YOMEDIA

Ôn thi THPT Quốc Gia chủ đề Thiên nhiên phân hóa đa dạng môn Địa Lí năm học 2022

Tải về
 
NONE

Tài liệu Ôn thi THPT Quốc Gia chủ đề Thiên nhiên phân hóa đa dạng môn Địa Lí năm học 2022 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần lí thuyết và bài tập trắc nghiệm góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm bài chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới, Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

ÔN THI THPT QUỐC GIA CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2022

 

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam:

a. Phần lãnh thổ phía Bắc: (từ dãy Bạch Mã trở ra)

  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
  • Nhiệt độ trung bình: 20°C – 25°C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (10°C – 12°C). Số tháng lạnh dưới 20°C là 3 tháng.
  • Sự phân hóa theo mùa: mùa đông – mùa hạ
  • Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.

b. Phần lãnh thổ phía Nam: (từ dãy Bạch Mã trở vào)

  • Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.
  • Nhiệt độ trung bình: trên 25°C, biên độ nhiệt TB năm thấp (3°C – 4°C). Không có tháng nào dưới 20°C.
  • Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô
  • Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa.
  • Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.

2. Thiên nhiên phân hóa Đông – Tây

a. Vùng biển và thềm lục địa:

+ Độ nông, sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn ở biển.

+ Thềm lục địa phía Bắc, Nam: đáy nông, mở rộng có nhiều đảo ven bờ.

+ Thềm lục địa Trung Bộ: thu hẹp tiếp giáp vùng biển nước sâu.

b. Vùng đồng bằng ven biển:

+ Thiên nhiên thay đổi tuỳ nơi, thể hiện mối quan hệ với dải đồi núi phía Tây và vùng biển phía Đông.

+ ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ: mở rộng, bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa nông, rộng.

+ ĐB ven biển Trung Bộ: hẹp ngang bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Thiên nhiên khắc nghiệt, giàu tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế biển.

c. Vùng đồi núi: thiên nhiên phân hoá vùng đồi núi rất phức tạp chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.

3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao:

a. Đai nhiệt đới gió mùa:

- Ở miền Bắc: Độ cao trung bình dưới 600 – 700m, miền Nam độ cao 900 – 1000m. - Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt.

  • Mùa hạ nóng: nhiệt độ tháng >25°C.
  • Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.

- Thổ nhưỡng:

  • Đất đồng bằng: chiếm 24% diện tích.
  • Đất vùng đồi núi thấp: 60% diện tích, chủ yếu đất feralít. - Sinh vật:
  • Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
  • Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.

b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:

  • Miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 - 1000m đến độ cao 2600m.
  • Từ 600 - 700 đến 1600 - 1700m: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng. Đất feralít có mùn, chua, tầng mỏng. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim. Động vật: chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.
  • Từ trên 1600 - 1700m: Khí hậu lạnh. Đất mùn. Rừng kém phát triển, đơn giản về thành phần loài. Xuất hiện các loại cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

c. Đai ôn đới gió mùa trên núi:

  • Có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
  • Khí hậu: Tính chất ôn đới, nhiệt độ < 15°C.
  • Đất: Chủ yếu mùn thô.
  • Thực vật ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam.

4. Các miền địa lí tự nhiên

a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

  • Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đông bằng Bắc Bộ.
  • Địa hình: hướng vòng cung (4 cánh cung), với hướng nghiêng chung là Tây Bắc-Đông Nam. + Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).

+ Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).

+ Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.

  • Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa với sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.
  • Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
  • Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.
  • Khoáng sản: giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí s.Hồng…
  • Thuận lợi: giàu tài nguyên khoáng sản, khí hậu có mùa đông lạnh có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đói, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch…
  • Khó khăn: sự bất thường của thời tiết, nhất là vào mùa đông lạnh.

b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

  • Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
  • Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.
  • + Hướng Tây Bắc-Đông Nam.

+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.

+ Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.

  • Khí hậu: gió mùa ĐBắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
  • Sông ngòi: hướng Tây Bắc-Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ hướng tây – đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện
  • Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….
  • Thuận lợi: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện.
  • Khó khăn: nhiều thiên tai như: bão, lũ, lở đất, hạn hán…

c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

  • Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
  • Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
  • Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải.

+ Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng.

+ Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh.

  • Khí hậu: cận xđ. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở NBộ và Tây Nguyên từ tháng V đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX và tháng VI.
  • Sông ngòi: 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba). Ngoài ra còn có hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai.
  • Thổ nhưỡng, sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.
  • Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bô- xít.
  • Thuận lợi: đất đai, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông-lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, tài nguyên rừng phong phú, tài nguyên biển đa dạng và có giá trị kinh tế.
  • Khó khăn: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt ở đồng bằng NB, thiếu nước vào mùa khô.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1.“Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng:

A. Tây Bắc.                       B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.          D. Trường Sơn Nam.

Câu 2. Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy :

              A. Sông Gâm.                    B. Đông Triều.    C. Ngân Sơn.       D. Bắc Sơn

Câu 3. Đây là hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc.

              A. Tây bắc - đông nam.                  B. Đông bắc - tây nam.

              C. Bắc - nam.                                                 D. Tây - đông.

Câu 4. Nằm ở phía tây nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên :

              A. Plây-cu.                        B. Mơ Nông.       C. Đắc Lắc.         D. Di Linh.

Câu 5. Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ được xếp vào loại địa hình :

              A. Đồng bằng.                   B. Các bậc thềm phù sa cổ.

              C. Các cao nguyên.           D. Các bán bình nguyên.

Câu 6. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ Cửu Long có chung một đặc điểm là:

              A. Có địa hình thấp và bằng phẳng.

              B. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông.

              C. Hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông.

              D. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

Câu 7. “Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng :

              A. Đông Bắc.                         B. Tây Bắc.

              C. Trường Sơn Bắc.               D. Trường Sơn Nam.

Câu 8. Dãy Bạch Mã là :

              A. Dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam.

              B. Dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

              C. Dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

              D. Dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp và đường bờ biển.

Câu 9. Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung.

              A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2.

              B. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.

              C. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn.

              D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát.

Câu 10. Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do :

              A. Thường xuyên bị lũ lụt.

              B. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

              C. Có địa hình tương đối cao và bị chia cắt.

              D. Có hệ thống đê ngăn lũ hai bên các sông.

Câu 11. Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở :

              A. Vùng núi Trường Sơn Nam.                     B. Vùng núi Tây Bắc.

              C. Vùng núi Trường Sơn Bắc.                       D. Vùng núi Đông Bắc.

Câu 12. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở :

              A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.

              B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.

              C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.

              D. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Câu 13. Cao nguyên đất đỏ ba dan rộng lớn nhất ở nước ta là :

              A. Đắc Lắc       B. Lâm Viên.                        C. Plây-cu.          D. Di Linh.

Câu 14. Vùng núi thượng nguồn sông Chảy có đặc điểm :

              A. Cấu tạo chủ yếu bởi đá vội.                      B. Gồm những đỉnh núi cao trên 2000 m.

              C. Có cấu trúc vòng cung. D. Chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 15. Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là :

              A. Sông Hồng và sông Đà.                            B. Sông Đà và Sông Mã.

            C. Sông Hồng và sông Cả.     D. Sông Hồng và sông Mã

Câu 16. “Lũ vào thu đông, tháng 5, 6 có lũ tiểu mãn”. Đó là đặc điểm sông ngòi của miền thuỷ văn:

              A. Bắc Bộ.     B. Nam Bộ      C. Đông Trường Sơn.      D. Tây Nguyên.

Câu 17. “Nhiệt độ trung bình năm luôn cao hơn 21ºC, biên độ nhiệt năm dưới 9ºC”. Đó là đặc điểm khí hậu của:

              A. Lạng Sơn.                     B. Hà Nội.           C. Vinh.               D. Nha Trang.

Câu 18. Đây là biên độ nhiệt hằng năm của Hà Nội, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh.

              A. 3,2ºC ; 4,1ºC ; 9,3ºC ; 11,9ºC.                  B. 11,9ºC ; 9,3ºC ; 4,1ºC ; 3,2ºC.

              C. 9,3ºC ; 11,9ºC ; 4,1ºC ; 3,2ºC.                  D. 4,1ºC ; 3,2ºC ; 11,9ºC ; 9,3ºC.      

Câu 19. Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì :

              A. Nhiệt độ tăng dần theo độ vĩ.

              B. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.

              C. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

              D. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Câu 20. Đây là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

              A. Mùa mưa ở Nam Trung Bộ chậm hơn.

              B. Mùa mưa của Nam Trung Bộ sớm hơn.

              C. Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận Xích đạo.

              D. Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

A

B

D

C

D

C

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

A

B

C

C

D

B

D

A

 

---- Còn tiếp -----

 -(Để xem tiếp phần nội dung còn lại của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Ôn thi THPT Quốc Gia chủ đề Thiên nhiên phân hóa đa dạng môn Địa Lí năm học 2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON