YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm học 2022-2023 đã được HỌC247 biên soạn. Thông qua tài liệu này sẽ giúp quý thầy, cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải trắc nghiệm Vật lý 12 để làm bài kiểm tra chương và bài thi thật tốt. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 môn Vật lý 12 sắp tới!

ATNETWORK

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. DAO ĐỘNG CƠ

- Phát biểu được định nghĩa dao động điều hoà.

- Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì.

- Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà.

- Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn.

- Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn. Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

- Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen.

- Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số và cùng phương dao động.

- Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.

- Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

- Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.

1.2. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

- Phát biểu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang và nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang.

- Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.

- Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì.

- Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm là gì và đơn vị đo mức cường độ âm.

- Nêu được ví dụ để minh hoạ cho khái niệm âm sắc. Trình bày được sơ lược về âm cơ bản, các hoạ âm.

- Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) và các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các hoạ âm) của âm.

- Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng.

- Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để khi đó có sóng dừng khi đó.

- Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm.

2. Bài tập tự luyện

Câu 1:  Đơn vị thường dùng để đo mức cường độ âm là:

    A. dB                            

    B.  J/s                            

    C.  W/m2

    D.  B                                 

Câu 2:  Dao động tắt dần là một dao động :                                                                         

    A.  Có chu kì không đổi.

    B. Có biên độ giảm dần theo thời gian.

    C.  Có cơ năng không thay đổi.

    D.  Có tính điều hòa.

Câu 3:  Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn có:

    A.  Cùng biên độ và cùng pha.

    B.  Cùng tần số, cùng biên độ .

    C.  Cùng tần số và  hiệu số pha không đổi theo thời gian.

    D.  Cùng biên độ và  hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 4:  Khi sóng cơ truyền trên sợi dây bị phản xạ tại đầu cố định thì

    A. sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ

    B.  sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ

    C.  tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới

    D.  tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới

Câu 5:  Dao động điều hòa là một dao động:

    A.  có tần số phụ thuộc vào biên độ dao động 

    B.  có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng. 

    C. được mô tả bằng một định luật hình sin (hay cosin) đối với thời gian.

    D.  có trạng thái được lặp đi lặp lại như cũ.

Câu 6: chất điểm dao động theo  x = 6cosωt (cm). Dao động của chất điểm có biên độ là

    A.  6 cm.                      

    B.  2 cm.                        

    C.  3 cm.                          

    D.  12 cm.

Câu 7: Hai dao động điều hoà cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là

    A. \(\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{  }\!\!\varphi\!\!\text{  = }\left( \text{2n + 1} \right)\frac{\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }}{4}\)   

   B. \(\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{  }\!\!\varphi\!\!\text{  = 2n }\!\!\pi\!\!\text{ }\)

   C.  \(\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{  }\!\!\varphi\!\!\text{  = }\left( \text{2n + 1} \right)\frac{\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{2}}\)            

   D. \(\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{  }\!\!\varphi\!\!\text{  = }\left( \text{2n + 1} \right)\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }\) 

Câu 8:  Các đặc tính sinh lí của âm bao gồm:

    A. Độ cao, âm sắc, độ to. 

    B.  Độ cao, âm sắc, biên độ.                                        

    C.  Độ cao, âm sắc, năng lượng.                                 

    D.  Độ cao, âm sắc, cường độ.       

Câu 9:  Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, cùng pha có biên độ lần lượt là 6cm và 8cm, biên độ dao động tổng hợp không thể là:

    A.  6cm.                                                                   

    B.  4cm.

    C.  15cm.                                                                 

    D.  8cm.                 

Câu 10:  Sóng ngang là sóng

    A.  trong đó các phần tử sóng dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

    B.  luôn lan truyền theo phương nằm ngang.

    C.  trong đó các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.

    D. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 11: Cơ năng của chất điểm dao động điều hoà tỉ lệ thuận với  

    A.  chu kì dao động.                                                

    B.  biên độ dao động.

    C. bình phương biên độ dao động.                         

    D.  bình phương chu kì dao động.

Câu 12:  Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn

    A.  hướng về vị trí biên.

    B.  cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.

    C.  cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

    D. hướng về vị trí cân bằng.

Câu 13: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với vận tốc sóng v = 0,2m/s, tần số dao động là 5 Hz. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha nhau là           

    A.  0,4m.                    

    B.  4 cm.                         

    C.  2m.                          

     D.  1m.

Câu 14: Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ 2 s tại nơi có gia tốc trọng trường \({{\pi }^{2}}=10\)m/s2. Chiều dài của con lắc là                                          

    A.  0,5 cm                 

    B. 1 m.                            

    C.  2,45 m.                     

    D.  2 m.

Câu 15: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình  x = 10 cos(5πt)  (t tính bằng s). Tại thời điểm t=2s, pha của dao động là:

    A. 10π rad                 

    B.  10 rad                     

    C.  50π rad                   

     D.  5π rad

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON