YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập trong chương trình HK2. Đề cương bao gồm lý thuyết và các bài tập luyện tập bao gồm cả những câu hỏi cơ bản và nâng cao, sẽ giúp các em lớp 12 ôn tập và chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

1. Lý thuyết

1.1.  Lao động và việc làm

+ Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào, với bề dày truyền thống và kinh nghiệm sản xuất, chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

+ Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.

+ Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế – xã hội lớn đặt ra với nước ta hiện nay, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng giải quyết việc làm cho người lao động.

1.2. Đô thị hoá ở Việt Nam

+ Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá nước ta.

+ Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa  đô thị hoá và phát triển kinh tế – xã hội.

+ Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta trong thời kì đổi mới.

1.4. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

+ Biết được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

+ Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

1.5. Vấn đề phát triển nông nghiệp

+ Hiểu được đặc điểm cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành (trồng trọt, ).

+ Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực, thực phẩm, về cây nông nghiệp.

1.6. Vấn đề phát triển thuỷ sản và lâm nghiệp

+ Phân tích được các thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản.

+ Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thuỷ sản (đánh bắt và nuôi trồng).

+ Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.

1.7. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

+ Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.

+ Hiểu được các đặc trưng chủ yếu của các vùng nông nghiệp ở nước ta.

+ Biết được các xu hướng chính trong thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo các vùng.

1.8. Cơ cấu ngành công nghiệp

+ Hiểu được cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta với sự đa dạng của nó, cùng một số ngành công nghiệp trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các hướng hoàn thiện.

+  Hiểu được sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp và giải thích được sự phân hoá đó.

+ Phân tích được cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và vai trò của mỗi thành phần.

1.9. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

+ Biết được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như các nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành.

+ Hiểu rõ được cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành.

1.10. Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

+ Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN) và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới kinh tế – xã hôi ở nước ta.

+ Nhận biết được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc TCLTCN của nước ta.

+ Biết được các hình thức TCLTCN chính ở nước ta hiện nay và sự phân bố của chúng.

1.11. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

+ Trình bày được sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hình vận tải nước ta.

+ Nêu được đặc điểm phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông nước ta.

1.12. Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

+ Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương cuả nước ta.

+ Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu vàg các thị trường chủ yếu của Việt Nam.

+ Biết đước các loại tài nguyên  chính của nước ta

+ Trình bày được các loại hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng.

1.13. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung Du Và Miền Núi Bắc Bộ

+ Biết được các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai thác và khả năng phát huy các thế mạnh đó để phát triển kinh tế – xã hội.

+ Biết được ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng.

1.14. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

+ Hiểu được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là về phát triển cây CN lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thuỷ năng.

+ Biết được các tiến bộ về mặt KT-XH của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng; những vấn đề KT-XH và môi trường gắn với việc khai thác các thế mạnh này.

1.15. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

+ Hiểu được Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả của chiến tranh.

+ Biết được thực trạng và triển vọng  phát triển cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư – nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.

+ Hiểu được trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp  và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành kinh tế mở, kinh tế của Bắc Trung Bộ sẽ có bước phát triển đột phá.

1.16. Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Duyên Hải Nam Trung Bộ

+ Hiểu được Duyên hải Nam Bộ là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả của chiến tranh.

+ Biết được thực trạng và triển vọng  phát triển cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư – nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.

+ Hiểu được trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp  và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành kinh tế mở, kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có bước phát triển đột phá.

1.17. Vấn đề chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng

+ Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng.

+ Phân tích được các thế mạnh chủ yếu cũng như các hạn chế của vùng Đồng bằng sông Hồng

+ Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng về vấn đề này của vùng.

+ Biết được một số định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng và cơ sở của việc định hướng đó

1.18. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long

+ Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.

+ Hiểu được đặc điểm tự nhiên của Đồng Bằng sông Cửu Long với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với việc phát triển kinh tế –xã hội của vùng.

+ Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến Đồng bằng sông Cửu long thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước

1.19. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

+ Biết được những thế mạnh và hạn chế của Đông Nam Bộ để phát triển kinh tế – xã hội.

+ Hiểu được những vấn đề đã và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện cụ thể ở các ngành kinh tế và ở việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.

2. Kỹ năng

+ Đọc và phân tích các bảng số liệu, đánh giá và nhận xét nguồn lao động.

+ Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ.

+ Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị qua bản đồ hoặc Atlat.

+ Phân tích biểu đồ.

+ Biết phân tích các biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.

+ Có kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.

+ Phân tích bản đồ.

+ Phân tích bảng số liệu.

+ Đọc và phân tích biểu đồ.

+ Xác định được trên bản đồ các vùng trọng điểm về trồng cây LT-TP, về cây CN

+ Đọc và phân tích biểu đồ cột chồng về sản lượng tôm nuôi năm 1995 và 2005 phân theo vùng.

---{Để xem tiếp nội dung phần kỹ năng, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. Luyện tập

Câu 1. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?

a) Tích cực

Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

- Dân số trẻ:

  + Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.

  +  Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.

- Thành phần dân tộc đa dạng:

  + Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

  + Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương.

b) Tiêu cực

Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.

- Về kinh tế:

 + Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

 + Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.

 + Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.

- Về xã hội:

 + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.

 + Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.

- Về môi trường: Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường

 + Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

 + Ô nhiễm môi trường.

Câu 2. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?

a) Thế mạnh

- Nguồn lao động dồi dào: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (có tới 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.

- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:

+  Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).

+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,...).

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.

- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.

b) Hạn chế

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.

Câu 3. Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và địa phương em nói riêng?

Các phương hướng giải quyết việc làm:

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý tới câc hoạt động dịch vụ.

- Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 4. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam:

a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.

- Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.

- Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự: Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.

- Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.

-  Thời kì chống Mĩ (1954 - 1975) đô thị phát triển theo hai hướng: Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị: Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh,…; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng đô thị hóa để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị

- Thời kì 1975 - nay: đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.

b) Tỉ lệ dân thành thị tăng

-  Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).

-  Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005).

-  Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.

c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

- Số lượng đô thị và số dân đô thị không đều giữa các vùng.

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp .

+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.

+ Vùng có số dân đô thị cao nhất  là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).

Câu 5. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội?

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội:

a) Tích cực

- Tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước (năm 2005 đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, chiếm 84% tổng GDP của công nghiệp - xây dựng, chiếm 87% GDP ngành dịch vụ và đóng góp 80% ngân sách nhà nước).

- Tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng.

- Sử dụng đông đảo lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.

- Là nơi có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế.

- Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

b) Tiêu cực

- Ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nguồn nước, đất do rác thải sinh hoạt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn,…).

- Cạn kiệt tài nguyên.

- Nảy sinh nhiều vấn đề an ninh trật tự xã hội (tai nạn giao thông, trộm cắp, tắc nghẽn giao thông,…).

Câu 6. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa thế nào?

- Sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế:

+ Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước từ 40,2% (năm1995) xuống còn 38,4% (năm 2005), nhưng đây vẫn là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế, quản lí các ngành kinh tế, các lĩnh vực then chốt chủ đạo.

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất từ 6,3% (năm 1995) lên 16% (năm 2005) thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong giai đoạn mới của đất nước.

+ Thành phần kinh tế ngoài nhà nước cũng giảm về tỉ trọng, chỉ có khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 7,4% (năm 1995) lên 8,9% (năm 2005).

- Ý nghĩa sự chuyển dịch:

+ Nhìn chung cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Nước ta đang phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế và hội nhập với thế giới.

Câu 7. Tại sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?

Các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp vì:

- Cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên lệu cho công nghiệp chế biến, đem lại nguồn nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thu nhiều ngoại tệ (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều).

- Hiện nay, tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu cây công nghiệp nước ta (trên 65%) và ngày càng tăng lên.

- Cây công nghiệp lâu năm là thế mạnh lớn và nổi trội nhất ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta (với diện tích đồi núi lớn, đất feralit và đất badan phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới thuận lợi). Trong tổng 2,5 triệu ha cây công nghiệp thì có hơn 1,6 triệu ha cây công nghiệp lâu năm (>65%).

- Cả nước có ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

- Các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, dừa,… mang lại giá trị xuất khẩu lớn, có vị thứ hàng đầu trên thế giới (hồ tiêu, điều, cà phê).

- Trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp lâu năm giúp thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng cao thu nhập cho người dân.

Câu 8. Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta?

- Ở nước ta, thức ăn cho chăn nuôi từ gồm 3 nguồn:

+ Thức ăn tự nhiên (đồng cỏ): nước ta diện tích đồng cỏ khá lớn (350.000 ha), các đồng cỏ sinh trưởng và phát triển xanh tốt quanh năm nhờ điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Các đồng cỏ phân bố trên các cao nguyên, vùng đồi trung du ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ ⟹ Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn thả gia súc lớn (trâu, bò).

+ Sản phẩm ngành trồng trọt và phụ phẩm ngành thủy sản: nông nghiệp (trồng trọt, thủy sản) phát triển và phân bố trải dài khắp cả nước. Ngoài phục vụ xuất khẩu và nhu cầu thực phẩm của người dân, nông nghiệp còn đem lại nguồn thức ăn, phụ phẩm đồi dào cho chăn nuôi lợn và gia cầm (gà, vịt,…).

+ Thức ăn chế biến công nghiệp: các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi ngày càng phổ biến, phù hợp với hình thức chăn nuôi theo hình thức công nghiệp hiện nay.

Câu 9. Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta?

* Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả mang lại ý nghĩa quan trọng, góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới:

- Giúp khai thác tối đa các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước,... ở các vùng sinh thái nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả là thế mạnh nổi bật của mỗi vùng.

- Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng

- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,...) mang lại nguồn thu ngoại tệ.

- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn, đặc biệt vùng miền núi.

Câu 10. Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta?

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta:

- Do hậu quả chiến tranh.

- Nạn lâm tặc, khai thác rừng bừa bãi.

- Cháy rừng.

- Mở rộng diện tích đất canh tác, nạn du canh du cư của đồng bào dân tộc ít người.

- Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình cơ bản, phát triển thủy điện..

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF