YOMEDIA

Phương pháp giải Các dạng bài tập giải thích về vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Phương pháp giải Các dạng bài tập giải thích về vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12 để giúp các em ôn tập, củng cố và rèn luyện kỹ năng làm bài dạng bài tập giải thích trong chương trình Địa lí 12. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI DẠNG BÀI TẬP GIẢI THÍCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

A. Phương pháp giải

Mỗi loại câu hỏi thuộc dạng giải thích,về nguyên tắc, có một cách giải riêng. Căn cứ vào cách phân loại trên, xin hướng dẫn cách giải đối với từng loại câu hỏi cụ thể.

- Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực:

Về lí thuyết, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm những thành phần chủ yếu sau đây:

+ Vị trí địa lí

+ Nguồn lực tự nhiên: Địa hình, đất, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, khoáng sản.

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: dân cư, lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường, đường lối, chính sách, vốn đầu tư, lịch sử khai thác lãnh thổ....

Trên đây là mẫu tối đa về nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Việc vận dụng mẫu này như thế nào lại phụ thuộc vào yêu cầu của từng câu hỏi. Không phải bất cứ câu hỏi nào cũng đều được trình bày theo trình tự như vậy. Về nguyên tắc, việc giải thích nên tiến hành tuần tự theo mức độ quan trọng của từng nguồn lực. Trên cái nền chung về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội, dựa vào yêu cầu của câu hỏi thấy thành phần nào quan trọng nhất thì được trình bày đầu tiên và cứ như thế cho đến thành phần cuối cùng.  Những thành phần nào của nguồn lực không liên quan đến câu hỏi thì không phải trình bày.

Ví dụ liên quan đến lí do về nguồn lực tự nhiên để phát triển nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long... thì nên đưa tài nguyên đất lên đầu tiên, rồi sau đó mới đến các thành phần khác.

Một điểm nữa cần lưu ý, khi đề cập đến nguồn lực là bao hàm cả thế mạnh (thuận lợi) lẫn hạn chế (khó khăn). Tuỳ theo yêu cầu câu hỏi, có thể cần (hoặc không cần) nêu hạn chế (khó khăn). Vấn đề then chốt là ở chỗ phải nhạy cảm và linh hoạt trong khi định hướng trả lời, vì phân tích thiếu thì bị mất điểm, nhưng thừa lại mất thời gian và không có điểm cho phần thừa đó.

- Loại câu hỏi có cách giải không theo một mẫu cố định:

Loại câu hỏi này thường xuyên gặp trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí. Cái khó nhất của câu hỏi là ở chỗ cách giải không theo một mẫu nào cả. Tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi phải tìm ra cách lí giải sao cho thích hợp. Do cách giải không có mẫu cố định nên không thể hướng dẫn cụ thể như các loại câu hỏi có mẫu. Ở đây chỉ xin gợi ý quy trình giải loại câu hỏi này, gồm 3 bước sau đây:

+ Bước thứ nhất: Đọc kĩ câu hỏi để xem câu hỏi yêu cầu phải giải thích cái gì. Việc đọc kĩ câu hỏi là tiền đề giúp cho thí sinh có được định hướng trả lời.

+ Bước thứ hai: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi, sắp xếp và tìm mối liên hệ giữa chúng với nhau.Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp thí sinh có được một dàn bài hợp lí với các ý chính phải trả lời:

+ Bước thứ ba: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi.

Để thực hiện 3 bước nói trên cần nắm vững kiến thức cơ bản, đồng thời lại phải có sự linh hoạt.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1. Tại sao cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng ở vùng này?

Hướng dẫn giải

- Trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân khai khẩn đất hoang hóa, phát triển nuôi tôm và cá do cháy rừng.

- Là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái, rừng cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác.Diện tích rừng giảm sút nhanh do cháy rừng, phá rừng để nuôi tôm..

Câu 2. Tại sao việc phát triển ngành chăn nuôi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa xứng với tiềm năng?

Hướng dẫn giải

Chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là thủy cầm (vịt) còn lại các loại khác phát triển không đều.

- Chăn nuôi vịt gắn liền với tập quán chăn thả ở các ruộng sau thu hoạch, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, mặt nước nuôi thả vịt lớn, nguồn thức ăn có sẵn từ thủy sản và lương thực

- Cơ sở thức ăn đối với chăn nuôi gia súc lớn hạn chế

- Khí hậu có 1 mùa lũ, nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm.

- Nhu cầu về thực phẩm sử dụng thức ăn chăn nuôi ít do thực phẩm từ thủy sản lớn. Bên cạnh đó nhu cầu sức kéo hạn chế do cơ giới hóa trong sản xuất.

- Tập quán sản xuất và tiêu dùng của người dân: chủ yếu thiên về ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là chính.

{-- Để xem nội dung đề và đáp án chi tiết câu 3 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải Các dạng bài tập giải thích về vùng ĐB Sông Cửu Long Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON