Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 12 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.
Chúc các em có kết quả học tập tốt!
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. ĂN MÒN KIM LOẠI
Khái niệm ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học
Phương pháp bảo vệ kim loại, chống ăn mòn.
1.2. KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM
a. Kim loại kiềm
- Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns1
- Tính chất hóa học: Tính khử: M → M++ 1e
+ Tác dụng với phi kim:
* Na (cháy trong khí oxi khô tạo ra peoxit, trong không khí tạo ra oxit kim loại) * Tác dụng với Clo
+ Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
+ Tác dụng với H2O → H2
- Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen
b. Kim loại kiềm thổ.
* Kim loại kiềm thổ
- Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns2
- Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm): M → M+2 + 2e + Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với axit:
* HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
* HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi của S và N thấp nhất (S-2, N-3) + Tác dụng với H2O (Be không khử được, Mg khử chậm) → H2
- Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen.
* Hợp chất của kim loại kiềm thổ, Nước cứng, cách làm mềm nước cứng.
c. Nhôm
- Cấu hình electron ngoài cùng: 3s23p1
- Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm, kiềm thổ): M → M+3 + 3e + Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với axit:
* HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
* HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi của S và N thấp nhất (S+6, N+5xuống thấp hơn) * Không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội
+ Tác dụng với H2O (không khử được,)
- Hợp chất của nhôm:
Al2O3, Al(OH)3 lưỡng tính: vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ. Phản ứng của muối nhôm với dung dịch kiềm.
1.3. SẮT VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG
a. Sắt.
a. Vị trí ô 26, nhóm VIIIB, Ck 4. Cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d64s2 b. TCHH: Tính khử trung bình: (Với chất oxi hóa mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe3+: Cl2, O2, HNO3, H2SO4đ)
Fe → Fe2+ + 2e
Fe → Fe3+ + 3e
+ Tác dụng với pk
+ Tác dụng với axit:
* HCl và H2SO4 loãng → Muối sắt II + H2
* HNO3, H2SO4đ → Muối sắt III không giải phóng H2
+ Tác dụng với muối: Chú ý phản ứng Fe với dung dịch AgNO3
b. Hợp chất của sắt II: Tính khử đặc trưng
a. FeO: Chất rắn màu đen, tác dụng được với HNO3 → Muối sắt III
b. Fe(OH)2: Chất rắn màu trắng hơi xanh trong khôn khí → Hidroxit sắt III màu nâu đỏ. c. Muối sắt II: FeCl2 + Cl2 → FeCl3
c. Hợp chất của sắt III: Tính oxi hóa.
Fe3+ + e → Fe2+
Fe3+ + 3e → Fe
a. Oxit Sắt III Chất rắn màu nâu đỏ
- Tác dụng với axit mạnh
- Tác dụng CO, H2 → Fe
- Nhiệt phân → Fe2O3 + H2O
b. Sắt III hidroxit
- Tác dụng với axit
- Tác dụng với bazơ
c. Muối sắt III
- Fe3+ + Fe → Fe+2
- Fe3+ + Cu → Fe+2 + Cu2+
d. Hợp kim của sắt
- Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của gang, và các pư xảy ra trong hóa trình luyện gang
- Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của thép, và các pư xảy ra trong hóa trình luyện thép
e. Crôm và Hợp chất của Crôm
* Tính chất hóa học
- Có tính khử mạnh hơn sắt (số oxi hóa thường gặp là +2,+4,+6)
+ Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với axit
+ Tác dụng với H2O
* Hợp chất của Crôm
- Hợp chất crôm (III):
Crom(III) oxit (oxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục thẫm)
Crôm (III) hidroxit (hidroxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục xám)
Muối crom (III): Tính khử, tính oxi hóa
- Crôm (VI): Tính oxi hóa mạnh
2. LUYỆN TẬP
Câu 1: Cho luồng khí CO vào 32g bột Fe2O3 nung nóng ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp (Fe, Fe3O4, FeO, Fe2O3) và hỗn hợp khí A. Cho hỗn hợp khí A vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 30g kết tủa. Giá trị của m là
A. 32,7g
B. 18,7g
C. 27,2g
D. 32,0g
Câu 2: Số oxi hoá phổ biến của sắt trong hợp chất là
A. +2 , + 3 , +6
B. +2 , +5 , +7
C. +2 , +3
D. +2 , +4 , +6
Câu 3: Cho m gam bột Fe tan hết trong dung dịch HCl dư tạo ra 4,48 lít khí (đktc). Nếu cho m gam Fe trên tác dụng hết với khí Cl2 thì cần bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc) ?
A. 6,72 lít
B. 3,36 lít
C. 4,48 lít
D. 8,96 lít
Câu 4: Cho hỗn hợp gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), dung dịch A và còn lại chất rắn không tan B. Cho B vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thấy có khí thoát ra. Trong dung dịch A chứa
A. Fe(NO3)2 và HNO3
B. Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
Câu 5: Trong các hợp chất sau: Al2O3, Al(OH)3, H2O, (NH4)2CO3, NH4Cl, Cr2O3, Cr(OH)3, CrO3 . Có bao nhiêu chất là hợp chất lưỡng tính?
A. 5
B. 7
C. 4
D. 6
Câu 6: Trong sản xuất nhôm từ quặng boxit, hai điện cực anot và catot được làm bằng
A. anot và catot đều được làm bằng cacbon
B. anot làm bằng sắt, catot làm bằng cacbon.
C. anot và catot đều được làm bằng sắt.
D. anot làm bằng cacbon, catot làm bằng sắt.
Câu 7: Cho 10,2g Al2O3 tan hết trong dung dịch NaOH tạo dung dịch A. Sục khí CO2 dư vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 10,2g
B. 15,6g
C. 31,2g
D. 7,8g
Câu 8: Cho dung dịch chứa 2 mol KI vào dung dịch K2Cr2O7 trong axit H2SO4 đặc, dư thì thu được đơn chất X. Số mol X là
A. 4 mol
B. 1 mol
C. 2 mol
D. 3 mol
Câu 9: Cho 5,6 gam bột Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo ra dung dịch A. Cho dung dịch A vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 38,1g
B. 28,7g
C. 39,5g
D. 10,8g
Câu 10: Nguyên tố X trong nguyên tử có 7 electron p. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm IIIA.
B. chu kì 2, nhóm IIIA.
C. chu kì 2, nhóm IIA.
D. chu kì 3, nhóm VIIA.
Câu 11: Chia m gam hỗn hợp Al và Na thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho vào nước dư thu được 13,44 lít khí (đktc)
Phần 2: Cho vào dung dịch NaOH dư thì thu được 20,16 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 33,0g
B. 20,4g
C. 40,8g
D. 43,8g
Câu 12: Khi cho 5,6g Fe tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch AgNO3 1M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 21,6g
B. 37,0g
C. 20,7g
D. 27,0g
Câu 13: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa 0,1 mol K2Cr2O7. Khối lượng kết tủa tối đa thu được là
A. 40,6g
B. 80,6g
C. 50,6g
D. 70,6g
Câu 14: Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa b mol AlCl3. Để tạo ra kết tủa thì giá trị của a là
A. a 4b
B. a < 4b
C. a 4b
D. a = 3b
Câu 15: Trường hợp nào sau đây dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng?
A. Cho dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7.
B. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2Cr2O7.
C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4
D. Cho dung dịch KOH vào dung dịch K2CrO4.
Câu 16: Cho thanh sắt có khối lượng 100g vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thì được 101,6g. Khối lượng Cu bám vào thanh sắt là
A. 12,8g
B. 1,6g
C. 6,4g
D. 18,2g
Câu 17: Trường hợp nào sau đây CrCl3 có tính khử?
A. Cho Zn vào dung dịch CrCl3.
B. Sục khí Cl2 vào hỗn hợp dung dịch CrCl3 trong dung dịch NaOH.
C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch CrCl3.
D. Sục khí NH3 dư vào dung dịch CrCl3.
Câu 18: Cho 4,86g Al tan hết trong dung dịch HNO3 tạo ra 0,1 mol NO (không có chất khí nào khác) và dung dịch A. Khối lượng muối khan trong dung dịch A là
A. 28,34g
B. 42,74g
C. 38,34g
D. 40,74g
Câu 19: Trường hợp nào sau đây mà sau khi phản ứng kết thúc tạo ra kết tủa Al(OH)3?
A. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch natri aluminat.
B. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
C. Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch AlCl3.
D. Cho khí CO2 dư vào dung dịch natri aluminat.
Câu 20: Dung dịch Fe(NO3)3 không tác dụng với
A. Fe
B. Cu
C. dung dịch KI
D. dung dịch AgNO3
-(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 60 của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP
1C |
2C |
3A |
4B |
5D |
6A |
7B |
8B |
9C |
10A |
11C |
12D |
13C |
14B |
15A |
16A |
17B |
18D |
19D |
20D |
21D |
22C |
23C |
24A |
25D |
26A |
27B |
28B |
29D |
30B |
31C |
32A |
33D |
34C |
35D |
36B |
37D |
38B |
39A |
40A |
41B |
42D |
43C |
44B |
45B |
46D |
47C |
48A |
49C |
50A |
51A |
52C |
53B |
54D |
55B |
56C |
57B |
58D |
59A |
60A |
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.