Để cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Yên Lạc được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GDCD (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để
A. tuyên truyền văn hoá đồi truỵ
B. kinh doanh trục lợi.
C. hoạt động trái pháp luật.
D. lợi dụng niềm tin của nhân dân
Câu 2: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau; giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là
A. bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền và nghĩa vụ.
B. bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền và lợi ích.
C. bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản.
D. bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.
Câu 3: Quy định nào sau đây thể hiện Nhà nước tạo điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo cho công dân thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí?
A. Nhà nước quy định về mức thưởng và học bổng cho những thí sinh đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hàng năm.
B. Nhà nước quy định mọi công dân đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại diện của Nhà nước.
C. Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, liệt sĩ trong thi tuyển Đại học, Cao đẳng.
D. Nhà nước quy định mọi công dân đều có quyền được học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học.
Câu 4: Tuấn nghiện game, thiếu nợ quán game 2triệu không có tiền trả, sau nhiều lần đòi Tuấn không được, chủ quán đã bắt và nhốt Tuấn vào phòng trống và đánh đập. Hành vi của chủ quán Game vi phạm quyền nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, quyền tự do ngôn luận
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Quyền bình đẳng của công dân và quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 5: Tôn giáo nào sau đây do người Việt Nam sáng lập ra?
A. Cao đài và hoà hảo.
B. Phật giáo và cao đài.
C. Phật giáo và hoà hảo.
D. Phật giáo và thờ cúng tổ tiên.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây bất kì ai cũng có quyền được bắt ?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. Phạm tội quả tang hoặc có lệnh truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Bị nghi ngờ phạm tội.
Câu 7: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nhiệm vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào
A. Tình hình thực tế của mỗi người.
B. Quy định của Nhà nước.
C. Những người xung quanh.
D. Khả năng, hoàn cảnh của mỗi người.
Câu 8: Thực hiện pháp luật là quá trình có mục đích, làm cho những qui định của pháp luật đi vào
A. thực tiễn, trở thành những hành vi không hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
B. thực tiễn, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
C. cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
D. cuộc sống, trở thành những hành vi không hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Câu 9: Vụ án Trương Năm Cam có nhiều cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cán bộ cao cấp trong cơ quan Đảng, Nhà nước Việt Nam có hành vi bảo kê, tiếp tay cho Năm Cam và đồng bọn như: Bùi Quốc Huy, Phạm Sỹ Chiến, Trần Mai Hạnh….là các cán bộ cấp cao của bộ công an. Bộ chính trị, ban bí thư đã chỉ đạo, Đảng uỷ công an, ban cán sự các cấp, các ngành nhanh chóng xử lí nghiêm túc, triệt để những cán bộ , đảng viên sai phạm. Điều này đúng với nội dung nào sau đây?
A. Mọi người dân lao động, không phân biệt ngành nghề khi vi phạm pháp luật thì bị xử lí theo quy định của pháp luật.
B. Mọi công dân không phân biệt địa vị, tôn giáo, thành phần kinh tế, độ tuổi khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
D. Công dân dù ở địa vị nào, độ tuổi nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng trong bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân?
A. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
B. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân nào vi phạm qui định của các cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật
D. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1 C 11 D 21 B 31 A2 D 12 C 22 D 32 B3 C 13 C 23 D 33 D4 B 14 B 24 C 34 A5 A 15 B 25 B
35 D6 B 16 A 26 A 36 A7 D 17 D 27 C 37 B8 C 18 D 28 C 38 C9 C 19 A 29 D 39 D10 A 20 B 30 C 40 A
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Pháp luật quy định ưu tiên đối với lao động nữ vì
A. thiên chức làm mẹ.
B. đặc điểm cơ thể, tâm lí và chức năng làm mẹ.
C. đặc điểm cơ thể, thiên chức làm mẹ.
D. đặc điểm cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ.
Câu 2: Chủ động tìm kiếm thị trường là nội dung nào của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài.
D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật Lao động, đổ tuổi lao động phải
A. từ đủ 16 tuổi.
B. từ đủ 15 tuổi.
C. từ 18 tuổi.
D. từ đủ 18 tuổi.
Câu 4: Pháp luật quy định vợ chồng có tài sản chung và tài sản riêng. Đối với tài sản riêng
A. vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
B. vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu tài sản đó.
C. tài sản được xác định của người nào thì người đó có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
D. vợ hoặc chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau theo quy định của pháp luật.
Câu 5: Phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm do cố ý là người
A. từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
B. từ đủ 16 trở lên.
C. từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi.
D. từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
Câu 6: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan Nhà nước là thể hiện
A. bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị.
B. bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.
C. bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa.
D. bình đẳng giữa các dân tộc về xã hội.
Câu 7: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức
A. dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
B. dân chủ đại diện và dân chủ gián tiếp.
C. dân chủ gián tiếp.
D. dân chủ trực tiếp.
Câu 8: Trong các hình thức thức hiện pháp luật, hình thức nào là không bắt buộc?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 9: Căn cứ để pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp là
A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
B. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
C. mặt hàng; sự may rủi trong kinh doanh.
D. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
Câu 10: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.
Câu 11: Bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được hiểu là
A. các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
B. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo.
C. hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được nhà nước bảo đảm.
D. các cơ sở tôn giáo đều được nhà nước bảo vệ.
Câu 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, thành phần.
B. thu nhập, tuổi tác, địa vị, giới tính.
C. dân tộc, tôn giáo, giới tính, thành phần, địa vị.
D. dân tộc, độ tuổi, địa vị.
Câu 13: Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 14: Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh cúm A H5N1. Số gia cầm này đã bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy. Hành vi này của ông A đã vi phạm
A. hình sự.
B. kỉ luật.
C. dân sự.
D. hành chính.
Câu 15: Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
A. trách nhiệm pháp lí.
B. trách nhiệm dân sự.
C. trách nhiệm hình sự.
D. trách nhiệm hành chính.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1 D 11 A 21 A 31 B 2 D 12 C 22 C 32 D 3 B 13 B 23 D 33 A 4 C 14 D
24 C 34 B 5 D 15 A 25 B 35 C 6 A 16 B 26 C 36 C
7 A 17 B 27 C 37 C 8 A 18 B 28 C 38 A 9 D 19 B 29 D 39 D 10 B 20 A 30 A 40 D
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, công dân có hoặc không có tôn giáo và công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ như thế nào?
A. Thờ ơ.
B. Không tôn trọng.
C. Công kích.
D. Tôn trọng lẫn nhau.
Câu 2: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền
A. chính đáng của công dân.
B. cơ bản của công dân.
C. cụ thể của công dân.
D. hợp pháp của công dân.
Câu 3: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm và bị xử
phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?
A. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
Câu 4: Trong trường hợp công dân xử sự không đúng các quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do luật định để buộc công dân phải
A. thay đổi suy nghĩ, cách ứng xử đối với hành vi mà mình thực hiện.
B. thay đổi thái độ và cách thực hiện hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
C. thay đổi cách ứng xử và khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
D. thay đổi nhận thức về hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự do, tự nguyện bình đẳng.
B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
D. Chỉ có chủ lao động mới được quyết định mọi chế độ làm việc.
Câu 6: Trách nhiệm pháp lí chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật đối với
A. chủ thể vi phạm pháp luật.
B. mọi công dân trong xã hội.
C. cá nhân và tổ chức trong xã hội.
D. mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 7: Điều 33 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính ổn định và sáng tạo.
B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 8: Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định
A. những khoản để công dân thực hiện.
B. cách thức để công dân thực hiện các quyền đó.
C. sở thích, mong muốn của công dân.
D. tính chất, đặc điểm nhân cách của công dân.
Câu 9: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo…. Điều này thể hiện công dân
A. bình đẳng trong lao động.
B. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
Câu 10: Chỉ ra câu đúng trong các câu sau.
A. Nhà nước ban hành pháp luật và nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện pháp luật.
B. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
C. Pháp luật quy định những việc công dân có thể làm, những việc không phải làm.
D. Pháp luật có tính rộng rãi, quyết liệt, nghiêm khắc và chặt chẽ.
Câu 11: Trong quan hệ lao động, tiền lương dựa trên
A. sự quyết định của người sử dụng lao động.
B. sự đề nghị của người lao động.
C. sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
D. kết quả lao động của người lao động.
Câu 12: Mỗi công dân cần phải làm gì để đề phòng, ngăn chặn mọi hành vi lạm quyền, không làm đúng thẩm quyền ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Nắm vững các quy định của Hiến pháp và luật.
B. Tự đặt ra quyền và nghĩa vụ cho mình.
C. Theo dõi mọi hành vi của người khác.
D. Yêu cầu mọi người sống trung thực.
Câu 13: Quỳnh không đi đúng làn đường dành cho xe máy. Trong trường hợp này Quỳnh đã
A. không tuân thủ pháp luật.
B. không sử dụng pháp luật.
C. không áp dụng pháp luật.
D. không thi hành pháp luật.
Câu 14: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật
A. có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.
B. có mức độ rất nguy hiểm và bị coi là tội phạm.
C. có mức độ đặc biệt nguy hiểm.
D. có mức độ nguy hiểm và bị coi là tội phạm.
Câu 15: Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định
A. cũng phải suy nghĩ đến những quy định của pháp luật.
B. cũng phải mong muốn mình làm theo quy định của pháp luật.
C. cũng phải thể hiện mình biết những quy định của pháp luật.
D. cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1 D 11 C 21 C 31 C 2 B 12 A 22 A 32 D 3 A 13 D 23 B 33 A 4 C 14 A 24 A 34 C 5 D 15 D 25 B
35 A 6 A 16 C 26 D 36 A 7 C 17 B 27 D 37 B 8 B 18 B 28 D 38 C 9 D 19 C 29 B 39 D 10 B 20 A 30 C 40 B
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 81: Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cần phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản nào sau đây?
A. Trừng trị thích đáng. B. Lấy giáo dục là chủ yếu.
C. Xử lý nghiêm minh. D. Chỉ phạt tiền.
Câu 82: Anh A làm thủ tục và thoả thuận thuê 1 ô tô của anh B trong vòng 2 ngày. Nhưng sau thời hạn 5 ngày anh A mới đem xe đến trả và bị hư hỏng nặng, anh B đòi bồi thường thiệt hại, anh A không chịu nên anh B khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp này, hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào?
A. Kỷ luật. B. Hình sự.
C. Dân sự. D. Hành chính.
Câu 83: Hình thức nào sau đây áp dụng với người vi phạm kỉ luật?
A. Phê bình. B. Cảnh cáo.
C. Phạt tiền. D. Cải tạo không giam giữ.
Câu 84: Do mẫu thuẫn trên facebook giữa học sinh A với học sinh B và C nên B và C đã rủ H, N và M tìm gặp A để hỏi, lời qua tiếng lại thấy A ra vẻ thách thức nên H, B, C, M, N đã chủ động đợi lúc tan học đã chặn đường A. H và B lao vào A và đánh dằn mặt, còn N thì đứng quay lại cảnh đánh nhau, rách áo và tung lên mạng. Qúa nhục nhã nên A rơi vào khủng hoảng và đã tìm đến tử tự. Hậu quả A bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Học sinh B, C, H, N. B. Học sinh H, B, C, M, N.
C. Học sinh A, B, C, H, N D. Học sinh H, B và N.
Câu 85: Cả ba doanh nghiệp M, N và Q cùng sản xuất một loại hàng hóa X có chất lượng như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: Doanh nghiệp M là 3 giờ, doanh nghiệp N là 2,5 giờ, doanh nghiệp Q là 3,5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra mặt hàng này là 3 giờ. Doanh nghiệp nào dưới đây đã vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị?
A. Doanh nghiệp Q và M. B. Doanh nghiệp N.
C. Doanh nghiệp M. D. Doanh nghiệp Q.
Câu 86: Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.
B. Hành vi do người trên 16 đến 18 tuổi thực hiện.
C. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện.
D. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Câu 87: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật
A. cấm. B. cho phép làm. C. không cấm. D. không đồng ý.
Câu 88: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. độ. B. điểm nút. C. chất. D. lượng.
Câu 89: Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây
ra có độ tuổi theo qui định của pháp luật là
A. từ đủ 18 tuổi trở lên. B. từ 18 tuổi trở lên.
C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 90: Cá nhân, tổ chức không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật dưới dạng nào?
A. Không hành động. B. Hành động.
C. Có thể là hành động. D. Có thể là không hành động.
Câu 91: Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong thực hiện
A. trách nhiệm. B. nghĩa vụ.
C. công việc chung. D. nhu cầu riêng.
Câu 92: Công ty S do ông V làm giám đốc đã gây thất thoát hàng chục tỷ đồng của nhà nước, đồng thời ông V còn chỉ đạo kế toán công ty là chị T tiêu hủy các chứng từ có liên quan. Biết chuyện đó nên anh X là nhân viên công ty đã tố cáo ông V, thấy vậy con ông V là M đã nhờ S, Q và K hành hung anh X, đồng thời đưa ông V trốn đi xa. Còn chị T do được gia đình vận động đã ra đầu thú. Những ai dưới đây có hành vi vi phạm pháp luật?
A. Ông V, chị T, anh M, anh S, anh Q, anh K.
B. Ông V, anh M, anh S, anh Q, anh K, anh X.
C. Anh S, anh Q, anh K.
D. Ông V, anh M, anh S, anh Q, anh K.
Câu 93: Theo nội dung quy luật cung- cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng
hóa trong sản xuất khi
A. cung nhỏ hơn cầu. B. cung lớn hơn cầu.
C. cung bằng cầu. D. cầu giảm, cung tăng.
Câu 94: Do mâu thuẫn trên Facebook nên A và M hẹn gặp C và H để hòa giải. Biết chuyện này, anh trai của A đã rủ N chặn đường gây gổ với H và C. Do bị gây gổ nên anh C đã dùng dao đâm anh N bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh trai A, C, M, A. B. Anh trai A, N, C.
C. Anh C. D. Anh trai A, M, N, H, A.
Câu 95: Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm
A. hình sự. B. kỉ luật. C. hành chính. D. dân sự.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
81 B 91 B 101 A 111 B
82 C 92 A 102 D 112 C
83 B 93 A 103 B 113 D
84 D 94 C 104 A 114 B
85 D 95 D 105 B 115 B
86 D 96 C 106 B 116 C
87 B 97 D 107 D 117 A
88 A 98 D 108 D 118 C
89 C 99 A 109 C 119 C
90 A 100 A 110 C 120 A
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 81: Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng?
A. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi B. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi D. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi
Câu 82: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quy tắc quản lý nhà nước. B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. các quan hệ lao động. D. Các quan hệ ̣công vụ nhà nước
Câu 83: Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
A. Sáu loại.
B. Ba loại.
C. Năm loại.
D. Bốn loại.
Câu 84: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì
A. vi phạm kỉ luật. B. vi phạm hình sự. C. vi phạm dân sự. D. vi phạm hành chính.
Câu 85: Quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội nói lên mối quan hệ giữa
A. đạo đức và lối sống. B. đạo đức và phong tục tập quán. C. đạo đức và kinh tế. D. đạo đức và pháp luật.
Câu 86: Cứ sáng thứ 7 hằng tuần, nhân dân khu dân cư M lại tập trung làm vệ sinh đường phố. Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sáng kiến pháp luật.
Câu 87: Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?
A. Say rượu B. Bị ép buộc C. Bị bệnh tâm thần D. Bị dụ dỗ
Câu 88: Ngày 22 tháng 5 năm 2016 chính quyền địa phương cả nước tổ chức cho nhân dân tham gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. Việc làm trên nhằm phát huy quyền nào dưới đây của nhân dân?
A. Dân chủ. B. Công bằng. C. Tự do. D. Bình đẳng.
Câu 89: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức áp dụng pháp luật?
A. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.
B. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.
C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép.
D. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ.
Câu 90: Để quản lí xã hội bằng pháp luật một cách hiệu quả, nhà nước cần phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. Nội dung này nói lên
A. vai trò của pháp luật.
B. ý nghĩa của pháp luật.
C. nội dung của pháp luật.
D. đẳng cấp của pháp luật.
Câu 91: Do mâu thuẫn cá nhân mà N đánh M gây tổn hại sức khỏe tới 15%. Hành vi của N là vi phạm
A. hành chính.
B. dân sự.
C. hình sự.
D. kỷ luật.
Câu 92: A yêu B nhưng B lại yêu C nên A hận B định tìm cách trả thù. Nếu là bạn của A, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào cho phù hợp với pháp luật?
A. Khuyên A nên đánh cả C và
B. Khuyên A nên đánh C.
C. Khuyên A không đánh người vì vi phạm pháp luâṭ.
D. Không quan tâm vì đó là chuyêṇ của A.
Câu 93: Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung vì pháp luật
A. được hình thành từ đạo đức. B. được hình thành từ xã hội.
C. do nhà nước ban hành. D. do người dân xây dưng
Câu 94: Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “... cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây ?
A. Giữa pháp luật với đạo đức. B. Giữa pháp luật với gia đình.
C. Giữa gia đình với đạo đức. D. Giữa đạo đức với xã hội.
Câu 95: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện thể hiên ban̉ chât́ naò sau đây của phaṕ luâṭ?
A. Bản chất kinh tế. B. Bản chất xã hôị . C. Bản chất chính trị. D. Bản chất giai cấp .
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
81 |
C |
91 |
C |
101 |
D |
111 |
A |
82 |
B |
92 |
C |
102 |
C |
112 |
B |
83 |
D |
93 |
C |
103 |
B |
113 |
B |
84 |
B |
94 |
A |
104 |
A |
114 |
C |
85 |
D |
95 |
D |
105 |
D |
115 |
D |
86 |
C |
96 |
B |
106 |
B |
116 |
C |
87 |
C |
97 |
A |
107 |
A |
117 |
D |
88 |
A |
98 |
D |
108 |
D |
118 |
A |
89 |
D |
99 |
A |
109 |
B |
119 |
C |
90 |
A |
100 |
B |
110 |
A |
120 |
B |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Yên Lạc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Khoái Châu
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Ân Thi
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tập tốt!