YOMEDIA

Lý thuyết Sự hình thành và phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Lý thuyết Sự hình thành và phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm Địa lí 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

I. Lý thuyết

a. Quá trình hình thành:

- Cả 3 vùng kinh tế trọng điểm được hình thành vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20.

- Phạm vi lãnh thổ có sự thay đổi sau năm 2000, thêm các tỉnh lân cận:

+ Vùng KTTĐ phía Bắc: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

+ Vùng KTTĐ miền Trung: Bình Định

+ Vùng KTTĐ phía Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

b. Thực trạng (2001-2005)

- GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%

- Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ: 52,5%.

- Kim ngạch xuất khẩu: 64,5%.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1. Có thế mạnh về nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao là điểm giống nhau của

A. vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

B. vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C. vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

D. cả 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết, vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có tỉ trọng GDP so với cả nước lớn nhất?

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

D. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và Nam

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉ trọng GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước lần lượt là:

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 18,9% (2005) và 20,9% (2007).

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 5,3% (2005) và 5,6% (2007).

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 42,7% (2005) và 35,4% (2007).

Như vậy, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỉ trọng GDP so với cả nước lớn nhất, tiếp đến là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cuối cùng là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết, vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành?

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

D. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam.

Hướng dẫn giải

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, tỉ trọng ngành dịch vụ (màu xanh lá) của 3 vùng KTTĐ là

- Vùng KTTĐ phía Bắc: tỉ trọng đứng thứ 2 (sau CN - XD) - 43,5%.

- Vùng KTTĐ miền Trung: cao nhất (40,2%)

- Vùng KTTĐ phía Nam:  tỉ trọng đứng thứ 2 (sau CN - XD) – 41,4%.

⇒ Vùng KTTĐ miền Trung có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4. vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có GDP bình quân đầu người cao nhất?

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

D. Cả 3 vùng đều có bình quân GDP/người bằng nhau.

Hướng dẫn giải

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, vùng KTTĐ phía Nam có GDP bình quân đầu người cao nhất với 25,9 triệ đồng/người (cột màu hồng cao nhất).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5. Vùng kinh tế trọng điểm mới được thành lập năm 2009 là:

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

D. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Hướng dẫn giải

Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long, đây là vùng KTTĐ thứ tư của nước ta cùng với 3 vùng KTTĐ còn lại (phía Bắc, miền Trung, phía Nam) trở thành động lực phát triển kinh tế của đất nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ cao đế thấp như sau:

A. Miền Trung, phía Bắc, phía Nam.

B. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.

C. Phía Nam, miền Trung, phía Bắc.

D. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.

Hướng dẫn giải

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30: trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành,  tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) của các vùng kinh tế từ thấp đến cao như sau:

- Vùng KTTĐ phía Nam có khu vực II chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu: 49, 1%

- Tiếp đến là vùng KTTĐ phía Bắc: khu vực II chiếm 45,4% trong cơ cấu ngành.

- Vùng KTTĐ miền Trung có khu vực II chiếm tỉ trọng là 37,5% trong cơ cấu ngành kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước nhằm mục đích:

A. giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng kinh tế.

B. hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm.

C. quy hoạch lại nền sản xuất cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.

D. phát huy thế mạnh từng vùng và hội nhập với thế giới.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Mỗi vùng kinh tế của nước ta có một thế mạnh riêng để phát triển kinh tế nên cần có sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước. Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước nhằm mục đích phát huy thế mạnh từng vùng và hội nhập với thế giới.

Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Vùng có tỉnh GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh đạt trên 50 triệu/ người là:

A. Vùng KTTĐ phía Bắc và phía Nam

B. Vùng KTTĐ phía Bắc

C. Vùng KTTĐ phía Nam

D. Vùng KTTĐ miền Trung

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 30 ( nền màu các tỉnh), Vùng có tỉnh GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh đạt trên 50 triệu/ người là vùng KTTĐ phía Nam ( Bà Rịa – Vũng Tàu)

Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Năm 2007, vùng KTTĐ có tỷ trọng ngành Dịch vụ cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng đó là:

A. Phía Bắc

B. Phía Nam

C. Miền Trung

D. Cả vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ phía Nam

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Vùng KTTĐ miền Trung có tỉ trọng khu vực Dịch vụ là 40,2% lớn hơn khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng; còn 2 vùng kinh tế trọng điểm còn lại, tỉ trọng khu vực dịch vụ đều thấp hơn tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng

Câu 10. Trong định hướng phát triển lĩnh vực dịch vụ, cả ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta đều chú trọng phát triển các ngành

A. thương mại, du lịch.

B. tài chính, ngân hàng

C. thương mại, tín dụng.

D. công nghiệp trọng điểm.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Trong định hướng phát triển ngành dịch vụ, 3 vùng KTTĐ của nước ta đều chú trọng phát triển thương mại, du lịch.

Câu 11. Xếp theo thứ tự ba vùng kinh tế trọng điểm có tỉ trọng GDP so với cả nước từ cao xuống thấp lần lượt là:

A. Phía Bắc, miền Trung, phía Nam

B. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.

C. Nam, miền Trung, phía Bắc.

D. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 30, biểu đồ GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước; cả năm 2005 và 2007, các vùng kinh tế trọng điểm có tỉ trọng GDP so với cả nước từ cao xuống thấp lần lượt là Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Sự hình thành và phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF