YOMEDIA

Dạng bài tập Tính công suất cần cung cấp cho mạch để bù vào phần hao phí do toả nhiệt

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Tài liệu Dạng bài tập Tính công suất cần cung cấp cho mạch để bù vào phần hao phí do toả nhiệt năm 2020. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ích cho quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi, kiểm tra môn Vật lý. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

CÔNG SUẤT CẦN CUNG CẤP CHO MẠCH ĐỂ BÙ VÀO PHẦN HAO PHÍ DO TOẢ NHIỆT

Câu 1.Một mạch dao động gồm một tụ điện 350pF, một cuộn cảm 30µH và một điện trở thuần 1,5Ω . Phải cung cấp cho mạch một công suất bằng bao nhiêu để duy trì dao động của nó, khi điện áp cực đại trên tụ điện là 15V.

A. 1,69.10-3 W                        B. 1,79.10-3 W            

C. 1,97.10-3 W             D. 2,17.10-3 W           

Câu 2.Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có điện trở r = 0,5W, độ tự cảm 275mH, và một tụ điện có điện dung 4200pF. Hỏi phải cung cấp cho mạch một công suất là bao nhiêu để duy trì dao động của nó với điện áp cực đại trên tụ là 6V.            

   A. 513mW                            B. 2,15mW                 

C. 137mW                   D. 137mW                   

Câu 3.Mạch dao động gồm cuộn dây có L = 2.10-4H và C = 8nF, vì cuộn dây có điện trở thuần nên để duy trì một hiệu điện thế cực đại 5V giữa 2 bản cực của tụ phải cung cấp cho mạch một công suất P = 6mW. Điện trở của cuộn dây có giá trị:

A. 100W                      B. 10W                                   

C. 50W.                       D. 12W                                               

Câu 4.Một mạch dao động LC gồm cuộn dây có L = 50mH và tụ điện có C = 5μF. Nếu đoạn mạch có điện trở thuần R = 10-2 Ω, thì để duy trì dao động trong mạch luôn có giá trị hiệu dụng của hiệu điện thể giữa hai bản tụ điện là U = 6V, ta phải cung cấp cho mạch một công suất là:

A. 72nW.                    B. 72 μW.                  

C. 36μW.                    D. 18μW.                   

Câu 5.Mạch dao động gồm tụ điện C=0,1mF và cuộn dây L=0,02H có điện trở Ro = 5 Ω và 1 điện trở có R=4 Ω  mắc thành mạch kín, A và B là 2 đầu tụ điện.  Dùng dây nối có điện trở ko đáng kể mắc 2 điểm A,B vào nguồn ko đổi E=12V với điện trở trong r=1Ω , khi dòng điện trong mạch ổn định thì cắt nguồn đi cho mạch dao động. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên Ro từ lúc cắt nguồn đến khi năng lượng dao động trong mạch còn một nửa năng lượng ban đầu.
A. 10,12mJ      B. 5,62mJ    

C. 20,23mJ     D.11,24mJ

Câu 6. Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có  suất điện động E=12V điện trở trong r = 1Ω, tụ có   điện  dung  C=100μF,  cuộn  dây  có   hệ  số  tự  cảm  L=0,2H  và  điện trở  là   R0=  5Ω;  điện  trở R=18Ω. Ban đầu K đóng, khi trạng thái trong mạch đã ổn định người ta  ngắt khoá K. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R trong thời gian từ khi ngắt K đến khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn?  

A: 25 mJ                B: 28,45 mJ                 

 C: 24,74 mJ                      D.5,175mJ

 

NẠP ĐIỆN CHO TỤ

Câu 1. Mạch dao động lí tưởng LC được cung cấp một năng lượng µJ từ một nguồn điện một chiều có suất điện động 8V. Xác định điện dung của tụ điện ?  

A. 0,145 µJ                 B. 0,115 µJ     

C. 0,135 µJ                  D. 0,125 µJ

Câu 2. Mạch dao động lí tưởng LC được cung cấp một năng lượng µJ từ một nguồn điện một chiều có suất điện động 8V. Biết tần số góc của mạch dao động 4000rad/s. Xác định độ tự cảm của cuộn dây ?

 A. 0,145H                  B. 0,5H                      

C. 0,15H                     D. 0,35H

Câu 3. Mạch dao động lí tưởng LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tụ cảm L = 0,125H. Dùng nguồn điện một chiều có suất điện động \(\xi \) cung cấp cho mạch một năng lượng 25 µJ thì dòng điện tức thời trong mạch là I = I0cos4000t(A). Xác định \(\xi \) ?

   A. 12V                                 B. 13V                                   

C. 10V                                    D. 11V

Câu 4.Cho mạch dao động lí tưởng như hình vẽ bên. Tụ điện có điện dung 20µF, cuộn dây có độ tự cảm 0,2H, suất điện động của nguồn điện là 5V. Ban đầu khóa k ở chốt (1), khi tụ điện đã tích đầy điện, chuyển k sang (2), trong mạch có dao động điện từ.Tính cường độ dòng điện qua cuộn dây tại thời điểm điện tích trên tụ chỉ bằng một nửa giá trị điện tích của tụ khi khóa k còn ở (1).

A.43mA            B.20 mA               

C.  35mA                  D.50mA

Câu 5.Cho mạch dao động lí tưởng như hình vẽ bên. Tụ điện có điện dung 20µF, cuộn dây có độ tự cảm 0,2H, suất điện động của nguồn điện là 5V và điện trở trong r = 1Ω. Ban đầu khóa k ở chốt (1), khi tụ điện đã tích đầy điện, chuyển k sang (2), trong mạch có dao động điện từ. Tính hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện khi một nửa năng lượng điện trên tụ điện đã chuyển thành năng lượng từ trong cuộn dây. 

A.3,535 V                   B.4 V            

 C .2,535 V               D.6V

Câu 6.Cho mạch điện như hình vẽ bên. Cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = {16.10^{ - 3}}H\) , tụ điện có điện dung C = 0,1µF, nguồn điện có suất điện động E = 9mV và điện trở trong r = 1Ω. Ban đầu khóa k đóng, khi có dòng điện chạy ổn định trong mạch, ngắt khóa k. Tính hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ

A. 9mV                       B. 180mV                  
C. 
90mV                      D.18mV

Câu 7.Cho mạch điện như hình vẽ bên. Cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = {4.10^{ - 3}}H\), tụ điện có điện dung C = 0,1µF, nguồn điện có suất điện động  E = 3mV và điện trở trong r = 1 Ω. Ban đầu khóa k đóng, khi có dòng điện chạy ổn định trong mạch, ngắt khóa k. Tính điện tích trên tụ điện khi năng lượng từ trong cuộn dây gấp 3 lần năng lượng điện trường trong tụ điện.

A. 3.10-8C                   B. 2,6.10-8C                

C. 6,2.10-7C                D. 5,2.10-8C

Câu 8.Một mạch dao động LC lí tưởng. Ban đầu nối hai đầu cuộn cảm thuần với nguồn điện có r = 2W, suất điện động E  . Sau khi dòng điện qua mạch ổn định, người ta ngắt  cuộn dây với nguồn và nối nó với tụ điện thành mạch kín thì điện tích cực đại của tụ là 4.10-6C. Biết khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại đến khi năng lượng trên tụ bằng 3 lần năng lượng trên cuộn cảm là \(\frac{\pi }{6}{.10^{ - 6}}\) (s). Giá trị của suất điện động E là:    

A. 2V.                         B. 6V.                

C. 8V.                       D. 4V 

Câu 9.Mạch dao động gồm tụ điện C=0,1mF và cuộn dây L=0,02H có điện trở Ro = 5 W và 1 điện trở có R=4 W  mắc thành mạch kín, A và B là 2 đầu tụ điện.  Dùng dây nối có điện trở ko đáng kể mắc 2 điểm A,B vào nguồn ko đổi E=12V với điện trở trong r=1 Ôm , khi dòng điện trong mạch ổn định thì cắt nguồn đi cho mạch dao động.Tính năng lượng cực đại của mạch dao động.

A.20,23mJ    B.7,2mJ        

C.14,4mJ          C.5,83mJ

Câu 10. Cho mạch điện như hình vẽ bên. Cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm , tụ điện có điện dung C = 0,1µF, nguồn điện có suất điện động E = 3mV và điện trở trong r = 1W. Ban đầu khóa k đóng, khi có dòng điện chạy ổn định trong mạch, ngắt khóa k. Tính điện tích trên tụ điện khi năng lượng từ trong cuộn dây gấp 3 lần năng lượng điện trường trong tụ điện.

A. 3.10-8C                   B. 2,6.10-8C                

C. 6,2.10-7C                D. 5,2.10-8C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Tài liệu Dạng bài tập Tính công suất cần cung cấp cho mạch để bù vào phần hao phí do toả nhiệt năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON