HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Phương pháp giải các dạng toán về khoảng vân, vị trí vân trong Giao thoa với ánh sáng đơn sắc môn Vật lý 12. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu với các em học sinh phương pháp giải cùng với một số câu hỏi và bài tập tự luyện có hướng dẫn cụ thể. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
KHOẢNG VÂN, VỊ TRÍ VÂN TRONG GIAO THOA VỚI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC
*Hiệu đường đi của hai sóng kết hợp đến M: \({d_2} - {d_1} = \frac{{ax}}{D}\) .
* Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\).
* Vân sáng:
\(\begin{array}{l} {d_2} - {d_1} = \frac{{ax}}{D} = k\lambda \\ \Leftrightarrow x = k\frac{{\lambda D}}{a} \end{array}\)
* Vân sáng trung tâm:
\(\begin{array}{l} {d_2} - {d_1} = 0\lambda \\ \Leftrightarrow x = 0i \end{array}\)
Vân sáng bậc 1: \({d_2} - {d_1} = \pm \lambda \Leftrightarrow x = \pm i\)
Vân sáng bậc 2: \({d_2} - {d_1} = \pm 2\lambda \Leftrightarrow x = \pm 2i\)
……………………………………..
Vân sáng bậc k: \({d_2} - {d_1} = \pm k\lambda \Leftrightarrow x = \pm i\)
* Vân tối:
\(\begin{array}{l} {d_2} - {d_1} = \frac{{ax}}{D} = \left( {m - 0,5} \right)\lambda \\ \Leftrightarrow x = \left( {m - 0,5} \right)i \end{array}\)
Vân tối thứ 1: \({d_2} - {d_1} = \pm \left( {1 - 0,5} \right)\lambda \Leftrightarrow x = \pm \left( {1 - 0,5} \right)i\)
Vân tối thứ 2: \({d_2} - {d_1} = \pm \left( {2 - 0,5} \right)\lambda \Leftrightarrow x = \pm \left( {2 - 0,5} \right)i\)
…………….
Vân tối thứ n: \({d_2} - {d_1} = \pm \left( {n - 0,5} \right)\lambda \Leftrightarrow x = \pm \left( {n - 0,5} \right)i\)
Ví dụ 1: Một trong 2 khe của thí nghiệm của Young được làm mờ sao cho nó chỉ truyền 1/2 so với cường độ của khe còn lại. Kết quả là:
A. vân giao thoa biến mất. B. vạch sáng trở nên sáng hơn và vạch tối thì tối hơn.
C. vân giao thoa tối đi. D. vạch tối sáng hơn và vạch sáng tối hơn.
Hướng dẫn
* Gọi A1, A2 và AM lần lượt là biên độ dao đọng do nguồn 1. nguồn 2 gửi tới M và biên độ dao động tổng hợp tại M.
+ Tại M là vân sáng: \({A_M} = {A_1} + {A_2}\)
+ Tại M là vân tối: AM = A1 − A2 (giả sử A1 > A2).
* Giả sử I’2 = I2/2 ⇒ A’2 = A2/ \(\sqrt 2 \) thì:
+ Vân sáng A’M = A1 + A2/ \(\sqrt 2 \) ⇒ biên độ giảm nên cường độ sáng giảm.
+ Vân tối A’M = A1 − A2/ \(\sqrt 2 \) ⇒ biên độ tăng nên cường độ sáng tăng
Chọn D.
Ví dụ 2: (CĐ−2010) Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng?
A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. B. Hiện tượng quang điện ngoài,
C. Hiện tượng quang điện trong. D. Hiện tượng quang phát quang.
Hướng dẫn
Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.
Chọn A.
Ví dụ 3: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ tư (tính vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng
A. 3,5λ. B. 3 λ.
C. 2,5 λ. D. 2 λ.
Hướng dẫn
Vân tối thứ 4 thì hiệu đường đi:
\({d_2} - {d_1} = \left( {4 - 0,5} \right)\lambda = 3,5\lambda \)
Chọn A.
Ví dụ 4: Trong thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe là 5 mm khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh 2 m. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,58 µm. Tìm vị trí vân sáng bậc 3 trên màn ánh.
A. ± 0,696 mm. B. ± 0,812 mm.
C. 0,696 mm. D. 0,812 mm.
Hướng dẫn
\(x = + 3\frac{{\lambda D}}{a} = + 0,396\left( {mm} \right)\)
Chọn A.
Ví dụ 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng người ta sử dụng ánh sáng đơn sắc. Giữa hai điểm. M và N trên màn cách nhau 9 (mm) chỉ có 5 vân sáng mà tại M là một trong 5 vân sáng đó, còn tại N là vị trí của vân tối. Xác định vị trí vân tối thứ 2 kể từ vân sáng trung tâm.
A. ±3 mm. B. +0,3 mm.
C. +0,5 mm. D. +5 mm.
Hướng dẫn
\(\begin{array}{l} \Delta x = 4i + 0,5i\\ \Rightarrow i = \frac{9}{{4,5}} = 2\left( {mm} \right)\\ \Rightarrow {x_{12}} = + \left( {2 - 0,5} \right)i = + 3\left( {mm} \right) \end{array}\)
Chọn A.
Ví dụ 6: Trong thí nghiệm giao thoa lâng, khoảng cách từ khe đến màn là 1 m, khoảng cách giữa 2 khe là 1,5 mm, ánh sáng đơn sắc sử dụng có bước sóng 0,6 µm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 ở bên này và vân tối thứ 5 ở bên kia so với vàn sáng trung tâm là:
A. 1 mm. B. 2,8 mm.
C. 2,6 mm. D. 3 mm.
Hướng dẫn
\(\begin{array}{l} {x_{s2}} + \left| {{x_{t5}}} \right| = 2.\frac{{\lambda D}}{a} + 4,5\frac{{\lambda D}}{a}\\ = 6,5.\frac{{0,{{6.10}^6}.1}}{{1,{{5.10}^{ - 3}}}} = 2,6\left( {mm} \right) \end{array}\)
Chọn C.
Ví dụ 7: Trong thí nghiệm lâng (Y−âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,875 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng
A. 0,48 µm. B. 0,40 µm.
C. 0,60 µm. D. 0,76 µm.
Hướng dẫn
\(\begin{array}{l} i = \frac{{\Delta S}}{{n - 1}} = \frac{{3,6}}{{5 - 1}} = 0,9\left( {mm} \right)\\ \Rightarrow \lambda = \frac{{ai}}{D} = \frac{{{{10}^{ - 3}}.0,{{9.10}^{ - 3}}}}{{1,875}} = 0,{48.10^{ - 6}}\left( m \right) \end{array}\)
Chọn A.
Ví dụ 8: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m. Trên màn, người ta đo khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 7 cùng phía so với vân trung tâm là 4,5 mm. Bước sóng dùng trong thì nghiệm là
A. λ = 0,4µm. B. λ = 0,5µm.
C. λ = 0,6µm. D. λ = 0,45µm.
Hướng dẫn
\(\begin{array}{l} {x_7} - {x_2} = 7\frac{{\lambda D}}{a} - 2\frac{{\lambda D}}{a} = 5\frac{{\lambda D}}{a}\\ \Rightarrow \lambda = \frac{{\left( {{x_7}0{x_2}} \right)a}}{{5D}} = \frac{{4,{{5.10}^{ - 3}}{{.10}^{ - 3}}}}{{5.1,5}}0,{6.10^{ - 6}}\left( m \right) \end{array}\)
Chọn C.
Ví dụ 9: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng: khoảng cách hai khe 3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Giữa hai điểm P, Q trên màn quan sát đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm có 11 vân sáng, tại P và Q là hai vân sáng. Biết khoảng cách PQ là 3 mm. Bước sóng do nguồn phát ra nhận giá trị
A. λ = 0,65 µm. B. λ = 0,5 µm.
C. λ = 0,6 µm. D. λ = 0,45 µm.
Hướng dẫn
\(\begin{array}{l} i = \frac{{PQ}}{{11 - 1}} = 0,{3.10^{ - 3}}\left( m \right)\\ \Rightarrow \lambda = \frac{{ai}}{D} = \frac{{{{3.10}^{ - 3}}.0,{{3.10}^{ - 3}}}}{2} = 0,{45.10^{ - 6}}\left( m \right) \end{array}\)
Chọn D.
...
---Để xem tiếp nội dung các bài tập tìm Khoảng vân, vị trí vân trong Giao thoa với ánh sáng đơn sắc, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề Phương pháp giải các dạng toán về khoảng vân, vị trí vân trong Giao thoa với ánh sáng đơn sắc môn Vật lý 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Bài tập trắc nghiệm Vật lý 12 chủ đề Mạch dao động có các tụ ghép năm 2020
-
4 bài toán liên quan đến hiện tượng Tán sắc ánh sáng quan trọng nhất môn Vật lý 12 năm 2020
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !