YOMEDIA

Chuyên đề bài tập Vật lý 12 về Thuyết tương đối hẹp có hướng dẫn chi tiết

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề bài tập Vật lý 12 về Thuyết tương đối hẹp có hướng dẫn chi tiết. Tài liệu được biên soạn gồm các bài tập có đáp án chi tiết, nhằm giúp các em nắm vững phương pháp, rèn luyện thêm nhiều kĩ năng giải bài tập Vật lý 12, qua đó ôn tập lại các kiến thức quan trọng trong chương 7 Hạt nhân nguyên tử.

ATNETWORK

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VỀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP

1. Công thức tổng quát

Khối lượng và năng lượng:  

\(m = \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }};E = m{c^2} = \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }}{c^2}.\)

Động năng:  

\(\begin{array}{l} {W_d} = E - {E_0} = m{c^2} - {m_0}{c^2} = \left( {m - {m_0}} \right){c^2}\\ \Leftrightarrow {W_d} = {m_0}{c^2}\left( {\frac{1}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} - 1} \right) \end{array}\)

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Theo thuyết tương đối, một êlectron có động năng bằng một nửa năng lượng toàn phần của nó thì êlectron này chuyển động với tốc độ bằng

A. 2,41.108 m/s.                      B. 2,75.108 m/s.                     

C. l,67.108 m/s.                       D. 2,59.108 m/s.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} {{\rm{W}}_d} = \left( {m - {m_0}} \right){c^2} = 0,5m{c^2}\\ \Rightarrow m = 2{m_0}\\ m = \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} \Leftrightarrow \sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} = \frac{1}{2}\\ \Rightarrow v = \frac{{c\sqrt 3 }}{2} \approx 2,{59.10^8}\left( {m/s} \right) \end{array}\)

 Chọn D.

Ví dụ 2: Vận tốc của 1 êlectron tăng tốc qua hiệu điện thế 105 V là

A. 0,4.108 m/s.                        B. 0,8.108 m/s.            

C. 1,2.108 m/s.                        D. 1,6.108 m/s.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} \left| e \right|U = {{\rm{W}}_d} = {m_0}{c^2}\left( {\frac{1}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }}} \right)\\ \Rightarrow v \approx 1,{6.10^8}\left( {m/s} \right) \end{array}\)

 Chọn D. 

Ví dụ 3: (ĐH2011) Theo thuyết tương đối, một êlectron có động năng bằng một nửa năng lượng nghỉ của nó thì êlectron này chuyển động với tốc độ bằng

A. 2,41.108m/s.                    B. 2,75.108 m/s.            

C. 1,67.108 m/s.                      D. 2,24.108 m/s.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} {W_d} = \frac{1}{2}{E_0}\\ \Rightarrow m{c^2} - {m_0}{c^2} = \frac{1}{2}{m_0}{c^2}\\ \Rightarrow 2m = 3{m_0}\\ \Rightarrow 2\frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} = 3{m_0}\\ \Rightarrow \sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} = \frac{2}{3}\\ \Rightarrow v = \frac{{c\sqrt 5 }}{3} \approx 2,{24.10^8}\left( {m/s} \right) \end{array}\)

 Chọn D.

Ví dụ 4: Coi tốc độ ánh sáng trong chân không 3.10(m/s). Khi năng lượng của vật biến thiên 4,19 J thì khối lượng của vật biến thiên bao nhiêu?

A. 4,65.1017 kg.         B. 4,55. 1017 kg.                   

C. 3,65. 1017  kg.       D. 4,69. 1017 kg. 

Hướng dẫn

\(\Delta m = \frac{{\Delta E}}{{{c^2}}} = 4,{65.10^{ - 17}}\left( {kg} \right)\)

Chọn A.

Ví dụ 5: Biết khối lượng của electron 9,1.1031 (kg) và tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 (m/s). Có thể gia tốc cho electron đến động năng bằng bao nhiêu nếu độ tăng tương đối của khối lượng bằng 5%.

A. 8,2.1014 J.             B. 8,7. 1014 J.            

C. 4,1.1015J               D. 8,7.1016 J

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} \frac{{m - {m_0}}}{{{m_0}}} = 0,05\\ {{\rm{W}}_d} = m{c^2} - {m_0}{c^2} \end{array} \right.\\ \Rightarrow {{\rm{W}}_d} = {m_0}{c^2}\frac{{m - {m_0}}}{{{m_0}}} = 4,{1.10^{ - 15}}\left( J \right) \end{array}\)

 Chọn C.

Ví dụ 6: Biết khối lượng của electron 9,1.1031 (kg) và tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 (m/s). Công cần thiết để tăng tốc một electron từ trạng thái nghỉ đến tốc độ 0,5c là

A. 8,2.1014 J.                         B. 1,267. 1014 J.                    

C. 1,267.1015J                       D. 8,7.1016 J

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} A = {{\rm{W}}_d} = {m_0}{c^2}\left( {\frac{1}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} - 1} \right)\\ = 9,{1.10^{ - 31}}.{\left( {{{3.10}^8}} \right)^2}.\left( {\frac{1}{{\sqrt {0,{5^2}} }} - 1} \right) \approx 1,{267.10^{ - 14}}\left( J \right) \end{array}\)

 Chọn B.

Ví dụ 7: (ĐH2010) Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, động năng của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là

A. 0,36 m0c2.              B. 1,25 m0c2.              

C. 0,225 m0c2.             D. 0,25 m0c2.

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} m = \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} = 1,25{m_0}\\ \Rightarrow {W_d} = \left( {m - {m_0}} \right){c^2} = 0,25{m_0}{c^2} \end{array}\)

Chọn D.

Ví dụ 8: Khối lượng của electron chuyên động bằng hai lần khối lượng nghỉ của nó. Tìm tốc độ chuyển động của electron. Coi tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 (m/s).

A. 0.4.108m/s              B. 2,59.108m/s                       

C. 1,2.108m/s              D. 2,985.108m/s

Hướng dẫn

\(\begin{array}{l} m = \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} = 2{m_0}\\ \Rightarrow \sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} = \frac{1}{2}\\ \Rightarrow v = \frac{{c\sqrt 3 }}{2} \approx 2,{59.10^8}\left( {m/s} \right) \end{array}\)

Chọn B.

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề bài tập Vật lý 12 về Thuyết tương đối hẹp có hướng dẫn chi tiết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON