YOMEDIA

Một số lưu ý khi khai thác thông tin trên Atlat địa lí Việt Nam Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thể khai thác thông tin trên atlat một cách tốt nhất thông qua nội dung tài liệu Một số lưu ý khi khai thác thông tin trên Atlat địa lí Việt Nam Địa lí 12. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

MỘT SỐ CHÚ Ý KHI LÀM VIỆC VỚI ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM

I. Những điều cần lưu ý

- Thông thường khi phân tích hoặc đánh giá một đối tượng Địa lí, học sinh cần tái hiện từ vốn tri thức Địa lí đã có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat.

- Một số gợi ý trên chỉ là cơ sở để tránh bỏ sót ý khi sử dụng Atlat để học Địa lí. Trong khi làm bài, tùy theo yêu cầu câu hỏi, học sinh cần phải lựa chọn những kiến thức thích hợp trong Atlat trên nền kiến thức đã có để trả lời.

- Làm việc với Atlat cũng cần chú ý đến việc phân tích các lát cắt, biểu đồ, số liệu,… Đây được coi là các thành phần bổ trợ nhằm làm rõ hoặc bổ sung những nội dung mà các bản đồ trong Atlat không thể trình bày rõ được.

- Không nắm vững kĩ năng khai thác Atlat thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng Địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức Địa lí khác.

- Kĩ năng khai thác bản đồ là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Do vậy việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng không thể thiếu khi học môn Địa lí.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, em hãy:

a) Xác định vị trí các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh - quốc lộ 14, quốc lộ 51?

b) Nêu ý nghĩa của từng tuyến đường?

Hướng dẫn trả lời

a) Vị trí các tuyến đường

Quốc lộ 1 : Chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị - Hà Nội - Huế - TP. HCM - Cà Mau (Năm Căn).

Quốc lộ 6 : Chạy từ Hà Nội - Tuần Giáo (Lai Châu).

Đường Hồ Chí Minh - quốc lộ 14 : Từ Hà Nội chạy dọc sườn Đông Trường Sơn Bắc, qua Tây Nguyên - Đông Nam bộ.

Quốc lộ 51 : Nối TP HCM- Vũng Tàu.

b) Ý nghĩa

Quốc lộ 1 : Là tuyến huyết mạch nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết các vùng giàu tài nguyên, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú, có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước.

Quốc lộ 6 : Nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Là trục kinh tế duy nhất của vùng Tây Bắc, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc.

Đường HCM - quốc lộ 14 : Ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng vùng núi phía Tây đất nước.

Quốc lộ 15 : Là tuyến huyết mạch nối tam giác kinh tế Biên Hòa - Vũng Tàu – TP. HCM, thúc đẩy ngành dầu khí và du lịch ở Đông Nam Bộ. Là tuyến đầu mút của hành lang kinh tế Đông Tây phía Nam.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

A. Đông Triều.

B. Con Voi.

C. Tam Đảo.

D. Hoàng Liên Sơn.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta?

A. Công nghiệp chế biến lương thực phân bố rộng rãi.

B. Hải Phòng, Biên Hòa là các trung tâm quy mô lớn.

C. Có các trung tâm với quy mô rất lớn, lớn, vừa, nhỏ.

D. Đà Nẵng và Vũng Tàu có cơ cấu ngành giống nhau.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Trà Vinh.

B. Bến Tre.

C. Cà Mau.

D. Sóc Trăng.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 và kiến thức đã học, hãy chứng minh nước ta có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng?

Hướng dẫn giải

- Nước ta có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng.

- Tài nguyên du lịch chia thành 2 nhóm:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm: các di sản thiên nhiên thế giới (vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng), các thắng cảnh đẹp (sông Hương-Núi Ngự Bình, Nha Trang, Cần Thơ,...), các vườn quốc gia (Cúc Phương, Cát Tiên,...), các hang động, các bãi biển,…

+ Tài nguyên du lịch nhân văn gồm: các di sản văn hóa thế giới (cố đô Huế), các di tích lịch sử cách mạng (Điện Biên, Dinh Độc Lập, Hang Pác Bó,…), các lễ hội (Đền Hùng, Yên Tử, Hội Đâm Trấu, Oóc Om Bóc,…), các làng nghề (Bát Tràng, Vạn Phúc,…).

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5 và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí nước ta?

Hướng dẫn giải

Đặc điểm

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với Thái Bình Dương, trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.

- Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ và hàng không quốc tế quan trọng.

Ý nghĩa

- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc. Do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt.

- Giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ấm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt, không như một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Tây Phi.

- Nằm trong vành đai sinh khoảng châu Á - Thái Bình Dương, nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động - thực vật nên có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.

- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các miền tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng với miền núi, ven biển và hải đảo.

- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.

III. Bài tập tự luyện

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam 4 - 5 và kiến thức đã học, em hãy:

a) Trình bày những đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta?

b) Xác định hướng di chuyển, thời gian hoạt động của mùa bão. Vùng nào của nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất và vùng nào ít bị ảnh hưởng nhất?

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy trình bày những đặc điểm giống và khác nhau về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta?

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a) Trình bày đặc điểm phân bố của các loại đất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Những khó khăn chủ yếu về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên?

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư trên cả nước?

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Một số lưu ý khi khai thác thông tin trên Atlat địa lí Việt Nam Địa lí 122. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF