YOMEDIA

Phân tích đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân

 
NONE

Phân tích đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được những nghệ thuật độc đặc sắc cũng như giá trị của nó đối với tác phẩm. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách giải quyết dạng bài phân tích nghệ thuật đặc sắc của một tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vợ nhặt.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt

B. Dàn bài chi tiết

Đề bài: Phân tích đặc sắc nghệ thuật của truyện Vợ nhặt

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
    • Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
    • Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
  • Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Phân tích đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

2. Thân bài

  • Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo:
    • Kim Lân viết truyện ngắn này năm 1954 nhưng cảm quan nghệ thuật lại hướng về nạn đói khủng khiếp diễn ra ở đồng bằng Bắc Bộ tháng 3 năm 1945. Mặc dù bối cảnh của truyện là nạn đói khủng khiếp, là cái thời tao loạn nhưng truyện không đi sâu vào phản ánh cái đói, cái giành xé miếng ăn để sinh tồn mà lại đi sâu vào phản ánh cái tình người trong cơn xoáy lốc khủng khiếp đó.
    • Để phản ánh điều này nhà văn đã tạo ra một tình huống truyện rất độc đáo đó là chuyện vợ nhặt của một anh nông dân có tên là Tràng. Nhân vật Tràng là một chàng trai xấu xí thô ráp “mắt thì nhỏ tí gà gà, mặt thì đung đưa nhấp nhỉnh, thân hình thì vập vạp”. Tràng vừa nghèo vừa là dân ngụ cư, vừa lại trong cơn chống trụ để tồn tại giữa cái đói khủng khiếp. Tình cảnh như thế không ai nghĩ rằng Tràng có vợ thế mà bỗng nhiên lại có vợ, vợ theo hẳn hoi không cần cheo cưới. Tình huống đó đã làm cho mẹ Tràng ngạc nhiên, xóm ngụ cư ngạc nhiên và Tràng cũng ngạc nhiên.
    • Từ tình huống truyện này nhà văn không nhằm tạo ra tiếng cười mà nhằm phản ánh những điều mang tính quy luật về bản chất con người, về tình người trong những thời điểm khắc nghiệt nhất.
  • Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật:
    • Nói đến truyện là nói đến nhân vật, nói đến nhân vật là nói đến ngoại hình và nội tâm, tính cách tâm lý. Ở tác phẩm này có ba nhân vật xuất hiện là Tràng, vợ Tràng và mẹ Tràng. Họ là những con người khốn khổ lại sống trong tình cảnh “tối giời tối đất trong đồng lúa ngày xưa” nên khi phác thảo chân dung của họ nhà văn Kim Lân vừa chấm phá được nét tự nhiên, vừa phác họa được cái sự biến dạng chân dung do cuộc sống bên bờ vực thẳm.
    • Để giới thiệu Tràng là một người nông dân thô ráp thì tác giả chỉ phác thảo vài nét mang tính đặc tả nét mặt đó là “mắt thì nhỏ tí gà gà, mặt thì đung đưa nhấp nhỉnh, thân hình thì vập vạp”. Với vài nét như thế Tràng hiện lên như một phác thảo vụng về của tạo hóa, sẽ rất khó khăn trong việc chiếm cảm tình của người khác giới để tìm hạnh phúc.
    • Còn thị thì mặt lưỡi cày, ngực lép kẹp như một xác người biết nói, một con người đáng thương.
    • Viết về bà cụ Tứ, Kim Lân chỉ dùng hình ảnh lọng khọng đã diễn tả được sự khắc khổ của một người mẹ nông thôn trong thời đói rét. Miêu tả chân dung, Kim Lân không đi sâu vào chi tiết, chỉ dừng lại như những nét bút ký họa đơn giản. Tuy thế hình ảnh những người nông dân hiện lên rất ấn tượng, khó gỡ ra trong tâm trí người đọc.
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Có lẽ quyết định thành công của tác phẩm là vấn đề tình người, bản chất con người nên Kim Lân tập trung bút lực của mình vào miêu tả tâm lý nội tâm nhân vật. Tâm lý các nhân vật được miêu tả trong tác phẩm không phải là tâm trạng rụi tàn mà tâm lý theo chiều phát triển.
    • Trước hết đó là tâm lý của nhân vật Tràng, chỉ trong một ngày một đêm mà Tràng đã có sự biến đổi rất đặc biệt, từ lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống đã trở thành con người có chủ tâm ý chí trong việc tìm và giữ hạnh phúc. Trước khi gặp thị, Tràng rất vô tư như trẻ con nhưng khi gặp thị, từ một cái chập kệ Tràng đã chuyển sang tâm lý phớn phở. Sau đó là tâm lý muốn luôn cái gì đó để chứng tỏ mình là chủ nhân gia đình. Từ chỗ đi về lầm lũi thì sau khi có vợ, Tràng thấy yêu cái nhà mình hơn và Tràng mơ về ngọn cờ đỏ, mơ về sự đổi đời. + + Vợ Tràng cũng có một sự biến đổi tương tư, từ chỗ xưng xỉa cong cớn với Tràng ở phố huyện thì chỉ một thời gian ngắn, thị đã chuyển sang tâm lý khép nép hiền thảo như một đứa con dâu quê thiết thực.
    • Tâm lý của bà cụ Tứ cũng được tác giả diễn tả theo chiều phát triển như thế. Từ ngạc nhiên khi có người đàn bà xuất hiện trong nhà mình, đến mừng lo xáo trộn, đến rạng rỡ nụ cười. Tất cả những biểu hiện tâm lý đó rất hợp với logic hoàn cảnh.

⇒ Qua những biến động về tâm lý của ba nhân vật cũng như tâm lý của người dân ngụ cư, nhà văn vừa thể hiện khả năng tinh tế của mình, vừa thể hiện cái trân trọng đối với nỗi lòng của những con người khi tiếp cận với hạnh phúc.

  • Nghệ thuật sử dụng ngôn từ:
    • Người đọc kính phục Kim Lân vì nhiều lẽ nhưng không ai có thể phủ nhận rằng nhà văn Kim Lân rất có biệt tài trong việc chọn lọc và vận dụng ngôn từ, tạo nên được sự hòa hợp tuyệt đối trong ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ chân quê đồng quê.
    • Ngoài các ngôn ngữ văn chương thông thường, nhà văn đã đưa vào tác phẩm những ngôn ngữ đồng quê rất hợp lý và đích đáng. Chẳng hạn khi miêu tả chân dung nhân vật thì nhà văn dùng từ “gà gà”, “nhấp nhỉnh”, “vập vạp”. Khi diễn tả những trạng thái, những tình cảm thì tác giả lại viết rất hợp với nhân vật. Nhân vật Tràng khi gặp gỡ tỏ tình thì nói “làm đếch gì có vợ”, khi nói về hạnh phúc thì “vợ mới vợ miếc thì cũng phải sáng sủa lên tí chứ”, khi Tràng thưa với mẹ thì vẫn có ngôn từ tương tự “thì u hẵng ngồi lên giường lên giếc cho chĩnh chiện đã nào”. Còn lời bà cụ Tứ cũng rất hợp lý với tâm trạng của một bà mẹ nông dân, bà nói “u cũng mừng lòng”. Có lẽ trong văn chương Việt Nam hiếm có một tác phẩm nào mà có sự hòa hợp các loại hình, các cấp độ ngôn ngữ rất thành thạo, rất nhuần nhuyễn như trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

3. Kết bài

  • Nhờ sự tài hoa sắc sảo trong bút pháp nghệ thuật nói trên, truyện ngắn Kim Lân đã làm nổi bật được vấn đề mang tính triết lý của xã hội đó là vấn đề tình người. Con người tồn tại và sống với nhau không chỉ là miếng cơm manh áo mà còn là vấn đề tình người tình yêu. Tình người sẽ là sự cứu rỗi cho mọi cuộc đời bị bất hạnh.
  • Cũng nhờ nghệ thuật đặc sắc này mà Kim Lân tạo ra được sự ám ảnh đối với người đọc về bài ca tình người trong cơn tao loạn. Cũng nhờ nghệ thuật này mà người đọc càng cảm phục và yêu quý Kim Lân, một nhà văn của đồng quê, một nhà văn của mọi người.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON