Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HKII sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Công Nghệ 12 năm 2021-2022 được HOC247 biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
1. Hệ Thống Điện Quốc Gia
I. Khái niệm về hệ thống điện quốc gia:
- Hệ thống điện quốc gia gồm: Nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện tronh toàn quốc.
- Các phần tử được nối với ngau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.
II. Sơ đồ lưới điện quốc gia:
1. Cấp điện áp của lưới điện:
- Lưới điện quốc gia có các cấp điện áp khác nhau như: 800 KW ; 500 KW ; 200 KW ; 110KW ; 66 KW ; 35 KW ; 22 KW ; 10,5 KW ; 6 KW ; 0,4 KW.
- Lưới điện truyền tải từ: 66 KW trở lên.
- Lưới điện phân phối từ: 35 KW trở lên.
2. Sơ đồ lưới điện: Gồm: Đường dây, máy biến áp… và các nối giữa chúng.
III. Vai trò của hệ thống điện quốc gia: Hệ thống điện quốc gia có vai trò quan trọng:
- Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công , nông nghiệp và sinh hoạt.
- Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện tốt, an toàn và kinh tế.
2. Mạch Điện Xoay Chiều Ba Pha
I. Khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha.
- Mạch điện xoay chiều ba pha gồm: Nguồn điện, dây dẫn, các tải ba pha.
1. Nguồn điện ba pha.
- Cấu tạo máy phát điện ba pha:
+ Stato: 3 cuộn dây AX, BY, CZ giống nhau đặt lệch 1200.
AX: Pha A.
BY: Pha B.
CZ: Pha C.
A, B, C: Điểm đầu pha.
X, Y, Z: Điểm cuối pha.
+ Roto: Nam châm điện.
- Nguyên lí làm việc: Khi NS quay đều, trong giây cuốn mỗi pha xuất hiện sđđ xoay chiều một pha. Vì 3 cuộn dây giống nhau đặt lệch 1200 nên sđđ các pha bằng nhau và lệch pha nhau một góc 2bi/3
2. Tải ba pha.
+ ZA: Tổng trở pha A
+ ZB: Tổng trở pha B
+ ZC: Tổng trở pha C
II. Cách nối nguồn điện và tải ba pha.
- Thường có 2 cách nối:
+ Nối tam giác: Điểm đầu pha này nối với điểm cuối pha kia.
+ Nối hình sao: Nối chung 3 điểm cuối X, Y, Z thành điểm trung tính.
1. Cách nối nguồn điện ba pha.
2. Cách nối tải ba pha. (Sơ đồ SGK hình 23.6)
III. Sơ đồ mạch điện ba pha.
1. Sơ đồ mạch điện ba pha.
a. Khái niệm:
- Dây pha: Dây nối từ nguồn ==>tải.
- Dây trung tính:
- Điện áp dây: Điện áp giữa 2 dây pha.(Ud)
- Điện áp pha: Điện áp giữa điểm đầu và điểm cuối một pha.(Up)
- Dòng điện dây: dđ trên dây pha. (Id)
- Dòng điện pha: dđ trong mỗi pha. (Ip)
- Dòng điện trung tính:(Io)
b. Nguồn nối hình sao, tải nối hình sao.
c. Nguồn và tải nối hình sao có dây trung tính.
d. Nguồn nối hình sao, tải nối hình tam giác.
2. Quan hệ giữa đại lượng dây và pha.
Xét với tải ba pha đối xứng:
- Khi nối hình sao: Id = Ip, Ud=√3Up
- Khi nối hình tam giác: Ud = Up, Id=√3Ip
IV. Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây.
- Tạo ra 2 trị số điện áp khác nhau.
- Điện áp pha trên các tải hầu như vẫn giữ được bình thường, không vượt quá giá trị định mức.
3. Máy Điện Xoay Chiều Ba Pha-Máy Biến Áp Ba Pha
I. Khái niệm, phân loại và công dụng của máy phát điện xoay chiều ba pha:
1. Khái niệm: Máy phát điện xoay chiều 3 pha là máy phát điện làm việc với dòng điện xoay chiều 3 pha. Sự là việc của chngs dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ và lực điện từ.
2. Phân loại và công dụng: chia thành 2 loại
- Máy điện tĩnh: khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động như máy biến áp, máy biến dòng…
- Máy điện quay: khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau và chia thành 2 loại:
+ Máy phát điện
+ Động cơ điện.
II. Máy biến áp ba pha:
1. Khái niệm và công dụng:
- Máy biến áp 3 pha là máy điện tĩnh, dung để biến đổi điện áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều ba pha nhưng giữ nguyên tần số.
- Máy biến áp 3 pha sử dụng chủ yếu trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, trong các mạng điện xí nghiệp công nghiệp. Máy biến áp tự ngẫu ba pha thường dùng trong các phòng thí nghiệm.
2. Cấu tạo:
- Máy biến áp ba pha gồm hai phần chính là lõi thép và dây quấn.
- Sơ đồ đấu dây như hình 25.33.Nguyên lí làm việc:
- Làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Hệ số biến áp ba pha: Kp = Up1/Up2 = N1/N2
4. Động Cơ Không Đồng Bộ Ba Pha
I. Khái niệm và công dụng
1. Khái niệm
Động cơ có tốc độ quay của rôto (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường n1
2. Công dụng
Được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực : Công nghiệp, nông nghiệp, đời sống .... (Động cơ rô to lồng sóc)
II. Cấu tạo
1. Stato (phần tĩnh)
a. Lõi thép
Gồm các lá thép KTĐ ghép lại thành hình trụ mặt trong có phay rảnh
b. Dây quấn :
Làm bằng đồng, gồm ba dây quấn AX, BY, CZ đặt trong rãnh stato theo quy luật. Sáu đầu dây đưa ra hộp đấu dây.
2. Roto (phần quay)
a. Lõi thép
b. Dây quấn :
- Dây quấn kiểu roto lồng sóc
- Dây quấn kiểu roto dây quấn
III. Nguyên lí làm việc
- Khi cho dòng điện ba pha vào dây quấn stato -> từ trường quay. Từ trường quét qua dây quấn kín mạch roto làm xuất hiên sđđ và dòng điện cảm ứng. Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và các dòng cảm ứng -> mô men quay -> rôt quay theo chiều của từ trường với tốc độ (n< n1)
Tốc độ quay của từ trường tính theo công thức: n1= (vòng/phút)
Tốc độ trượt tốc độ: n2 = n1-n
Hệ số trượt tốc độ: S =
Với n, n1 là tốc độ quay của động cơ, tốc độ quay của từ trường.
f là tần số của dòng điện
p là số cặp ( số đôi) cực từ.
IV. Cách đấu dây
- Tùy thuộc vào điện áp và cấu tạo của động cơ để chọn cách đấu dây cho phù hợp
- khi cần đảo chiều quay của động cơ, người ta đảo hai pha bất kì cho nhau.
5. Mạng Điện Sản Xuất Quy Mô Nhỏ
I. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
1. Khái niệm
Mạng điện sàn xuất quy mô nhỏ bao gồm :
- Các tổ sản xuất
- Các phân xưởng sản xuất.
- Các xí nghiệp sản xuất nhỏ.
Với các phụ tải chủ yếu là động cơ điện , các thiết bị điện,máy hàn điện ,thiết bị chiếu sáng.
2. Đặc điểm
- Tải phân phối tập trung.
- Dùng biến áp riêng hặc lấy điện từ đường dây ha áp 380/220v
3. Yêu cầu
- Chất lượng điện năng đảm bảo
+ Chỉ tiêu tần số. 50hz
+ Chỉ tiêu điện áp (-+5%)
- Đảm bảo tính kinh tế( vốn đầu tư chi phí thấp)
- Đảm bảo an toàn (an toàn cho người sử dụng và cho thiết bị)
II. Nguyên lý làm việc của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
1. Sơ đồ mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
1-Trạm biến áp ; 2-Tủ phân phối; 3-Tủ tủ động lực; 4-Tủ chiếu sáng.
2. Nguyên lý làm việc
Từ trạm biến áp điện được đưa tới các tủ phân phối.Từ tủ phân phối qua các áp tô mát tới các tủ động lực ,tủ chiếu sáng.Từ tủ động lực và tủ chiếu sáng cấp đện cho các máy móc và chiếu sáng.
- Thao tác đóng điện từ nguồn đến tải (biến áp hạ áp ----->tủ phân phối---->tủ động lực,tủ chiếu sáng.)
- Thao tác cắt điện theo chiều ngược lại (Tủ động lực,tủ chiếu sáng--->tủ phân phối----->biến áp hạ áp)
-(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Công Nghệ 12 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.