YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

Với hi vọng giúp các em ôn tập hiệu quả môn Ngữ văn 12 chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 đã biên soạn tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm học 2022-2023 dưới đây. Nội dung gồm phần tóm tắt lí thuyết, cấu trúc đề thi và đề minh họa giúp các em nắm vững kiến thức và làm quen với các dạng câu hỏi bài thi. Hi vọng tài liệu này sẽ hữu ích với các em!

ATNETWORK

1. Lý thuyết

1.1. Phần Đọc hiểu văn bản

1.1.1. Ôn tập các văn bản đã học

- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX

+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

+ Các giai đoạn phát triển, thành tựu chủ yếu.

+ Đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975

- Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

+ Tác giả Hồ Chí Minh.

+ Hoàn cảnh ra đời, mục đích, đối tượng, các giá trị cơ bản của Tuyên ngôn độc lập.

+ Tóm tắt văn bản

+ Phân tích theo bố cục

+ Phân tích có định hướng: Phân tích nghệ thuật lập luận; Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực

- Nguyễn Đình Chiểu - Ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc (Phạm Văn  Đồng)

+ Hoàn cảnh ra đời.

+ Tóm tắt văn bản

+ Những nét đặc sắc trong cách lập luận.

- Tây Tiến (Quang Dũng)

+ Tác giả Quang Dũng

+ Học thuộc bài thơ, nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.

+ Nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong từng đoạn.

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây Bắc: hoang sơ hùng vĩ và thơ mộng trữ tình

+ Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

+ Cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng

+ Liên hệ với các tác phẩm khác: bức tranh thiên nhiên Tây Bắc, hình tượng người lính...

- Việt Bắc ( Tố Hữu)

+ Tác giả Tố Hữu

+ Học thuộc bài thơ, nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

+ Nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong từng đoạn.

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Tính dân tộc, chất sử thi, phong cách trữ tình - chính trị

+ Liên hệ với bài thơ Từ ấy để thấy sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu

+ So sánh với các tác phẩm khác

- Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS (1-12-2003)

+ Hoàn cảnh ra đời.

+ Cách thức trình bày: bố cục, luận điểm.

+ Phân tích văn bản theo bố cục

+ Những nét đặc sắc trong cách lập luận.

1.1.2. Nội dung trọng tâm

- Các yếu tố nội dung của văn bản: đề tài, chủ đề/ thông tin chính, đặc điểm của hình tượng/ nội dung cụ thể, cảm hứng chủ đạo của văn bản, cảm xúc/ tình cảm/ tư tưởng/ quan điểm của tác giả…

- Các yếu tố hình thức của văn bản: phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, bố cục/cấu trúc của văn bản, cách sử dụng ngôn ngữ, cách liên kết văn bản, biện pháp tu từ.

1.2. Phần Làm văn

1.2.1. Nghị luận xã hội

- Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, khoảng 200 chữ.

- Nội dung: nghị luận về một tư tưởng/đạo lí hoặc nghị luận về một hiện tượng đời sống.

1.2.2. Nghị luận văn học

- Kĩ năng:

+ Phân tích tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

+ Phân tích bài thơ, đoạn thơ

+ Ý kiến bàn về văn học

- Nội dung: Nghị luận về một đoạn thơ, đoạn văn.

- Phạm vi ôn tập: 02 văn bản trong sách Ngữ văn 12, Tập một: Tây Tiến - Quang Dũng; Việt Bắc (trích) – Tố Hữu.

2. Cấu trúc đề thi

2.1. Phần Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)

- Ngữ liệu: 01 văn bản (Có thể hỏi một trong các loại văn bản sau: văn bản nghệ thuật, văn bản khoa học, văn bản chính luận, văn bản báo chí)

- Dung lượng: khoảng 250 đến 350 chữ

- Câu hỏi: 4 câu hỏi, thuộc các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng.

- Các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi:

+ Các phương thức biểu đạt

+ Các thao tác lập luận

+ Các thể thơ thường gặp

+ Các biện pháp tu từ

+ Các phép liên kết

+ Phương thức xây dựng đoạn văn (cách thức trình bày đoạn văn)

+ Nhận diện các phong cách ngôn ngữ.

+ Xác định nội dung chính của văn bản

+ Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản

+ Tìm thông điệp có nghĩa trong văn bản

2.2. Phần Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu (thuộc một trong hai dạng: nghị luận về một tư tưởng/đạo lí hoặc nghị luận về một hiện tượng đời sống)

Câu 2 (5,0 điểm):

Đề có thể vào một trong các dạng sau:

- Nghị luận về một bài thơ hoặc một/ một vài đoạn thơ, sau đó rút ra một vấn đề về nội dung hoặc nghệ thuật.

- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

3. Đề thi minh họa

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn đã giúp anh/chị nhận ra bài học gì?

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ):

Câu 1 (2đ): Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

Câu 2 (5đ): Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến (14 câu thơ đầu).

---(Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON