Qua nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Sinh thái học môi trường môn Sinh học 9 được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 9, giúp các em có thêm tài liệu học tập, ôn tập hè. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1: Nêu những đặc điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài.
Trả lời:
Quan hệ cùng loài: các cá thể trong loài hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sống hoặc cạnh tranh lẫn nhau để bảo vệ hoạt động sống của bản thân.
Quan hệ khác loài: các cá thể khác loài hỗ trợ nhau trong hoạt động sống để cả hai bên đều có lợi hoặc ít nhất một bên không bị hại hoặc cạnh tranh lẫn nhau dẫn đến một bên hoặc cả hai bên đều bị hại
Câu 2: Quần thể người khác với quần thể sinh vật ở những đặc trưng nào? Nêu ý nghĩa của tháp dân số.
Trả lời:
Các đặc trưng chỉ có ở quần thể người: pháp luật, kinh tế, giáo dục, văn hóa vì con người có lao động và có tư duy.
Tháp dân số cho biết đặc trưng dân số, sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi và tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia
Câu 3: Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?
Trả lời:
Quần xã có các mối quan hệ cùng loài và khác loài, quần thể chỉ có mối quan hệ cùng loài giữa các sinh vật.
Câu 4: Trình bày những hoạt động tiêu cực và tích cực của con người đối với môi trường.
Trả lời:
Hoạt động tích cực: trồng cây gây rừng, bảo vệ các nguồn gen của động vật quý hiếm, xây dựng nhà máy xử lí chất thải,…
Hoạt động tiêu cực: chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, chiến tranh, sản xuất chất hóa học độc hại, sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, xả rác bừa bãi, khai thác khoáng sản, …
Câu 5: Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra? Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm.
Trả lời
Trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, con người tác động tiêu cực đến môi trường không khí, đất, nước, sinh vật,… do đó ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra
Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: sử dụng nguồn năng lượng sạch; tạo các hệ thống xử lí nước thải và nhà máy xử lí rác thải; canh tác khoa học và hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; trồng nhiều cây xanh; giáo dục để mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường;…
Câu 6: Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí?
Trả lời:
Để sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí con người cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hiệu quả, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội vừa đảm bảo duy trì nguồn tài nguyên lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau.
Câu 7: Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái.
Trả lời:
Bảo vệ hệ sinh thái là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các loài và môi trường sống trên Trái Đất.
Biện pháp bảo vệ và duy trì đa dạng sinh thái:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển
- Khai thác nguồn tài nguyên rừng, biển một cách hợp lí
- Hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường
- Lưu giữ và khôi phục các nguồn gen của sinh vật quý hiếm
Câu 8: Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Cần có bộ luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
Một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường:
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
Câu 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 64.1
Trả lời:
Bảng 64.1. Đặc điểm chung và vai trò của các nhóm sinh vật
Các nhóm sinh vật |
Đặc điểm chung |
Vai trò |
Virut |
Kích thước rất nhỏ bé Chưa có cấu tạo tế bào, chỉ được coi là dạng sống mà chưa phải là cơ thể sống Có dạng hình que, hình cầu, khối nhiều mặt Sống kí sinh bắt buộc |
Phần lớn các loại vi rút gây bệnh cho người và sinh vật khác |
Vi khuẩn |
Là những sinh vật rất nhỏ bé, cấu tạo đơn giản, hầu hết là những cơ thể đơn bào, tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh. Hầu hết không có chất diệp lục, sống hoại sinh hoặc kí sinh, một số ít có thể tự dưỡng. Khả năng sinh sản mạnh, vi khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên. |
Phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ, tham gia vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Góp phần hình thành than đá, dầu lửa Một số vi khuẩn có ích được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm. Một số vi khuẩn có hại gây ô nhiễm môi trường, làm ôi hỏng thức ăn, gây bệnh cho con người và sinh vật khác |
Nấm |
Cơ quan sinh dưỡng là những sợi không màu, không có chất diệp lục Cơ thể có cấu tạo tế bào, dạng đơn bào hoặc đa bào, tế bào có một hoặc nhiều nhân Nấm sống kí sinh hoặc hoại sinh, một số nấm cộng sinh với sinh vật khác Chủ yếu sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản thường là mũ nấm |
Tham gia phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ Làm thực phẩm Điều chế làm thuốc Phục vụ sản xuất rượu, bia, chế biến thực phẩm, phụ gia,… Một số nấm kí sinh gây bệnh cho người và sinh vật khác Một số nấm có chất độc |
Thực vật |
Tự dưỡng, tế bào có chất diệp lục và thành xenlulôzơ Phần lớn không có khả năng di chuyển Phản ứng chậm với những kích thích từ bên ngoài |
Sản xuất các chất hữu cơ là nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật Cung cấp khí O2, hấp thu khí CO2 Làm phong phú hệ sinh vật trên trái đất Phục vụ nhiều mặt trong đời sống con người và nhiều loài sinh vật… |
Động vật |
Có cấu tao tế bào, tế bào không có thành xenlulozo Dị dưỡng Phần lớn có khả năng di chuyển Có các hệ thần kinh và giác quan. |
Cung cấp nguyên liệu cho con người Hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực Làm phong phú thêm hệ sinh vật trên Trái Đất Một số động vật gây bệnh hoặc là trung gian truyền bệnh cho người và sinh vật khác. |
Câu 11: Điền nội dung phù hợp vào bảng 64.2
Trả lời:
Bảng 64.2. Đặc điểm của các nhóm thực vật
Các nhóm thực vật |
Đặc điểm |
Tảo |
Cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo đơn giản Luôn có chất diệp lục Hầu hết tảo sống trong nước |
Rêu |
Đã có thân nhưng thân không phân nhánh Có lá thật nhưng chưa có rễ chính thức Chưa có mạch dẫn, chưa có hoa Sinh sản bằng bào tử Sống ở nơi ẩm ướt |
Quyết |
Đã có thân, rễ, lá thật Sinh sản bằng bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản, cây con mọc ra từu nguyên tản đã thụ tinh Các lá non cuộn tròn và có thể có lông tơ |
Hạt trần |
Thân gỗ, có mạch dẫn Chưa có hoa và quả, sinh sản nhờ các hạt nằm lộ trên các lá noãn hở |
Hạt kín |
Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, hệ mạch dẫn hoàn thiện Có hoa, quả, sinh sản nhờ các hạt nằm trong quả, quả bảo vệ hạt. |
Câu 12: Điền nội dung phù hợp vào bảng 64.3
Trả lời:
Bảng 64.3. Đặc điểm của cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
Đặc điểm |
Cây Một lá mầm |
Cây Hai lá mầm |
Số lá mầm của phôi Kiểu rễ Kiểu gân lá Số cánh hoa Chất dinh dưỡng của hạt |
1 lá mầm Rễ chùm Gân song song, gân hình cung Thường là 3 hoặc là bội số của 3 Dự trữ trong nội nhũ |
1 lá mầm Rễ cọc Gân hình mạng Thường là 4, 5 hoặc là bội số của 4, 5 Dự trữ trong lá mầm |
Câu 13: Điền nội dung phù hợp vào bảng 64.4
Trả lời
Bảng 64.4. Đặc điểm của các ngành động vật
Ngành |
Đặc điểm |
Động vật nguyên sinh |
Cơ thể có cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào, kích thước nhỏ bé Phần lớn dị dưỡng Có khả năng di chuyển bằng lông bơi, roi bơi Sinh sản vô tính bằng phân đôi |
Ruột khoang |
Động vật đa bào bậc thấp, cơ thể có đối xứng tỏa tròn Cơ thể hình trụ hoặc hình dù Phần lớn có khả năng di chuyển Dị dưỡng Có tế bào gai, có tua miệng Cơ thể gồm 2 lớp tế bào Ruột dạng túi |
Giun dẹp |
Dị dưỡng Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên, có sự phân biệt đầu đuôi, lưng bụng Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn Giun dẹp kí sinh có giác bám, cơ quan sinh sản rất phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian |
Giun tròn |
Cơ thể hình trụ dài, thuôn nhọn 2 đầu, tiết diện ngang cơ thể hình tròn Bắt đầu hình thành khoang cơ thể chưa chính thức. Ống tiêu hóa phân hóa, có miệng và hậu môn; dị dưỡng Sống kí sinh hoặc tự do |
Giun đốt |
Cơ thể phân đốt Có thể xoang (khoang cơ thể chính thức) Ống tiêu hóa phân hóa Bắt đầu có hệ tuần hoàn, máu thường có màu đỏ Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc hệ cơ của thành cơ thể Hô hấp qua mang hoặc qua da. |
Thân mềm |
Thân mềm, không phân đốt Có vỏ hay mai đá vôi Ống tiêu hóa phân hóa Có khoang áo Cơ quan di chuyển đơn giản |
Chân khớp |
Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ và che chở cơ thể Cơ thể phân đốt, chân phân đốt, các đốt chân khớp động với nhau Miệng có nhiều phần phụ, tham gia bắt giữ và tiêu hóa thức ăn Giác quan phát triển Cần lột xác để lớn lên Có chân, một số có cánh |
Động vật có xương sống |
Có bộ xương trong, có cột sống và tủy sống Hệ cơ quan và các giác quan khá phát triển |
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Sinh thái học môi trường môn Sinh học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: