                                

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Nhận biết

Câu 1. Tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta là

A. quốc lộ 1.              B. đường Hồ Chí Minh.                C. đường 14.          D. đường  9.

Câu 2. Quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế nào ở nước ta ?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.              B. Tây Nguyên.  

C. Đông Nam Bộ.                                      D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3. Trục đường bộ xuyên quốc gia thứ 2 có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của dải đất phía tây đất nước là 

A. đường 26.        B. đường 9.           C. đường 14.                D.  đường Hồ Chí Minh.

Câu 4. Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là

A. tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.       

B. mạng lưới phân bố đều khắp ở các vùng.

C. có trình độ kĩ thuật - công nghệ hiện đại.     

D. đã ngang bằng trình độ chuẩn của khu vực.

Câu 5. Ngành viễn thông nước ta có đặc điểm nào sau đây ?

A. Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp nhưng chưa đạt chuẩn

B. Công nghệ còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ còn thủ công.

C. Chưa đạt được chuẩn của quốc tế và khu vực Đông Nam Á.

D. Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu được thành tựu kĩ thuật hiện đại.

Thông hiểu

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 6- 10 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập chủ đề Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc Địa lí 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Vận dụng thấp

Câu 11. Trong những năm qua ngành vận tải đường biển của nước ta phát triển nhanh chủ yếu do

A. nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.

B. nước ta đang thực hiện mở cửa, quan hệ quốc tế ngày càng tăng.

C. ngành dầu khí phát triển mạnh, vận chuyển chủ yếu bằng đường biển.

D. ngoại thương nước ta phát triển mạnh, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn.

Câu 12.  Ngành đường biển của nước ta có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn chủ yếu do

A. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.

B. Nước ta có đội tàu buôn lớn lại được trang bị hiện đại.

C. Vận tải đường biển chủ yếu là vận chuyển quốc tế nên có đường dài.

D. Ngoại thương nước ta phát triển mạnh, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn.

Câu 13. Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta còn chậm phát triển chủ yếu do

A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.                B. thiếu vốn đầu tư để phát triển.

C. dân cư phân bố không đồng đều.                  D. trình độ công nghiệp hóa còn thấp.

Câu 14. Ý nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển?

A. Đường bờ biển dài, nhiều vũng,vịnh.        

B. Nhiều đảo, quần đảo ven bờ.

C. Có các dòng biển chạy ven bờ.                                  

D. Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

Câu 15.  Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi thì cơ sở hạ tầng đầu tiên cần phải chú ý đến 

A. phát triển mạng lưới giao thông vận tải.                                    

B. xây dựng mạng lưới y tế giáo dục.

C. cung cấp nhiều lao động, thực phẩm.    

D. mở rộng diện tích trồng rừng.

Câu 16. Tuyến vận tải chuyên môn hóa  nào dưới đây chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực Bắc Bộ

A. Hà Nội- Lạng Sơn.                              B. Hà Nội - Lào Cai.

C. Hà Nội- Hải Phòng.                             D. Quốc lộ 1 A.

Vận dụng cao

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 17- 19 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập chủ đề Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc Địa lí 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON