Dưới đây là nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 12 năm học 2022-2023 được đội ngũ giáo viên HOC247 biên soạn chi tiết. Với tài liệu này, các em sẽ được rèn luyện kĩ năng làm bài và ôn tập kiến thức đã học. Đồng thời bài tập đi kèm còn giúp các em rèn luyện kĩ năng giải trắc nghiệm GDCD 12 để phục vụ cho quá trình ôn tập, làm bài kiểm tra và thi giữa HK1 thật hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!
1. Lý thuyết
1.1. Khái niệm pháp luật
a. Pháp luật là gì?
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b. Đặc trưng của pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến
+ Tính quy phạm: Khuôn mẫu; tính phổ biến: áp dụng nhiều lần đối với nhiều người, nhiều nơi.
+ Tính quy phạm phổ biến: làm nên giá trị công bằng bình đẳng trước pháp luật.
+ Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải thực hiện theo khuôn mẫu pháp luật quy định.
- Tính quyền lực, bắt buộc chung
+ Tính quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
+ Tất cả mọi người đều phải thực hiện các quy phạm pháp luật.
- Tính xác định chặt chẽ về hình thức
+ Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức: văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.
1.2. Bản chất của pháp luật
a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
b. Bản chất xã hội của pháp luật.
- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.
1.3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:
- Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung của pháp luật.
- Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị:
- Đường lối chính trị của đảng cầm quyền chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước.
- Đồng thời, pháp luật còn thể hiện ở mức độ nhất định đường lối chính trị của giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội.
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
- Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.
- Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.
1.4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
- Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức,...Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủvà hiệu quả nhất , vì:
+ Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.
+ Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.
+ Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
- Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình , thương mại , thuế, đất đai , giáo dục ,...cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình.
- Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng,... quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật. Nhờ thế, công dân sẽ bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.5. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật.
- Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép.
- Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước.
c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật.
- Giai đoạn 1: giữa các cá nhân, tổ chức hình thành mối quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh gọi là quan hệ pháp luật.
- Giai đoạn 2: cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
1.6. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạm pháp luật
- Thứ nhất là hành vi trái pháp luật: Hành vi đó có thể là hành động cũng có thể là không hành động.
+ Vd: đi xe vào làn đường một chiều hoặc người sử dụng lao động để xảy ra tai nạn lao động.
- Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
- Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi: Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
b. Trách nhiệm pháp lí
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Nhà nước thực hiện trách nhiệm pháp lí nhằm:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định.
c. Các loại vi phạm pháp luật
- Vi phạm hình sự:
+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự
+ Chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.
- Vi phạm hành chính
+ Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
+ Chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
- Vi phạm dân sự
+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.
+ Chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
- Vi phạm kỉ luật
+ Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.
+ Chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.
1.7. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau:
+ Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bảnvà các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế…
+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
1.8. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật) - Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chấtvà mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.
1.9. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.
- Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo công bằng, hợp lý trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý.
2. Bài tập
2.1. Câu hỏi ôn tập bài 1
Câu 1. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính phổ cập.
C. Tính rộng rãi.
D. Tính nhân văn.
Câu 2. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
A. Bằng quyền lực Nhà nước.
B. Bằng chủ trương của Nhà nước.
C. Bằng chính sách của Nhà nước.
D. Bằng uy tín của Nhà nước.
Câu 3. Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây ?
A. Nên làm
B. Được làm.
C. Phải làm
D. Không được làm.
Câu 4. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật được hiểu là
A. ý chí của Nhà nước được thể hiện rõ ràng.
B. các quy luật của xã hội được thể hiện bằng lăng kính của Nhà nước.
C. từ ngữ phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa.
D. các điều luật, bộ luật, ngành luật phải được ban hành đúng theo quy định của pháp luật.
Câu 5. Theo khoản 3, Điều 104 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: “Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại”. Điều này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính khách quan, ý chí.
Câu 6. Luật giao thông đường bộ được ban hành nhằm buộc mọi người khi tham gia giaothông phải tuân thủ đúng luật giao thông. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính ý chí.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 7. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau: “Pháp luật phản ánh ý chí của............, bảo vệ.............., bảo vệ bộ máy Nhà nước.............
A. nhân dân – giai cấp thống trị – giai cấp thống trị
B. giai cấp thống trị – giai cấp thống trị – thể chế chính trị
C. nhân dân – giai cấp thống trị – thể chế chính trị
D. nhân dân – giai cấp cầm quyền – giai cấp thống trị
Câu 8. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
A. phù hợp với ý chí của nhân dân do Nhà nước đại diện.
B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do Nhà nước đại diện.
C. phù hợp với nhu cầu và tính chất của xã hội.
D. phù hợp với nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
Câu 9. Tính giai cấp của Nhà nước thể hiện ở những phương diện nào?
A. kinh tế, chính trị, xã hội.
B. kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. kinh tế, chính trị, văn hóa.
D. kinh tế, chính trị, tư tưởng.
Câu 10.Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?
A. Không được làm
B. Không nên làm.
C. Cần làm
D. Sẽ làm.
---(Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2.2. Câu hỏi ôn tập bài 2
Câu 1. Khi chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật thì ta gọi
đây là hành vi
A. hành động.
B. bất hợp pháp.
C. không hành động.
D. phi hành động.
Câu 2. Sau khi mở công ty kinh doanh mặt hàng A,B,C. Anh H chỉ kê khai và đóng thuế mặt hàng A,B. Anh H đã thực hiện hành vi
A. hành động.
B. hợp pháp.
C. không hành động.
D. đúng luật.
Câu 3. Anh Z trốn tránh nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Xét về hành vi, anh Z đã
A. thực hiện hành vi mà pháp luật cấm.
B. sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép.
C. không làm tròn trách nhiệm của một người con.
D. không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện.
Câu 4. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. Đây là
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Các cá nhân, tổ chức..........không làm những điềumà pháp luật..........
A. kiểm soát - ngăn cản.
B. kiềm chế - ngăn cản.
C. kiềm chế - cấm.
D. chủ động - cấm.
Câu 6. Anh Nguyễn Văn C chạy xe máy đi đúng làn đường và có đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Anh Nguyễn Văn C đã
A. thi hành pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
Câu 7. Chị H mở cơ sở kinh doanh và đã chủ động đăng ký khai thuế và nộp thuế. Chị H đã
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 8. Tòa án huyện A tuyên bố X bị phạt 3 năm tù vì tội cướp giật tài sản. Tòa án huyện A đã
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng về vi phạm pháp luật?
A. Đây là hành vi trái luật của người vi phạm.
B. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi và là người có năng lực trách nhiệm pháplý.
C. Chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
D. Chủ thể vi phạm pháp luật chỉ có thể là cá nhân.
Câu 10. Hành vi trái luật của chủ thể còn được gọi là
A. hành vi không hành động.
B. hành vi hành động.
C. hành vi bất hợp pháp.
D. hành vi phi hành động.
---(Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2.3. Câu hỏi ôn tập bài 3
Câu 1.Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Nhà nước.
B. Nhà nước và xã hội.
C. Nhà nước và pháp luật.
D. Nhà nước và công dân.
Câu 2. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa là mọi công dân đều có quyền như nhau.
C. Pháp luật có vai trò bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
Câu 3. Cho các nhận định sau:
(1). Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
(2). Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
(3). Công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân.
(4). Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền thiêng liêng của công dân.
Số nhận định không đúng là
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Câu 4. A và B cùng nhau hợp tác vận chuyển thuốc lá lậu qua biên giới. Khi bị bắt, công an đã tha tội cho B vì đây là bạn của mình, nhưng xử phạt A. Hành vi của công an
A. hợp tình, hợp lý.
B. vi phạm bình đẳng về quyền.
C. vi phạm bình đẳng về nghĩa vụ.
D. vi phạm bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
Câu 5. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. trách nhiệm pháp lý.
C. trước Tòa án nhân dân.
D. thực hiện pháp luật.
Câu 6. Khi nói đến bình đẳng có thể hiểu là vấn đề nào được đề cập trước hết?
A. Quyền lợi.
B. Cách đối xử.
C. Trách nhiệm.
D. Nghĩa vụ.
Câu 7. Bạo lực trong gia đình thể hiện điều gì trong các ý dưới đây?
A. Thiếu tình cảm.
B. Thiếu kinh tế.
C. Thiếu tập trung.
D. Thiếu bình đẳng.
Câu 8. Điền vào chỗ trống: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị ........... trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy đinh của pháp luật.
A. hạn chế khả năng.
B. ràng buộc bởi các quan hệ.
C. khống chế về năng lực.
D. phân biệt đối xử.
Câu 9. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những ......... của công dân
A. quyền chính đáng.
B. quyền thiêng liêng.
C. quyền cơ bản.
D. quyền hợp pháp.
Câu 10. Ý nào sau đây không đúng?
A. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
B. Công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc.
C. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội.
D. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau.
---(Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 12 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.